Bài giảng Tiết 19 - Thực hành : tính chất hoá học của bazơ và muối

A . Mục tiêu :

- Học sinh được củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm

- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm , rèn khả năng quan sát , suy đoán .

- Phát triển tư duy hoá học cho học sinh

- Giáo dục cho các em tính cẩn thận , chính xác cho học sinh

B . Chuẩn bị :

GV : Chuẩn bị cho học sinh làm thực hành theo nhóm . Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm :

 

doc26 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 19 - Thực hành : tính chất hoá học của bazơ và muối, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 19 - Thực hành : Tính chất hoá học của bazơ và muối Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu : - Học sinh được củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm , rèn khả năng quan sát , suy đoán . - Phát triển tư duy hoá học cho học sinh - Giáo dục cho các em tính cẩn thận , chính xác cho học sinh B . Chuẩn bị : GV : Chuẩn bị cho học sinh làm thực hành theo nhóm . Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm : * Hoá chất : - Dung dịch NaOH - Dung dịch FeCl3 - Dung dịch CuSO4 - Dung dịch HCl - Dung dịch BaCl2 - Dung dịch Na2SO4 - Dung dịch H2SO4 - Đinh sắt ( hoặc dây nhôm ) * Dụng cụ : Giá ống nghiệm , ống nghiệm , ống hút C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 Kiểm tra tình hình chuẩn bị của học sinh - của phòng thí nghiệm ( 9 phút ) GV : Kiểm tra tình hình chuẩn bị hoá chất , dụng cụ của phòng thí nghiệm có đầy đủ không . GV : Nêu mục tiêu của buổi thực hành - Những điểm cần lưu ý trong buổi thực hành GV : Kiểm tra lí thuyết có liên quan đến nội dung buổi thực hành : - Nêu tính chất hoá học của bazơ ? - Nêu tính chất hoá học của muối ? HS : Kiểm tra hoá chất , dụng cụ trong bộ thí nghiệm thực hành của mình HS1 : Viết lên bảng những tính chất hoá học của bazơ HS2 : Viết lên bảng các tính chất hoá học của muối Hoạt động 2 I . Tiến hành thí nghiệm ( 24 phút ) GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm . Thí nghiệm 1 : Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch FeCl3 , lắc nhẹ ống nghiệm . Quan sát hiện tượng . Thí nghiệm 2 : Đồng ( II ) hiđrôxit tác dụng với axit : Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm , nhỏ vài giọt dung dịch HCl lắc đều . Quan sát hiện tượng xảy ra . GV : Gọi học sinh nêu : - Hiện tượng quan sát được . - Giải thích hiện tượng - Viết phương trình phản ứng xảy ra - Kết luận về tính chất hoá học của bazơ GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Thí nghiệm 3 : Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại : Ngâm đinh sắt nhỏ , sạch trong ống nghiệm chứa 1ml dung dịch CuSO4 quan sát hiện tượng . Thí nghiệm 4 : Bariclorua tác dụng với nước Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4 đ quan sát Thí nghiệm 5 : Bari clorrua tác dụng với axit Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chức 1 ml dung dịch H2SO4 loãng quan sát . GV : Yêu cầu các nhóm HS nêu hiện tượng : - Viết phương trình phản ứng xảy ra - Giải thích hiện tượng - Kết luận tính chất hoá học của muối 1 . Tính chất hoá học của ba zơ HS : Làm thí nghiệm theo nhóm HS : Nêu hiện tượng , viết phương trình phản ứng , giải thích và kết luận 2 . Tính chất hoá học của muối HS : Làm thí nghiệm theo nhóm HS : Nêu hiện tượng : - Viết phương trình phản ứng xảy ra - Giải thích hiện tượng - Kết luận về tính chất hoá học cuả muối Hoạt động 3 II . Viết bản tường trình ( 10 phút ) GV : Nhận xét buổi thực hành . Cho học sinh kê lại bàn ghế - rửa dụng cụ . GV : Yêu cầu học sinh viết bản tường trình theo mẫu HS : Kê lại bàn ghế rửa dụng cụ . HS : Viết bản tường trình theo mẫu 4 . Củng cố : Kết hợp trong giờ 5 . Hướng dẫn về nhà : (1 phút ) - Ôn lại các kiến thức cơ bản về oxit - axit , muối , bazơ - Giờ sau kiểm tra 1 tiết D . Rút kinh nghiệm Tiết 20 : Kiểm tra một tiết Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Củng cố hệ thống hoá các kiến thức về oxit , bazơ , muối , axit - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học cho học sinh - Phát triển tư duy logíc , tư duy hóa học cho học sinh - Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tính chính xác trong quá trình làm bài tập B . Chuẩn bị : GV : Đề bài trên giấy kiểm tra HS : Ôn lại các kiến thức đã được nêu ở tiết trước C. Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức : 2 . Kiểm tra : Phần 1 : Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Câu 1 : a ) Đơn chất nào trong các đơn chất sau đây tác dụng với HCl loãng tạo ra chất A . Vàng ; B . Bạc ; C . Silic ; D . Kẽm ; E . Cacbon b ) Chất khí được sinh ra ở câu a là khí nào ? A . Khí Nitơ ; B . Khí clorua ; C . Khí hiđrro ; D . Khí cacbonic ; E . Một khí khác c ) Viết phương trình phản ứng xảy ra ở câu a Câu 2 : Cho những hợp chất có công thức hoá học như sau : A . Ca(OH)2 ; B . Fe ; C . MgCO3.; D . Al2O3; E . BaCl2 ; F . CO2 Em hãy chọn những chất thích hợp đã cho ở trên để điền vào chỗ trống trong các phương trình phản ứng sau : 1 . .................. + HCl đ FeCl2 + H2 2 . H2SO4 + ........... đ Al2(SO4)3 + H2O 3 . HCl + ............ đ MgCl2 + CO2 + H2O 4 . ...................+ Na2SO4 đ BaSO4 + NaCl 5 . FeCl3 + ............ ..đ Fe(OH)3 + CaCl2 Hãy cân bằng phương trình phản ứng các phương trình phản ứng trên ? Phần II : Tự luận ( 6 điểm ) Hoà tan 9,2 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO , cần vừa đủ m gam dung dịch HCl 14,6 % . Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ( đktc ) a , Viết phương trình phản ứng xảy ra ? b , Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ? c , Tính m và nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng ? Đáp án + Biểu điểm Phần 1 : Trắc nghiệm Câu 1 : a , D . Kẽm ( 0,5 điểm ) b , C . Khí hiđrro ( 0,5 điểm ) c , Phương trình phản ứng ở câu a : Zn + 2 HCl đ ZnCl2 + H2 ( 0,5 điểm ) Câu 2 : Chọn đúng mỗi chất cho 0,25 điểm Cân bằng đúng mỗi phương trình cho 0,25 điểm 1 . Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 2 . 3 H2SO4 + Al2O3 đ Al2(SO4)3 + 3 H2O 3 . 2 HCl + MgCO3 đ MgCl2 + CO2 + H2O 4 . BaCl2 + Na2SO4 đ BaSO4 + 2 NaCl 5 . 2 FeCl3 + 3 Ca(OH)2 đ 2 Fe(OH)3 + 3 CaCl2 Phần 2 : Tự luận . a , Phương trình phản ứng xảy ra : Mg + 2 HCl đ MgCl2 + H2 ( 1 ) MgO + 2 HCl đ MgCl2 + H2 ( 2 ) - Viết đúng mỗi phương trình cho 0,5 điểm - Cân bằng đúng mỗi phương trình phản ứng cho 0,5 điểm b , Số mol khí H2 thoát ra ở ĐKTC là : 1,12 : 22,4 = 0,05 ( mol) ( 0,5 điểm ) Theo phương trình phản ứng ( 1 ) nMg = n H2 = 0,05 ( mol ) ( 0,5 điểm ) Khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là : 0,05 . 24 = 1,2 ( gam ) ( 0,5 điểm ) Thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là : % Mg = ( 1,2 : 9,2 ) . 100 % = 13 % % MgO = 100 % - 13 % = 87 % ( Mỗi kết quả đúng cho 0,25 điểm ) c , Tính được đúng khối lượng của HCl tham gia mỗi phản ứng và tổng khối lượng HCl đã dùng cho 0,5 điểm Tính đúng m cho 0,5 điểm Tính được khối lượng MgCl2 ở mỗi phương trình phản ứng cho 0, 5 điểm Tính được khối lượng của dung dịch thu được sau phương trình phản ứng cho 0,25 điểm Tính được nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng cho 0,25 điểm 3 . Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra 4 . Hướng dẫn về nhà Đọc trước bài " Tính chất vật lí của kim loại " D . Rút kinh nghiệm Tuần 11 Tiết 21 : Tính chất vật lí của kim loại Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Học sinh nắm được tính chất vật lí của kim loại : tính dẻo , tính dẫn điện , tính dẫn nhiệt , ánh kim - Thông qua đó học sinh nắm được ứng dụng thực tế của kim loại - Học sinh biết làm thí nghiệm đơn giản , mô tả hiện tượng , rút ra nhận xét và kết luận về từng tính chất vật lí của kim loại . - Rèn kĩ năng tiến hành các thí nghiệm thực hành - Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tính chính xác trong quá trình làm thí nghiệm B . Chuẩn bị GV : Bảng phụ , máy chiếu , giấy trong , Các thí nghiệm bao gồm : Đoạn dây thép dài 20 cm , đèn cồn , bao diêm , kim , giấy gói bánh kẹo , đèn điện để bàn , đoạn dây nhôm , mẩu than gỗ , chiếc búa đinh HS : Đọc trước bài mới C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức : 1 phút 2 . Kiểm tra bài cũ : 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1 I . Tính dẻo ( 9 phút ) GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm : - Dùng búa đinh dập vào đoạn dây nhôm . - Lấy búa đinh đập vào một mẩu than Hãy quan sát và nhận xét GV : Gọi đại diện nhóm nêu hiện tượng , giải thích và kết luận GV : Cho học sinh quan sát các mẫu : - Giấy gói kẹo làm bằng nhôm - Vở của các đồ hộp …. Qua đó em có kết luận gì về tính dẻo của các kim loại HS : Làm thí nghiệm theo nhóm HS Nêu hiện tượng : - Than chì vỡ vụn . - Dây nhôm chỉ bị dát mỏng Giải thích : - Dây nhôm chỉ bị dát mỏng là do kim loại nhôm có tính dẻo . - Còn than chì bị vỡ vụn là do than không có tính dẻo HS : Nêu kết luận Kim loại có tính dẻo Hoạt động 2 II . Tính dẫn điện ( 10 phút ) GV : Làm thí nghiệm 2-1 SGK GV : Nêu câu hỏi để học sinh trả lời - Trong thực tế , dây dẫn thường làm bằng những kim loại nào ? - Các kim loại khác có dẫn điện không ? GV : Qua các thí nghiệm và thực tế em có kết luận gì về kim loại GV : Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau . Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag , sau đó đến Cu , Al , Fe …..Do có tính dẫn điện,một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện ví dụ như: Cu , Al…. Khi sử dụng dây dẫn điện không nên dùng dây trần, hoặc dây dẫn đã bị hỏng để tránh bị điện giật HS : Quan sát và nêu hiện tượng đồng thời trả lời câu hỏi của giáo viên Hiện tượng đèn sáng HS trả lời câu hỏi của giáo viên - Trong thực tế ,dây dẫn thường được làm bằng kim loại như nhôm , đồng …vv . - Các kim loại khác có đẫn điện nhưng khả năng dẫn điện thường khác nhau Học sinh : Các kim có tính dẫn điện Hoạt động 3 III.Tính dẫn nhiệt ( 10 phút ) GV : Hướng dẫn học sinh các nhóm làm thí nghiệm - Đốt nóng một đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn . Hãy nhận xét hiện tượng và giải thích hiện tượng GV : Làm thí nghiệm với dây đồng , nhôm ….ta cũng thấy hiên tượng tương tự . Qua đó em có nhận xét gì về kim loại GV : Nêu thêm Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau . Kim loại dẫn điện tốt thường là dẫn nhiệt tốt Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác mà một số kim loại khác như nhôm , thép không bị gỉ ( Inox ) được dùng để làm dụng cụ nấu ăn . HS : Làm thí nghiệm theo nhóm HS Đại diện nhóm nêu hiện tượng Phần dây thép không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên Giải thích : Đó là thép có tính dẫn nhiệt HS : Nhận xét : Kim loại có tính dẫn nhiệt Hoạt động 4 IV . ánh kim ( 10 phút ) GV : Thuyết trình : Quan sát đồ trang sức bằng : bạc , vàng … ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp …. các kim loại khác cũng có vẻ sáng tương tự . GV : Gọi học sinh nêu nhận xét . GV : Bổ sung thêm : Nhờ có tính dẫn chất này , kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác GV : Gọi một học sinh đọc phần em có biết HS : Nghe và nghi bài HS : Nhận xét kim loại có ánh kim HS : Nghe và đọc phần em có biết 4 . Củng cố ": ( 4 phút ) GV: Qua bài học hôm nay các em đã nghiên cứu các kiến thức gì về kim loại HS : Trả lời GV : Nhắc lại các kiến thức cơ bản trong giờ 5 .Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học thuộc vở ghi và sách giáo khoa - Làm bài tập : 1 , 2, 3 4, 5 trang 48 sách giáo khoa D . Rút kinh nghiệm Tiết 22 : Tính chất hóa học của kim loại Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Học sinh nắm được tính chất hoá học của kim loại nói chung : tác dụng với kim loại , với phi kim với axit , với dung dịch muối - Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của kim loại - Phát triển tư duy lôgíc hoá học cho học sinh thông qua các thí nghiệm thực hành - Giáo dục cho các em tính cẩn thận , tính chính xác khi làm thí nghiệm B . Chuẩn bị GV : Bảng phụ , máy chiếu , giấy trong Các thí nghiệm bao gồm : * Dụng cụ : lọ thuỷ tinh rộng miệng , giá ống nghiệm , ống nghiệm , đền cồn , muôi sắt * Hoá chất : Lọ đựng oxi , clo , Na , đoạn dây thép , dung dịch H2SO4 loãng , dung dịch CuSO4 , dung dịch AgNO3 , Fe , Zn , Cu , dung dịch AlCl3 C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) GV ? Nêu các tính chất vật lí của kim loại ? HS : Trả lời như sách giáo khoa GV : Cho học sinh dưới lớp nhận và cho điểm 3 . Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 I. Phản ứng của kim loại với phi kim ( 9 phút ) GV : Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát GV : Làm thí nghiệm 1 : Đốt sắt trong oxi Làm thí nghiệm 2 : Đưa một muôi sắt đựng Na nóng chảy vào bình đựng khí clo Hãy nêu hiện tượng , sau đó giáo viên đưa lên bảng phụ GV : Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm có điền trạng thái của các chất ở mỗi phương trình phản ứng GV : Giới thiệu , đồng thời đưa lên bảng phụ : - Nhiều kim loại khác ( trừ Ag , Au , Pt ) phản ứng với oxi tạo thành oxit . - ở nhiệt độ cao , kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối . GV : Gọi hs đọc phần kết luận ở sách giáo khoa 1 . Tác dụng với oxi HS : Quan sát thí nghiệm HS : Nêu hiện tượng Thí nghiệm 1 : Sắt nóng cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói , tạo ra nhiều hạt nhỏ nâu đen ( Fe3O4) Thí nghiệm 2 : Na nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành khói trắng HS : Phương trình phản ứng : t0 3 Fe + 2 O2 đ Fe3O4 ( r ) ( k ) ( r ) trắng xanh không màu nâu đen 2 . Tác dụng với phi kim khác t0 2 Na + Cl2 đ 2 NaCl HS : Đọc kết luận sgk - Hầu hết kim loại ( trừ Ag , Au , Pt ) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao . - ở nhiệt độ cao , kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối Hoạt động 2 : II . Phản ứng của kim loại với dung dịch axit ( 11 phút ) GV : Gọi một hs nhắc lại tính chất này ( đã học ở bài axit , đồng thời gọi một học sinh viết phương trình phản ứng minh hoạ , ghi kèm theo trạng thái GV : Treo bảng phụ với nội dung bài tập Bài tập 1 : Hãy hoàn thành phương trình phản ứng sau : a ) Zn + S đ ? b ) ? + Cl2 đ AlCl3 c ) ? + ? đ MgO d ) ? + ? đ CuCl2 e ) ? + HCl đ FeCl2 + ? f ) R + ? đ RCl2 + ? g) R + ? đ R2(SO4)3 + ? (Trong đó R là một kim loại có hoá trị tương ứng ở mỗi phương trình phản ứng) Giáo viên gọi một học sinh lên bảng trình bày lời giải GV : Cho học sinh nhận xét HS : Nêu lại một số kim loại phản ứng với dung dịch axit , tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô Phương trình : Mg + H2SO4 đ MgSO4+ H2 2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3 H2 Học sinh làm bài tập vào vở bài tập Một em lên bảng viết các phương trình phản ứng t0 a ) Zn + S đ ZnS t0 b ) 2Al + 3 Cl2 đ 2AlCl3 t0 c ) 2 Mg+ O2 đ 2 MgO t0 d ) Cu + Cl2 đ CuCl2 e ) Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 f ) R + 2 HCl đ RCl2 + H2 g) 3 R + 3 H2SO4 đ R2(SO4)3 + H2 Hoạt động 3 III . Phản ứng của kim loại với dung dịch muối ( 14 phút ) GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Thí nghiệm 1 : Cho một dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 Thí nghiệm 2 : Cho một mẩu Zn vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 Thí nghiệm 3 : Cho một đoạn Cu vào dung dịch AlCl3 Hãy quan sát hiện tượng xảy ra GV : Gọi đại diện nhóm nêu hiện tượng xảy ra . Viết phương trình phản ứng xảy ra GV : Gọi học sinh viết phương trình phản ứng , điền trạng thái ở thí nghiệm 2 và nêu nhận xét . Sau đó GV treo bảng phụ GV : Gọi học sinh nêu hiện tượng và nhận xét ở thí nghiệm 3 GV : Vậy chỉ có kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối ( trừ Na , Ba , Ca , K ….) GV : Gọi học sinh đọc kết luận GV: Treo bảng phụ với nội dung bài tập 2 : a ) Al + AgNO3 đ ? +? b) ? + CuSO4 đ FeSO4 + ? c ) Mg + ? đ ? + Ag d ) Al + CuSO4 đ ? + ? Gv : Yêu cầu học sinh làm theo nhóm Gv : cho học sinh nhận xét HS : Làm thí nghiệm theo nhóm HS : Đại diện nhóm nêu hiện tượng + ở ống nghiệm 1 : Có kim loại màu trắng bám vào dây đồng . Đồng tan dần . Dung dịch không màu dần chuyển sang màu xanh . Phương trình phản ứng : Cu + 2 AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag Nhận xét : Đồng đã đẩy được bạc ra khỏi muối , ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn Ag + ở thí nghiệm 2 : Có chất rắn màu đỏ bám vào miếng kẽm . Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần . Kẽm tan dần . Phương trình hoá học : Zn + CuSO4 đ ZnSO4 + Cu (r ) (dd) (dd ) (r ) ( lam nhạt ) (xanh lam ) (đỏ) Nhận xét : Kẽm đẫ đẩy được đồng ra khỏi muối . Ta nói kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng Thí nghiệm 3 : Không có hiện tượng gì xảy ra Nhận xét : Đồng không đẩy được nhôm ra khỏi hợp chất ta nói đồng hoạt động hoá học yếu hơn nhôm Học sinh đọc kết luận : Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn ( trừ Na , Ca Ba , K ) có thể đẩy được kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối , tạo thành muối mới và kim loại mới . HS : Làm bài tập 2 : a ) Al+3AgNO3 đ Al( NO3)3 + 3 Ag b) Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu c ) Mg + 2 AgCl đ MgCl2 + 2 Ag d ) 2Al +3 CuSO4 đAl2(SO4)3+ 3Cu 4 . Củng cố : ( 4 phút ) GV : Nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại ? HS : Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi GV: Cho học sinh nhận xét 5. Hướng dẫn về nhà : ( 1 phút ) - Học thuộc tính chất hoá học của kim lọại - Làm bài tập : 2 , 3, 4 , 5, 6, 7 trang 51 SGK - Đọc trước bài : Dãy hoạt động hoá học của kim loại D . Rút kinh nghiệm Tuần 12 Tiết 23 : Dãy hoạt động hoá học của kim loại Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu : - Học sinh nắm được dãy hoạt động hoá học của kim loại , hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học cuả kim loại - Biết cách tiến hành thí nghiệm đối chứng để rút ra độ hoạt động hoá học của kim loại - Rèn kĩ năng viết các phương trình phản ứng chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại - Bước đầu cho các em thấy được và vận dụng được dãy hoạt động hoá học của kim loại vào việc xét các phương trình phản ứng - Giáo dục cho các em thấy được ứng dụng của bộ môn vào thực tiễn B . Chẩn bị : GV : Bảng phụ * Dụng cụ thí nghiệm : - Giá ống nghiệm , ống nghiệm , cốc thuỷ tinh , kẹp gỗ * Hoá chất : Na , đinh sắt , dây đồng , dây bạc , dung dịch CuSO4 , FeSO4 , AgNO3 , HCl , H2O , phenolphtalein C . Các hoạt động trên lớp : 1 . ổn định tổ chức (1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ ( 14 phút ) GV : Nêu tính chất hoá học của kim loại ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất ? Gv : Kết hợp gọi 2 học sinh khác lên bảng chữa bài tập 2 ,3 / SGK trang 51 Giáo viên cho học sinh nhận xét và sửa sai Gv : Cho điểm học sinh 3 . Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ? ( 15 phút ) GV : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 , treo bảng phụ có hướng dẫn các bước làm thí nghiệm: Thí nghiệm 1 : Cho một mẩu Na vào cốc 1 đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein . Cho một chiếc đinh sắt vào cốc 2 cũng đựng nước cất có nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein Thí nghiệm 2 : - Cho một chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 có chứa 2 ml dung dịch CuSO4 - Cho một mẩu dây Cu vào ống nghiệm 2 có chứa 2 ml dung dịch FeSO4 GV : Gọi đại diện nhóm nêu hiện tượng của thí nghiệm 1 và viết phương trình phản ứng xảy ra , nhận xét GV : Treo bảng phụ mà học sinh vừa nêu ở trên GV ? Qua đó em có kết luận gì ? Gv : Cho học sinh đọc kết luận Qua thí nghiệm 2 : Hãy nêu hiện tượng xảy ra ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ ? Nhận xét ? Nêu kết luận ? GV : Treo bảng nhóm có các kết luận bên GV : Hướng dẫn các em làm thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 ( Treo trên bảng phụ ) Thí nghiệm 3 : - Cho một mẩu đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 ( khoảng 1 - 2 ml dung dịch ) - Cho một mẩu dây bạc vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 GV : Gọi đại diện nhóm nêu : - Hiện tượng ở thí nghiệm 3 : - Viết phương trình phản ứng - Nêu nhận xét và kết luận Thí nghiệm 4 : - Cho một mẩu sắt vào ống nghiệm 1 : chứa 2 ml dung dịch HCl - Cho một lá đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch HCl GV : Gọi đại diện nhóm nêu : - Hiện tượng ở thí nghiệm 4 : - Viết phương trình phản ứng - Nêu nhận xét và kết luận GV : Treo bảng phụ với nội dung như bên . GV : Cắn cứ vào các kết luận ở thí nghiệm 1,2,3,4 em hãy xắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm mức độ hoạt động hoá học ? GV :( Giới thiệu ) Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau , người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học Gv : Treo bảng phụ dãy hoạt động hoá học của một số kim loại HS : Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên và quan sát . 1 .Thí nghiệm 1: HS : Nêu hiện tượng ở thí nghiệm 1 : * ở cốc 1 : Na chạy nhanh trên mặt nước , có khí thoát ra . Dung dịch có màu đỏ * ở cốc 2 : Không có hiện tượng gì Nhận xét : Na phản ứng với nước sinh ra dung dịch bazơ nên làm cho phenolphtalein đổi sang màu đỏ 2 Na + 2 H2O đ 2 NaOH + H2 (r ) ( l ) ( dd ) ( k ) HS : Kết luận : Natri hoạt động hoá học mạnh hơn sắt . Ta xếp Na đứng trước Fe 2 . Thí nghiệm 2 Hiện tượng : - ở ống nghiệm 1 : Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt , màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần - ở ống nghiệm 2 : Không có hiện tượng gì Nhận xét : - ở ống nghiệm 1 : Sắt đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối của đồng Phương trình phản ứng : Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu ( r) ( dd) (dd) ( r) - ở ống nghiệm 2 : Đồng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch của muối sắt Kết luận : Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng ta xếp sắt trước đồng HS : Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên 3 . Thí nghiệm3 : - ở ống nghiêm 1 : có chứa chất rắn màu xamds bám vào dây đồng , dung dịch chuyển thành màu xanh . - ở ống nghiệm 2 : Không có hiện tượng gì Nhận xét : - Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối của bạc Phương trình phản ứng : Cu + 2 AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2 Ag ( r ) ) (dd) ( dd) ( r ) đỏ trắng Bạc không đẩy được đồng ra khỏi muối của đồng Kết luận : Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc . Ta xếp đồng trước bạc : Cu , Ag 4 . Thí nghiệm 4 : HS : Nêu hiện tượng : - ở ống nghiệm 1 : Có nhiều bọt khí thoát ra - ở ống nghiệm 2 : Không có hiện tượng gì xảy ra . Nhận xét : Sắt đẩy được hiđrô ra khỏi axit Phương trình phản ứng : Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 ( r ) ( dd ) (dd) ( k ) Đồng không đẩy được hiđrô ra khỏi dung dịch axit . Kết luận : Ta xếp sắt đứng trước hiđro , đồng đứng sau hiđro : Fe , H , Cu … HS : Sắp xếp như sau : Na , Fe , H , Cu , Ag HS: Ghi vào vở : Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại : K , Na , Mg , A l , Zn , Fe , Pb , H , Cu , Ag , Au . Hoạt động 2 II . Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thé nào ? ( 3 phút ) Gv : Treo bảng phụ với ý nghĩa cuả dãy hoạt động hoá học và nêu như sách giáo khoa HS : Ghi vào vở : Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết 1. Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái qua phải 2 . Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng hiđrô 3 . Kim loại đứng trước H phản ứng được với một số dung dung dịch axit ( HCl , H2SO4 loãng … ) giải phóng hiđro 4 . Kim loại đứng trước dẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối 4 . Củng cố : ( 8 phút ) GV : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Cho các kim loại : Mg , Cu , Zn , Ag , Au . Kim loại nào tác dụng được với dung dịch : a , H2SO4 loãng b , FeCl2 c , AgNO3 Viết phương trình phản ứng xảy ra . HS : Hoạt động theo nhóm Gv : Cho đại diện nhóm nhận xét chéo nhóm Yêu cầu : a , Các kim loại tác dụng được với H2SO4 loãng là : Mg , Fe , Zn Phương trình hoá học : Mg + H2SO4 đ MgSO4 + H2 Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2 Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2 b , Các kim loại tác dụng được với dung dịch FeCl2 là : Mg , Zn Phương trình phản ứng : Mg + FeCl2 đ MgCl2 + Fe Zn + FeCl2 đ ZnCl2 + Fe c , Kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 là : Mg , Fe , Zn , Cu . Phương trình phản ứng : Mg + 2 AgNO3 đ Mg(NO3)2 + 2 Ag Fe + 2 AgNO3 đ Fe(NO3)2 + 2 Ag Zn + 2 AgNO3 đ Zn (NO3)2 + 2 Ag Cu + 2 AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2 Ag 5 . Hướng dẫn về nhà : ( 1 phút ) - Học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại - Làm bài tập : 1 , 2, 3 ,4, 5 trang 54 sách giáo khoa - Đọc trước bài " Nhôm " D . Rút kinh nghiệm Tiết 24 : Nhôm Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Học sinh nắm đựơc tính chất vật lí , tính chất hoá học của nhôm - Học sinh biết dự đoán tính chất hoá học của nhôm từ tính chất hoá học chung của kim loại , dự đoán nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không - Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất hoá học của nhôm - Tiếp tục phát triển tư duy logíc cho học sinh thông qua các thí nghiệm thực hành trong giờ , qua bài tập liên quan - Giáo dục cho các em tính cẩn thận trong quá trình làm các thí nghiệm thực hành B . Chuẩn bị GV : - Bảng phụ hoặc máy chiếu , giấy trong * Dụng cụ thí nghiệm : + Đèn cồn , lọ nhỏ ( nút có đục nhiều lỗ ) , giá ống nghiệm , ống nghiệm , kẹp gỗ . * Hoá chất : + Dung dịch AgNO3 , dung dịch HCl , dung dịch CuCl2 , dung dịch NaOH , bột Al , dây Al , một số

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 9 tu tuan 10 den tuan 13.doc