Học sinh hiểu được định luật, biết giải thích, dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học
Học sinh vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết được khối lượng của một chất trong phản ứng
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20 bài 15 định luật bảo toàn khối lượng tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Bài 15 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Tuần 10
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
Học sinh hiểu được định luật, biết giải thích, dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học
Học sinh vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết được khối lượng của một chất trong phản ứng .
B. Chuẩn bị đồ dùng :
- Dụng cụ : Cân bàn, 2 cốc thuỷ tinh 100ml
- Hoá chất : 1 lọ BaCl2 , 1 lọ Na2SO4
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Trong một phản ứng hoá học : Tổng khối lượng của các chất có được bảo toàn không ? Ta cùng tìm hiểu bài 15
2. Phát triển bài : 36’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
16’
10’
10’
I. Thí nghiệm :
( Vẽ hình 27 SGK )
II. Định luật :
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
III. áp dụng :
Từ phản ứng :
A + B C + D
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mA + mB = mC + mD
( mA , mB , . . .) là khối lượng các chất
Nếu biết khối lượng của 3 chất ta sẽ tính được khối lượng của các chất còn lại
- Giới thiệu hoá chất và dụng cụ. Tiến hành thí nghiệm : Hỏi :
+ Có xảy ra phản ứng hoá học không ?
+ Hãy viết phương trình bằng chữ ?
- Nhận xét , sửa chữa
- Trước và sau khi làm thí nghiệm cân có cân bằng không ?
- Ta có thể suy ra được điều gì ?
- Giới thiệu định luật
- Bằng kiến thức đã học. Em hãy giải thích cơ sở của định luật bảo toàn khối luợng ?
- Để áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta cụ thể hoá nội dung định luật bằng công thức khối lượng sau :
Ví dụ :
A + B C+ D
Ta có :
mA + mB = mC + mD
- Trong một phản ứng hoá học nếu có n chất . Khi biết khối lượng của n-1 chất . Ta sẽ biết được chất còn lại
- Vận dụng : Cho học sinh giải bài tập số 3 SGK
- Quan sát thí nghiệm
- Trả lời câu hỏi
- Học sinh xác định cân vẫn giữ thăng bằng
- Giải thích : Trong phản ứng chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi , còn số nguyên tử vẫn giữ nguyên
- Viết được công thức về khối lượng của các chất theo nội dung của định luật
- Giải bài tập số 3
3. Củng cố : 2’
Phát biểu định luật “ Bảo toàn khối lượng “
4. Kiểm tra , đánh giá : 5’
Giải bài tập số 2 SGK
5. Dặn dò : 1’
Xem trước bài phương trình hoá học
File đính kèm:
- Tiết 20 Bài 15 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG.doc