Bài giảng tiết 15: bài 8. sự biến đổi về tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

HS hiểu: - Sựbiến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tửcủa các nguyên tốhoá học

- Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tửcủa các nguyên tốvới vịtrí

của chúng trong BTH. Từ đó, dự đoán tính chất hoá học của các nguyên tố.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: BTH các nguyên tốhoá học, bảng câm, bảng 5/T.38/sgk

2. Học sinh: Ôn bài BTH các ng.tốhoá học.

pdf145 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 15: bài 8. sự biến đổi về tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 1 Ngày soạn:17.10.06. Tiết 15: §. Bài 8. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS hiểu: - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học - Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong BTH. Từ đó, dự đoán tính chất hoá học của các nguyên tố. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: BTH các nguyên tố hoá học, bảng câm, bảng 5/T.38/sgk 2. Học sinh: Ôn bài BTH các ng.tố hoá học. III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, thuyết trình, đàm thoại, tư duy logic. IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 15 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1) Nhóm là gì? Hãy sắp xếp các nguyên tố có Z=8,11,14,17 vào nhóm thích hợp trong BTH. 2) Xác định vị trí các nguyên tố có Z=16,20 trong BTH. Lớp ngoài cùng của chúng có bao nhiêu electron? Là nguyên tố KL hay PK? 3. Bài mới : Vào bài: Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, cấu hình electron ng.tử các nguyên tố biến đổi ra sao, có tuân theo qui luật nào không? Tiết học hôm nay sẽ giải đáp cho các em điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ng.tử của các ng.tố Hoạt động 1: - Gv chỉ vào bảng 5 và hỏi: nhận xét cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì? - Hs: trả lời - Gv bổ sung, hướng dẫn hs lập bảng. - Gv bổ sung, sửa sai Nhóm CK IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA C/h e LNC ns1 ns2 ns2np1 ns2np2 ns2np3 ns2np4 ns2np5 ns2np6 HS quan sát bảng và nhận xét GV bổ sung, kết luận. I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: - (vẽ bảng) - Chu kì: biến đổi từ ns1 đến ns2np6Æ lặp lại ở chu kì khác một cách tuần hoàn Æ sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. II. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A : 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A II. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A : Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 2 Hoạt động 2: - Gv: Nhận xét số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm A? - Hs: trả lời - Gv: rút ra kết luận - Gv: sự liên quan giữa STT nhóm A, số e lớp ngoài cùng, số e hoá trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm? - Hs: trả lời - Gv: rút ra kết luận - Gv: nguyên tố s thuộc nhóm nào? Nguyên tố p thuộc nhóm nào? - Hs:trả lời - Gv: bổ sung, kết luận. 2. Một số nhóm A tiêu biểu: Hoạt động 3: nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm. - Gv: gthiệu nhóm VIIIA. - Gv hỏi: Nhận xét số electron lớp ngoài cùng? - Hs:trả lời - Gv: bổ sung, kết luận - Hầu hết khí hiếm không tham gia các phản ứng hoá học (trừ một số trường hợp đặc biệt). Ở đk bình thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử . Hoạt động 4: nhóm IA là nhóm kim loại kiềm. - Gv: gthiệu nhóm IA. - Gv hỏi: Nhận xét số electron lớp ngoài cùng? Khuynh hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron? - Hs:trả lời - Gv: bổ sung, kết luận - Hs: đọc SGK để biết dạng đơn chất, các phản ứng thường gặp Hoạt động 5: nhóm VIIA là nhóm halogen. - Hs: tìm và đọc tên các nguyên tố nhóm VIIA. - Gv: Nhận xét số electron lớp ngoài cùng? Khuynh hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron? - Hs:trả lời - Gv: bổ sung, kết luận - Hs: đọc SGK để biết dạng đơn chất, các phản ứng thường gặp 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A - Nhóm A: cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau: số e LNC=STT nhóm=số e hoá trị Æ các nguyên tố trong cùng nhóm có tính chất tương tự nhau. - Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAÆVIIIA (trừ heli) 2. Một số nhóm A tiêu biểu a)Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm - cấu hình electron LNC: ns2np6 (trừ He: 1s2)Æbền vững b)Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm: - Cấu hình electron LNC: ns1Æ khuynh hướng nhường 1eÆ hoá trị 1Ækim loại điển hình c)Nhóm VIIA là nhóm halogen: - Cấu hình electron LNC: ns2np5Æ khuynh hướng nhận 1eÆ hoá trị 1Æphi kim điển hình 4. Củng cố: HS làm bài tập Bài 1 : Mệnh đề nào sau đây Không đúng? Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 3 A Nguyên tử của các ng.tố trong cùng nhóm bao giờ cũng có số e LNC bằng nhau. B. STT nhóm bằng số e LNC của nguyên tố trong nhóm đó. C. Các ng.tố trong cùng nhóm có tchh tương tự nhau D. Trong 1 nhóm, ng.tử của 2 nguyên tố thuộc 2 chu kì liên tiếp hơn kém nhau 1 lớp e. E. Tchh các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn. Bài 2 : Một ng.tố ở chu kì 4, nhóm IIA của BTH. Hỏi: A Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở LNC? B. Ng.tử của nguyên tố đó có bao nhiêu lớp electron? C. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố cùng chu kì, thuộc 2 nhóm liên tiếp (trước và sau) 5. Dặn dò: - BTVN: 1 -> 7/41 SGK - Xem bài "Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn" V. RÚT KINH NGHIỆM: Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 4 Ngày:22/10/2006 Tiết 16 §. Bài 9. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong cùng một chu kì, trong một nhóm A. - Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong một nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử). - Rèn kĩ năng suy đoán sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: + Độ âm điện, bán kính nguyên tử. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Hình 2.1/trang 43 và bảng 6/trang 45 2. Học sinh: học thuộc bài cũ III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, tư duy logic, đàm thoại, hoạt động nhóm. IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 16 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hs 1: làm bt 1,6/trang41 Hs 2: làm bt 2,7/trang41 3. Bài mới : Vào bài: để nghiên cứu kĩ hơn quy luật biến đổi tuần hoàn trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hôm nay chúng ta sẽ được biết thêm sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học trong bảng hệ thống tuần hoàn.. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG I. Tính kim loại, tính phi kim Hoạt động 1: Tính kim loại, tính phi kim : - Gv giải thích tính kim loại, tính phi kim - Hs đọc SGk củng cố hai khái niệm này - Gv giới thiệu ranh giới giữa nguyên tố kim loại,phi kim trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:phân cách bằng đường chéo kẻ từ bo đến atatin I. Tính kim loại, tính phi kim Tính kim loại: M = Mn+ + n.e Tính phi kim : X + m.e = Xm- 1.Sự biến đổi tính chất trong một chu kì Hoạt động 2: Thảo luận sự biến đổi bán kính nguyên tử - Dựa vào hình 2.1, các nhóm thảo luận: + Trong một chu kì, trong một nhóm A bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào? + Giải thích sự biến đổi đó? - Gv đánh giá, bổ sung, kết luận 1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì a. Bán kính nguyên tử - Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử giảm từ trái sang phải - Trong cùng một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng từ trên Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 5 Hoạt động 3: Thảo luận sự biến đổi tính kim loại, phi kim - Hs đọc thí dụ SGK, dựa vào sự biến đổi bán kính nguyên tử, các nhóm thảo luận: + Trong một chu kì, tính kim loại, phi kim biến đổi như thế nào? + Giải thích sự biến đổi đó? - Gv đánh giá, bổ sung, kết luận 2.Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A Hoạt động 4: Thảo luận sự biến đổi tính kim loại, phi kim trong cùng một nhóm A - Hs đọc thí dụ SGK, dựa vào sự biến đổi bán kính nguyên tử, các nhóm thảo luận: + Trong một nhóm A, tính kim loại, phi kim biến đổi như thế nào? + Giải thích sự biến đổi đó? - Gv đánh giá, bổ sung, kết luận. 3. Độ âm điện Hoạt động 5: Độ âm điện - Hs đọc khái niệm, gv giải thích thêm lần nữa. - Gv: dưa vào định nghĩa cho biết độ âm điện liên quan như thế nào đến tính kim loại, tính phi kim? -Chú ý: chỉ có độ âm điện khi có liên kết hoá học - Gv giới thiệu bảng 6: độ âm điện của flo lớn nhất được lấy để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tố khác. - Gv: Dựa vào bảng 6/trang 45 hãy nêu sự biến đổi độ âm điện theo chu kì, theo nhóm A? - Hs nêu quy luật, gv nhận xét bổ sung -Gv: Quy luật biến đổi độ âm điện có phù hợp với sự biến đổi tính kim loại, phi kim không? - Hs tự rút ra nhận xét: phù hợp Hoạt động 6: Gv kết luận, củng cố Tính kim loại, phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. xuống duới - Giải thích: SGK b. Tính kim loại, phi kim - Trong cùng một chu kì, tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần từ trái sang phải. - Giải thích: SGK 2.Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A - Trong cùng một nhóm A, tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần từ trên xuống dưới. - Giải thích: SGK 3. Độ âm điện a. Khái niệm: SGK - Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim càng lớn và ngược lại b. Bảng độ âm điện: theo Pau-linh - Độ âm điện flo lớn nhất: 3,98 - Quy luật: (SGK) - Kết luận: (SGK) 4. Củng cố: HS làm bài tập: 1,2,4/trang 47 5. Dặn dò: - BTVN: 5,7,8,9,10,11/SGK /trang 48 - Xem phần còn lại của bài. VI. RÚT KINH NGHIỆM: Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 6 Ngày:25/10/2006 Tiết 17 §. Bài 9. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì . - Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A - Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn. - Rèn kĩ năng suy đoán sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: + Tính kim loại, phi kim. + Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro. + Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: bảng 7, bảng 8/ trang 46 2. Học sinh: học bài cũ, làm bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, tư duy logic, đàm thoại, hoạt động nhóm. IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 17 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hs 1: BT 1,8,/SGK/trang 47. Có giải thích Hs 2: BT 2,9/ SGK/ trang 48 3. Bài mới : Vào bài: Hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG II. Hoá trị của các nguyên tố `` Hoạt động 1: Sự biến đổi hoá trị - Gv: dùng bảng 7, nghiên cứu trả lời câu hỏi:sự biến đổi hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi?Hoá trị trong hợp chất với hiđro? - Hs: nghiên cứu, trả lời - Gv: bổ sung và đưa ra kết luận và lưu ý hs II. Hoá trị của các nguyên tố: - Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hoá trị của các phi kim trong hợp chất với hiđro giảm từ 4 đến 1. Lưu ý: Hoá trị cao nhất với oxi = STT nhóm Hoá trị trong hợp chất với H = 8 - hoá trị cao nhất Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 7 III. Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A Hoạt động 2: Sự biến đổi tính axit-bazơ - Gv: hãy dùng bảng 8 nghiên cứu, trả lời câu hỏi: sự biến đổi tính axit-bazơ của oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A trong chu kì 3 theo chiều Z tăng dần. - Hs: trả lời - Gv bổ sung: tính chất đó được lặp lại ở các chu kì sau. - Gv: hướng dẫn hs cách viết CT oxit, CT hiđroxit III. Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A - Quy luật: SGK * Chú ý: n = STT nhóm A - CT oxit: M2On (n: lẻ) MOn/2 (n: chẵn) - CT hidroxit: M(OH)n Ví dụ: Na ở nhóm IA: Na2O, NaOH S ở nhóm VIA: SO3, S(OH)6 ÆH2SO4.2H2OÆH2SO4 IV. Định luật tuần hoàn Hoạt động 3: - Gv tổng kết: dựa trên những khảo sát về sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hoá học, thành phần và tính chất các hợp chất của chúng, ta thấy tính chất của các nguyên tố hoá học biến đổi theo chiều điện tích hạt nhân tăng, nhưng không liên tục mà tuần hoàn. -Hs: đọc định luật tuần hoàn. -Gv: yêu cầu hs học thuộc định luật tuần hoàn trong 2 phút. Kiểm tra, cho điểm cộng. II. Sự biến đổi về hoá trị của các nguyên tố : Định luật tuần hoàn: SGK 4. Củng cố: HS làm bài tập: Cho nguyên tố X có Z= 16: a) Viết cấu hình electron, xác định vị trí của X (ô, nhóm, chu kì) b) Nêu tính chất cơ bản của X: + Kim loại hay phi kim + Hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị với hiđro + Công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất với hiđro + Công thức hiđroxit. + Tính axit-bazơ của oxit, hiđroxit 5. Dặn dò: - BTVN: 3,6,12/ trang 47,48/ SGK 2.32, 2.33/trang 17/SBT VI. RÚT KINH NGHIỆM: Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 8 Ngày:28/10/2006 Tiết: 18 §. Bài 10. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. - Rèn kĩ năng: Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. + Cấu hình electron nguyên tử + Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó + So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: chuẩn bị câu hỏi, bài tập cho tiết luyên tập 2. Học sinh: học bài cũ, tổ trưởng kiểm tra tình hình làm bài tập của tổ báo cáo cho gv III. PHƯƠNG PHÁP: - Gv đặt vấn đề - Hs tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 18 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hs 1: Dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hãy viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kì 2. Oxit nào có tính bazơ mạnh nhất, yếu nhất? Hs 2: Câu hỏi tương tự với chu kì 3. 3. Bài mới : Vào bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó Hoạt động 1: Cho biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử - Gv đặt vấn đề: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử được không? - Hs thảo luận nêu phương hướng giải quyết: + STT nguyên tố = tổng số e = tổng số p = Z + STT chu kì = số lớp electron + STT nhóm A = số electron lớp ngoài cùng = số electron hoá trị I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó 1. Thí dụ 1: dựa vào vị trí của nguyên tố K trong bảng tuần hoàn hãy xác định cấu tạo nguyên tử của nó? Giải: - Nguyên tố K ở ô 19, chu kì 4, nhóm IA - Ô 19 Æ Z=19Æ19e Æ19p - Chu kì 4Æ 4 lớp electron - Nhóm IA Æ có 1 electron ở lớp ngoài cùng Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 9 - Gv: dựa vào đó hãy làm thí dụ 1? - Hs: tự làm - Gv: làm tương tự với các bài tập cùng loại Hoạt động 2: Cho biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Gv đặt vấn đề: Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn được không? - Hs thảo luận nêu phương hướng giải quyết: + tổng số e Æ STT của nguyên tố + số lớp e Æ STT của chu kì + nguyên tố s hoặc pÆ thuộc nhóm A + số e ngoài cùngÆ STT của nhóm - Gv: dựa vào đó hãy làm thí dụ 2? - Hs: tự làm - Gv: làm tương tự với các bài tập cùng loại Hoạt động 3:Gv củng cố - Gv dùng sơ đồ để củng cố: 2. Thí dụ 2: Cho cấu hình electron của một nguyên tố là: 1s22s22p63s23p4 Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn? Giải: - Có 16e Æ Z=16Æở ô 16 - Có 3 lớp electron Æ ở chu kì 3 - Có 6e ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố pÆ ở nhóm VIA. - Đó là nguyên tố lưu huỳnh II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố Hoạt động 4: - Gv đặt vấn đề: biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó được không? - Hs: trình bày cách giải quyết: từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra: + nguyên tố là kim loại (ở nhóm IA, IIA, IIIA) hay phi kim(ở nhóm VA, VIA. VIIA)? + hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị với hiđro. + CT oxit cao nhất, CT hợp chất khí II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố Thí dụ 3: Dựa vào bảng tuần hoàn, nêu tính chất hoá học cơ bản của S? Giải: - S ở nhóm VIA, chu kì 3, là phi kim - Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi là 6, CT oxit cao nhất là SO3. - Hoá trị trong hợp chất với hiđro là 2, CT hợp chất với hiđro là:H2S - SO3 là oxit axit và H2SO4 là axit mạnh Vị trí của một ntố trong bảng tuần hoàn - STT của nguyên tố - STT của chu kì - STT của nhóm Cấu tạo nguyên tử - Số p, số e - Số lớp e -Số e lớp ngoài cùng Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 10 với hiđro (nếu có) + CT hiđroxit (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng - Hs: tự giải bài tập thí dụ III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận Hoạt động 5 - Gv đặt vấn đề: Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận được không? - Gv: hãy nêu lại quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim, tính axit, bazơ trong cùng một chu kì, một nhóm A? - Hs: tự giải bài tập thí dụ - Gv yêu cầu hs tự giải các BT tương tự theo cách trên Hoạt động 6: củng cố toàn bài - Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử - Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố - So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận Thí dụ 4: So sánh tính chất hoá học của P(Z=15)với Si(Z=14) và S(Z=16); với N(Z=14) và As(Z=33) Giải: Tính phi kim: Si<P<S (do cùng chu kì 3) As<P<N (do cùng nhóm VA) Æ P có tính phi kim yếu hơn S, N Æ Tính axit: H3PO4 yếu hơn H2SO4 và HNO3 4. Củng cố: HS làm bài tập: BT 4/SGk 5. Dặn dò: - BTVN: + làm tất cả BT trong SGK + đọc trước bài luyện tập và làm hết BT, tiết sau gọi lên bảng làm bài VI. RÚT KINH NGHIỆM: Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 11 Ngày:03/10/2006 Tiết 19: Luyện tập: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: . Củng cố kiến thức về: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, hoá trị và định luật tuần hoàn II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: chuẩn bị câu hỏi, bài tập cho tiết luyện tập, phiếu học tập về các bài tập liên quan 2. Học sinh: học bài cũ, tổ trưởng kiểm tra tình hình làm bài tập của tổ báo cáo cho gv III. PHƯƠNG PHÁP: Hs thảo luận nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 19 1. Ổn định lớp: 2. Luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Yêu cầu HS chọn đáp án đúng cho các bài tập 1, 2 trong phiếu học tập - GV gọi một HS bất kì lên cho đáp án bài tập 1,2. Sau đó GV củng cố lại 3 nguyên tắc sắp xếp của BTH, khẳng định lại số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố Câu1:Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào sau đây: A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột D. Cả A, B, C Câu 2: Giá trị nào dưới đây không luôn luôn bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng? A. Số điện tích hạt nhân ntử B. Số hạt proton của ntử C. Số hạt notron của ntử D. Số hạt electron của ntử Hoạt động 2: HS thảo luận để chọn đáp án cho các bài tập 3, 4, 5, 6 trong phiếu học tập Sau khi HS thảo luận xong, các nhóm cho đáp án .GV gọi một HS của một nhóm bất kì giải thích sự lựa chọn của nhóm mình. Câu3: Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng A. Số electron B. Số lớp electron C. Số electron hoá trị D. Số electron của lớp ngoài cùng Câu 4: Số thứ tự của chu kì bằng A. Số electron B. Số lớp electron C. Số electron hoá trị D. Số electron ở lớp ngoài cùng Câu5: Mỗi chu kì lần lượt bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào? A. Kloại kiềm và halogen B. Kloại kiềm thổ và khí hiếm C. Kloại kiềm và khí hiếm D. Kloại kiềm thổ và halogen Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không có sự tương ứng giữa số thứ tự của chu kì và số nguyên tố của chu kì đó? STT của ckì Số nguyên tố Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 12 Nhận xét và cho điểm nhóm đó A. 3 8 B. 4 18 C. 5 32 D. 6 32 Hoạt động 3: Các nhóm tiếp tục tháo luận, làm các bài tập 7, 8, 9,10 Hết thời gian thảo luận, các nhóm cho biết sự lựa chọn của nhóm mình. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng cho các bài tập. Cho điểm các nhóm có sự lựa chọn đúng. Câu7: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng: A. Số electron B. số lớp electron C. Số electron hoá trị D. Số electron ở lớp ngoài cùng Câu8: Bảng tuần hoàn có số cột, số nhóm A và số nhóm B tương ứng bằng Số cột Số nhóm A Số nhóm B A. 18 8 8 B. 16 8 8 C. 18 8 10 D. 18 10 8 Câu9:. Mỗi nhóm A và B bao gồm loại nguyên tố nào? Nhóm A Nhóm B A. s và p d và f B. s và d p và f C. f và s d và p D. d và f s và p Câu10: Số thứ tự của nhóm A được xác định bằng A. Số electron ở phân lớp s. B. Số electron thuộc lớp ngoài cùng C. Số electron của hai phân lớp là (n-1)d và ns D. Có khi bằng số electron ở lớp ngoài cùng, có khi bằng số elctrron của hai phân lớp (n-1)d và ns Hoạt động 4: HS suy nghĩ, thảo luận chọn đáp án cho các câu 11,12 Sau khi HS cho kết quả 2 bài tập, GV nhận xét và hỏi HS ngoài tính chất A và C còn có những tính chất nào đã học cũng biến đổi tuần hoàn. Sau cùng GV khẳng định lại sự biến thiên tính chất của các nguyên tố là do sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.Yêu cầu HS nhắc lại định luật tuần hoàn. Câu11: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. D. Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước Câu12: Những tính chất nào sau đây biến thiên tuần hoàn? A. Hoá trị cao nhất với oxi B. Nguyên tử khối C. Số electron lớp ngoài cùng D. Số lớp electron E. Số electron trong nguyên tử F. Thành phần của đơn chất và hợp chất G. Tính chất của đơn chất và hợp chất Hoạt động 5: Câu13: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố : Gi¸o ¸n Ho¸ häc líp 10 - Ban c¬ b¶n Gi¸o viªn so¹n: Bùi Xuân Đông – Trường THPT Tân Lâm 13 Các nhóm tiếp tục thảo luận chọn đáp án cho các câu 13, 14, 15, 16 Sau khi các nhóm cho đáp án, GV nhận xét và nhắc lại qui luật biến đổi của độ âm điện phù hợp với qui luật biến đổi tính kim loại và tính phi kim . A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng dần của tính phi kim D. B và C đúng Câu14: Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần như sau: A. I, Br, Cl, F B. F, Cl, Br, I C. I, Br, F, Cl D. Br, I, Cl, F Câu15: Trong một phân nhóm chính, tính kim

File đính kèm:

  • pdfGiao an hoa 10 co ban.pdf
Giáo án liên quan