Học sinh hiểu được :
- Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác .
- Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến thành phân tử khác
Học sinh biết được phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tiếp xúc tác dụng với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18 bài 13 phản ứng hoá học tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 Bài 13 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tuần 9
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
Học sinh hiểu được :
- Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác .
- Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến thành phân tử khác
Học sinh biết được phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tiếp xúc tác dụng với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác .
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ : 1 kẹp gỗ ; 1 ống nghiệm
- Hoá chất : 1 lọ HCl ; 1 lọ kẽm viên
- Tranh : Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và oxi tạo thành nước .
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài :1’
Như chúng ta đã biết : Chất này có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì ? Khi nào thì xảy ra ? Dựa vào đâu mà em biết ? Ta cùng tìm hiểu bài 13
2. Phát triển bài : 34’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
19’
10’
I. Định nghĩa :
Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác, gọi là phản ứng hoá học
- Chất bị biến đổi gọi là chất tham gia ( chất phản ứng )
- Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm
Cách ghi :
Tên các chất tham gia tên các sản phẩm
Ví dụ : Lưu huỳnh + sắt sắt (II) sunfua
II. Diễn biến của các phản ứng hoá học
( vẽ sơ đồ theo SGK )
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác
Kết quả : Chất này biến thành chất khác
III. Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra :
- Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau
- Cần đun nóng đến 1 nhiệt độ nhất định
- Có những phản ứng cần có mặt của chất xúc tác
- Nghiên cứu SGK. Phát biểu phản ứng hoá học là gì ?
- Chất ban đầu gọi là gì ?
- Chất tạo thành gọi là gì ?
- Nêu ví dụ mà em biết ?
+ Lưu ý : Trong phản ứng chất tham gia : giảm dần . Chất sản phẩm : Tăng dần
- Sửa chữa - Kết luận
- Cách biểu diễn phản ứng hoá học bằng phương trình hoá học như thế nào ? Gọi 1 học sinh lên bảng biểu diễn 2 phương trình hoá học ở bài 12
- Diễn biến của phản ứng hoá học xảy ra như thế nào ?
- Treo sơ đồ H.2.5 . Giới thiệu phản ứng giữa các chất, chính là phản ứng giữa các phân tử
Hỏi :
+ Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
+ Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
+ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H và O có giữ nguyên không ?
+ Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ?
- Lần lượt gọi đại diện các nhóm trả lời
- Nhận xét - Sửa chữa
- Qua sơ đồ trên em có kết luận gì về phản ứng hoá học ?
+ Lưu ý : Nếu có kim loại tham gia phản ứng, thì sau phản ứng sẽ như thế nào ?
- Kẽm và axit clohiđric có phản ứng với nhau không ?
+ Khi 2 chất chưa tiếp xúc
+ Khi 2 chất tiếp xúc
( cho kẽm vào axit )
- Vậy khi nào phản ứng xảy ra ?
- Ở bài 12 khi nào 2 phản ứng xảy ra ?
- Giới thiệu : Một số phản ứng muốn xảy ra cần có chất xúc tác ( Chất xúc tác là gì ? )
- Đọc SGK phát biểu định nghĩa
- Nêu ví dụ ở bài 12
- Cả lớp cùng theo dõi, bổ sung
- Quan sát tranh
- Các nhóm cùng trao đổi - Trả lời 4 câu hỏi
- Các nhóm cùng bổ sung
- Kết luận ( theo SGK )
- Quan sát thí nghiệm
- Khi các chất tiếp xúc
- Học sinh nhớ lại cần phải đun nóng
3. Củng cố : 4’
Phản ứng hoá học là gì ? Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Treo sơ đồ H2.5 . Em hãy trình bày diễn biến của 1 phản ứng hoá học ( tổng quát )
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 3,4,5,6 SGK
- Đọc bài “đọc thêm “
- Xem trước phần IV
File đính kèm:
- Tiết 18 Bài 13PHẢN ỨNG HOÁ HỌC.doc