Bài giảng Tiết 21 : định luật bảo toàn khối lượng

1.Kiến thức:

* Học sinh biết:

- Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hóa học.

-Vận dụng được định luật giải các bài tập hóa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5839 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21 : định luật bảo toàn khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 : ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A. Mục tiêu : 1.Kiến thức: * Học sinh biết: - Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hóa học. -Vận dụng được định luật giải các bài tập hóa học. 2.Kĩ năng: * Rèn cho học sinh: -Kĩ năng phân tích, tổng hợp và tính toán. -Kĩ năng viết phương trình chữ. 3.Thái độ: Học sinh hiểu rõ ý nghĩa của định luật, vận dụng giải thích được vật chất tồn tại vĩnh viễn, góp phần hình thành thế giới quan duy vật cho học sinh. B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Hóa chất Dụng cụ Dung dịch BaCl2 -Cân Dung dịch Na2SO4 -2 cốc thuỷ tinh 2. Học sinh: - Đọc SGK / 53,54 C.Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu các nhà Bác học ( 3’) Năm 1785, nhà bác học La voa diê ( Pháp ), từ kết quả thực nghiệm của mình, phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Nhà bác học Lô mô nô xốp (Nga) cũng được coi là người phát hiện ra định luật. Ông đã tiến hành thí nghiệm nung kim loại trong bình kín (năm 1748), sau nhiều lần cân đo cẩn thận, ông xác định được phần khối lượng của kim loại tăng lên do tạo vẩy bằng phần khối lượng giảm đi của không khí. Ông cho rằng kim loại kết hợp với một chất gì đó trong không khí HS lắng nghe và quan sát chân dung nhà bác học Hoạt động 1: Làm thí nghiệm (15’) -Làm thí nghiệm SGK/ 53 B1: Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân B2: Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại. gYêu cầu HS quan sát, nhận xét. B3: Đổ cốc đựng dd BaCl2 vào cốc đựng dd Na2SO4. * Gợi ý hoạt động HS : gYêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận thí nghiệm - Kim cân lúc này ở vị trí nào ? - Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và các sản phẩm ? †Giới thiệu: đó là nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng. - Quan sát GV làm thí nghiệm, ghi nhớ hiện tượng. - Cá nhân nhận xét và cả lớp đưa ra kết luận và thống nhất -Kim cân ở vị trí cân bằng. -Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các sản phẩm. 1.THÍ NGHIỆM SGK/ 53 * Kết luận thí nghiệm : - Có chất rắn màu trắng xuất hiện g Có phản ứng hóa học xảy ra. * Nhận xét: - Kim cân ở vị trí thăng bằng. Hoạt động 2 : Định luật bảo toàn khối lượng . (12’) -Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/ 53. - Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trong thí nghiệm trên, biết sản phẩm của phản ứng là: NatriClorua và BariSunfat. -Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là: m, thì nội dung định luật được thể hiện bằng cách nào ? - Giả sử , có phản ứng tổng quát giữa chất A và chất B tạo ra chất C và Chất D thì phương trình chữ và định luật được thể hiện như thế nào ? - Tại sao trong phản ứng hóa học chất thay đổi nhưng khối lượng các chất trước và sau phản ứng lại không thay đổi ? ( Hướng dẫn HS giải thích dựa vào hình 2.5 SGK/ 48) + Bản chất của phản ứng hóa học là gì ? †Kết luận: Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn. - Đọc mục 2 SGK/ 53 - Ghi lại Phát biểu định luật -Viết phương trình chữ: BariClorua + NatriSunfat g NatriClorua + BariSunfat. - m BariClorua + m NatriSunfat = m NatriClorua + m BariSunfat - Đưa ra ý kiến và cả lớp thảo lậun thống nhất -Phương trình chữ: A + B g C + D -Biểu thức: m A + mB = mC + mD +Trong phản ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi. +Trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. * Nghĩa là: trong phản ứng hóa học tuy có sự tạo thành chất mới nhưng nguyên tử khối của các chất không đổi mà chỉ có liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi. 2. ĐỊNH LUẬT : - Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. * Giả sử: - Phương trình chữ: A + B g C + D -Biểu thức: m A + mB = mC + mD Hoạt động 3:Vận dụng (12’) -Dựa vào nội dung của định luật, ta sẽ tính được khối lượng của 1 chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia. Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotphopentaoxit (P2O5). a.Viết phương trình chữ của phản ứng. b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng. Hướng dẫn: +Viết phương trình chữ +Viết biểu thức ĐL BTKL đối với phản ứng trên +Thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi. -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit ( CaO) và 88 kg khí Cacbonic. a. Hãy viết phương trình chữ. b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng. -Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên sửa bài tập , các nhóm khác theo dõi, nhận xét. -Thảo luận theo nhóm để giải bài tập - Thảo luận nhóm Bài tập 1: a.Phương trình chữ: t0 photpho+oxigđiphotphopentaoxit b.Theo ĐL BTKL ta có: m photpho + m oxi = m điphotphopentaoxit 3,1 + m oxi = 7,1 => m oxi = 7,1 - 3,1 = 4 g Bài tập 2: a. Phương trình chữ: t0 Đá vôi g canxioxit + khí cacbonic b.Theo ĐL BTKL ta có: m Đá vôi = m canxioxit + m khí cacbonic g m Đá vôi = 112 + 88 = 200 kg Hoạt động 4 : Củng cố ( 3’) -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học. + Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Viết biểu thức. + Giải thích định luật. -Nhớ lại kiến thức đã học trong bài, trả lời câu hỏi của giáo viên. D.Hướng dẫn HS học tập ở nhà: -Học bài. -Làm bài tập 2,3 SGK/ 54 -Đọc bài 16 SGK/ 55,56 E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 T21.doc