Bài giảng Tiết: 22 chương 03. liên kết hóa học bài 12. liên kết ion - Tinh thể ion

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được: Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion? Liên kết ion được hình thành như thế nào?

2. Kĩ năng:

- Vận dụng: Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Mẫu vật tinh thể NaCl, SGK, SBT, SGV Hoá học 10.

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 22 chương 03. liên kết hóa học bài 12. liên kết ion - Tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 22 Chương 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 12. LIÊN KẾT ION - TINH THỂ ION A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết được: Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion? Liên kết ion được hình thành như thế nào? 2. Kĩ năng: - Vận dụng : Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion.. B. CHUẨN BỊ - GV: Mẫu vật tinh thể NaCl, SGK, SBT, SGV Hoá học 10. - HS: Ôn tập lại kiến thức bài 8. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Sự tạo thành ion - GV đặt vấn đề: Cho Na có Z = 11. Nguyên tử Na có trung hòa về điện không? - GV: Nếu Na nhường 1e, hãy tính điện tích phần còn lại của nguyên tử? - GV kết luận Hoạt động 2: Sự tạo thành cation - GV nêu để HS biết qui luật hình thành ion dương. - GV phân tích sự hình thành ion Li+ từ nguyên tử Li. - GV yêu cầu HS vận dụng: Na, Ca, Mg, Al… Hoạt động 3: Sự tạo thành anion - GV nêu để HS biết qui luật hình thành ion dương. - GV phân tích sự hình thành ion F- từ nguyên tử F. - GV yêu cầu HS vận dụng: Cl, O, N,… Hoạt động 4: Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Hoạt động 5: Sự hình thành liên kết ion - GV dùng sơ đồ kết hợp vấn đáp và đàm thoại dẫn dắt HS từng bước hình thành phân tử NaCl. - GV yêu cầu HS kết luận Hoạt động 6: Tinh thể ion. - GV dùng mẫu vật tinh thể NaCl mô tả mạng tinh thể ion. - GV thảo luận các tinh chất thông thường của muối ăn như tính dễ hòa tan trong nước, tính dẫn điện. à Rút ra tính chất chung của hợp chất ion. Hoạt động 7: Củng cố lí thuyết ? Trong các phản ứng hoá học, để đạt cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại, phi kim có khuynh hướng gì đối với e ở lớp ngoài cùng của mình? - HS tính p = e nên trung hòa điện - HS tính và trả lời. - HS thảo luận vận dụng - HS thảo luận vận dụng - HS nghiên cứu SGK - HS quan sát, nghe và kết luận - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời I. Sự hình thành ion, cation, anion 1. Ion, cation, anion a.Ion: là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện. b. Ion dương (cation): nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e cho nguyên tử nguyên tố khác. Na à Na+ + e; Ca à Ca2+ + 2e c. Ion âm (ation): nguyên tử phi kim loại có khuynh hướng nhận e cho nguyên tử nguyên tố khác. Cl + e à Cl- ; O + 2e à O2- (còn gọi là ion oxit) 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử a. Ion đơn nguyên tử : là ion được tạo nên từ một nguyên tử TD : Li+, Mg2+, Al3+, Cu2+, F-, Cl-, S2-… b. Ion đa nguyên tử : là ion được tạo nên từ nhiều nguyên tử TD: NO3-, SO42-, PO43-,… II. Sự hình thành liên kết ion Thí dụ: Na + Cl à Na+ + Cl- Na+ + Cl- à NaCl 2 x 1e 2 Na + Cl2 à 2Na+Cl- * Kết luận: Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lưc hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. III. Tinh thể ion. 1. Tinh thể NaCl - Các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của các hình lập phương nhỏ. - Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất. 2. Tính chất chung của hợp chất ion - Do lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu, các hợp chất ion tồn tại dạng tinh thể khá rắn có tính bền vững, có t0nc, t0sôi khá cao. - Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước, trạng thái lỏng dẫn điện. D. CỦNG CỐ: - GV yêu cầu HS thảo luận làm BT 1 à 6 sgk tr.59, 60. E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Ngày tháng 11 năm 2006 Tổ trưởng - Ở nhà HS chuẩn bị bài tập 3.1 đến 3.14 tr.22 SBT. - Soạn bài Liên kết cộng hoá trị Ngày soạn: 21/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 23 Bài 13. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hiểu được: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất. Khái niệm về liên kết cộng hóa trị. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng: Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối: liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết ion. B. CHUẨN BỊ - GV: hướng dẫn HS ôn tập một số nhóm A tiêu biểu, về liên kết ion và tinh thể ion, sử dụng BTH, viết cấu hình electron, độ âm điện. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là ion, cation, anion? Bản chất của liên kết ion và đặc điểm của liên kết này? 2. Giảng bài mới Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Sự hình thành phân tử H2 - GV yêu cầu HS viết cấu hình e của H và He à so sánh à nguyên tử H còn thiếu mấy e thì bền? Và HS tìm hiểu SGK biết sự hình thành phân tử H2. Gợi ý từ cấu tạo nguyên tử H à obitan 1s à 1s1. - GV kết luận, chú ý các qui ước. Hoạt động 2: Sự hình thành phân tử N2 - GV yêu cầu HS viết cấu hình e của N và Ne à so sánh à nguyên tử N còn thiếu mấy e thì bền? Sau đó viết công thức e và ctct N2. - GV kết luận và nhắc do N2 có liên kết ba nên khí nitơ kém hoạt động. Hoạt động 3: Khái niệm về liên kết cộng hóa trị - GV yêu cầu HS rút khái niệm từ sự hình thành các phân tử trên. Hoạt động 4: Sự hình thành phân tử HCl - GV hướng dẫn HS dựa vào số e ngoài cùng của H và Cl trình bày sự góp chung e của chúng hình thành phân tử HCl. + Cách biểu diễn liên kết trong phân tử - GV gợi ý HS rút ra kết luận về liên kết cộng hóa trị có cực: lk H và Cl nhờ cặp e dùng chung, lệch về Cl (c lớn hơn) Hoạt động 5: Sự hình thành phân tử CO2 (có cấu tạo thẳng) - GV hướng dẫn HS dựa vào số e ngoài cùng của C và O trình bày sự góp chung e của chúng hình thành phân tử CO2. + Cách biểu diễn liên kết trong phân tử CO2. - GV gợi ý HS rút ra kết luận. à GV chốt lại: Trong các phân tử H2, N2 và CO2 các nguyên tử liên kết với nhau bằng cặp e chung à đạt cấu hình bền nguyên tử khí hiếm gần nhất. Hoạt động 6: Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị - GV đặt vấn đề: Dựa vào hiểu biết thực tế, cho biết tính chất vật lí của các chất có lk CHT như nước, ancol, đường, khí CO2, H2, Cl2,… - HS thực hiện và trả lời - HS thực hiện - HS trả lời - HS thực hiện và rút ra kết luận - HS trả lời - HS thực hiện và rút ra kết luận - HS trả lời - HS vận dụng thực tế trả lời. I. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị 1. Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất. a/ Sự hình thành phân tử H2 H (Z = 1): 1s1 H. + .H à H : H H : H được gọi là công thức e, thay : thành 1 gạch ta có H – H gọi là công thức cấu tạo, 1 gạch (–) gọi là liên kết đơn. b/ Sự hình thành phân tử N2 N (Z = 7): 1s2 2s2 2p3 : N N: được gọi là công thức e hay N º N là công thức cấu tạo. 3 gạch (º) gọi là liên kết ba à liên kết này bền ở t0 thường. à Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp e chung. à 2 nguyên tử có độ âm điện như nhau à liên kết cộng hóa trị không cực. 2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất a/ Sự hình thành phân tử HCl H . + .: à H :: hay H – Cl à Do độ âm điện Cl > H à liên kết cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng hóa trị phân cực. b/ Sự hình thành phân tử CO2 (có cấu tạo thẳng) C (Z = 6): 1s2 2s2 2p2 ; O (Z = 8): 1s2 2s2 2p4 : : : C : :: hay O = C = O cO > cC à liên kết O và C phân cực, nhưng vì cấu tạo thẳng à triệt tiêu à toàn bộ phân tử không bị phân cực. 3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị - Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể là chất rắn (đường, S, I2,…), có thể là chất lỏng (nước, ancol,…), hoặc khí (CO2, Cl2, H2,…) - Các chất có cực (ancol, đường,…) tan nhiều dung môi có cực như H2O. - Các chất hữu cơ không cực (lưu huỳnh, iot) tan trong dung môi không cực (benzen, cacbon tetraclorua…). à các chất chỉ lkCHTKC không dẫn điện mọi trạng thái. D. CỦNG CỐ: - GV giúp HS tóm tắt lại các kiến thức, HS làm BT 1, 4 sgk tr.63, 64. Ngày tháng năm Tổ trưởng E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - Soạn phần còn lại bài Liên kết cộng hoá trị (tt). Ngày soạn: 22/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 24 Bài 13. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ (tt) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC- Như tiết 23. B. CHUẨN BỊ - Như tiết 23. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion - GV yêu cầu HS so sánh để rút ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion Hoạt động 2: Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết về qui ước cách dùng hiệu độ âm điện. - GV yêu cầu HS vận dụng thí dụ SGK để hiểu thêm. Hoạt động 3: Củng cố toàn bài ? Thế nào là liên kết cộng hóa trị, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực? Phân biệt một cách tương đối các loại liên kết hoá học? Hoạt động 4: Các BT vận dụng - GV yêu cầu HS trả lời các BT 2, 3 SGK - GV yêu cầu HS thảo luận các BT 5, 6, 7 khoảng 3 phút à cử đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, giải thích và cho điểm. - HS quan sát trả lời - HS thực hiện - HS trả lời - HS thảo luận nhóm trình bày II. Độ âm điện và liên kết hóa học 1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion - Liên kết cộng hóa trị không cực: cặp e chung ở giữa 2 nguyên tử - Liên kết cộng hóa trị có cực: cặp e chung lệch về phía của một nguyên tử. - Liên kết ion: cặp e chung chuyển về một nguyên tử. à Liên kết ion có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hóa trị. 2. Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 0,0 £ D c < 0,4: liên kết cộng hóa trị không cực 0,4 £ D c < 1,7: liên kết cộng hóa trị có cực D c ³ 1,7: liên kết ion D c càng lớn à phân cực càng mạnh. Thí dụ : SGK D. CỦNG CỐ: Ngày tháng 11 năm 2006 Tổ trưởng - GV giúp HS tóm tắt lại các kiến thức, HS làm BTVN 3.15 à 3.30 SBT để củng cố. E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - Soạn bài Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. Ngày soạn: 24/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 25 Bài 14. TINH THỂ NGUYÊN TỬ. TINH THỂ PHÂN TỬ. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS biết: cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử. Liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hóa trị. Tính chất của tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử ; cấu tạo mạng tinh thể phân tử. Liên kết trong mạng tinh thể phân tử là liên kết yếu giữa các phân tử. Tính chất của tinh thể phân tử. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng: So sánh mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion; Biết tính chất chung của từng loại mạng tinh thể để sử dụng tốt các vật liệu có cấu tạo từ các loại mạng tinh thể kể trên. B. CHUẨN BỊ - GV: Tranh vẽ trang 87 SGV. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Tinh thể nguyên tử - GV cho HS quan sát mô hình mạng tinh thể kim cương, kết hợp nghiên cứu SGK cho biết: + Nguyên tử C có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? à GV cho biết kim cương, một dạng thù hình của cacbon. à GV rút ra khái quát. Hoạt động 2: Tính chất chung của tinh thể nguyên tử - GV yêu cầu HS dựa vào cấu trúc mạng tinh thể kim cương, tại sao kim cương rắn? à Rút ra kết luận về tính chất của tinh thể nguyên tử. Hoạt động 3: Tinh thể phân tử - GV dùng hình vẽ mạng tinh thể iot và tinh thể nước đá và trình bày: Các phân tử iot trong tinh thể iot hay phân tử H2O trong tinh thể nước đá liên kết với nhau bằng lực tương tác giữa các phân tử yếu. Hoạt động 4: Tính chất chung của tinh thể phân tử - GV yêu cầu HS cho biết tính chất của iot, nước đá, băng phiến? - GV nêu vấn đề: Tại sao tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi? - GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để rút ra: + Tính chất chung của các chất có cầu trúc mạng tinh thể phân tử. + Nguyên nhân gây nên các tính chất đó. - GV bổ sung trường hợp LKCHTKC như iot à thăng hoa; H2, N2, O2, F2, Br2 ở trạng thái rắn, tuyết CO2 và nhiều chất hữu cơ có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Hoạt động 5: Củng cố - GV yêu cầu HS trả lời: hãy nêu rõ sự khác nhau về cấu tạo và liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử? - GV chốt ý cho HS phân biệt rõ. - HS quan sát và nhận biết cấu trúc mạng tinh thể kim cương - HS kết luận - HS quan sát - HS nghiên cứu SGK trả lời - HS trả lời I. Tinh thể nguyên tử 1. Tinh thể nguyên tử - Cấu tạo từ những nguyên tử, sắp xếp một cách đều đặn, trật tự nhất định. - Ở các điểm nút: các liên kết cộng hóa trị. Thí dụ: hình 3.4. mô hình cấu trúc tinh thể kim cương 2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử - Phần tử nằm ở nút mạng tinh thể là nguyên tử, liên kết với nhau bằng liên kết CHT. - Tinh thể nguyên tử thường có độ cứng lớn, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ bay hơi cao. II. Tinh thể phân tử 1. Tinh thể phân tử - Cấu tạo từ những phân tử, sắp xếp một cách đều đặn, trật tự nhất định. - Ở các điểm nút: những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Thí dụ: Hình 3.5: mô hình tinh thể phân tử iot 2. Tính chất chung của tinh thể phân tử Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các chất có cấu tạo tinh thể phân tử thường mềm, có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi. D. CỦNG CỐ: - GV giúp HS tóm tắt lại các kiến thức, dùng BT 1 à 6 sgk tr.70 để củng cố. Ngày tháng năm Tổ trưởng E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - Soạn phần còn lại bài Hóa trị và số oxi hoá. Ngày soạn: 27/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 26 Bài 15. HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS biết hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hóa trị; Số oxi hoá. 2. Kĩ năng: - Xác định đúng điện hóa trị, số oxi hoá, cộng hóa trị. B. CHUẨN BỊ - GV: hướng dẫn HS ôn tập về liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, BTH. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: - Liên kết ion là gì? Liên kết cộng hóa trị là gì? Bản chất của các loại liên kết đó? 2. Giảng bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hóa trị trong hợp chất ion - GV nêu qui tắc và đưa phân tử NaCl ra phân tích mẫu. - GV lấy CaF2 cho HS phân tích. - GV cho HS vận dụng xác định điện hóa trị của: K2O, CaCl2, Al2O3, KBr. - GV lưu ý cách ghi điện hóa trị Hoạt động 2: Hóa trị trong hợp chất cộng hoá trị - GV nêu qui tắc và đưa phân tử NH3 ra phân tích mẫu. - GV lấy thí dụ H2O, CH4 cho Hs vận dụng phân tích. Hoạt động 3: Số oxi hoá - GV đặt vấn đề: số oxi hoá thường được sử dụng trong việc nghiên cứu phản ứng oxi hoá – khử. - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Số oxi hoá của nguyên tố là gì? ? Qui tắc xác định số oxi hoá ? - Từng qui tắc GV đưa ra các ví dụ tương tự. Hoạt động 4: Củng cố toàn bài - GV dùng bảng tổng kết tr.91 SGV phóng to trình bày. Hoạt động 5: Vận dụng - GV yêu cầu HS thảo luận các BT 1 à 7 tr.74 SGK. - HS nghiên cứu trả lời - HS nghiên cứu trả lời - HS nghiên cứu SGK trả lời - HS thảo luận trình bày. I. Hóa trị 1. Hóa trị trong hợp chất ion - Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó. - Trị số điện hóa trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo thành ion. * Cách ghi điện hóa trị của nguyên tố: số trước dấu sau 2. Hóa trị trong hợp chất cộng hoá trị - Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị gọi là cộng hoá trị và bằng số liên kết cộng hoá trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử. - Muốn xác định được cộng hoá trị của nguyên tố phải biết được số cặp electron chung tạo ra liên kết của nguyên tố đó. II. Số oxi hoá 1. Khái niệm - Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion. 2. Các qui tắc xác định số oxi hoá: QT1: Số oxi hoá của nguyên tố trong các đơn chất bằng 0. QT2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng 0. QT3: Số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion. QT4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H bằng +1 (trừ NaH, CaH2,…). Số oxi hoá của O bằng -2 (trừ OF2, H2O2,…) + Cách ghi số oxi hoá: phía trên kí hiệu của nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau. D. CỦNG CỐ: - GV giúp HS hệ thống lại kiến thức. Ngày tháng năm Tổ trưởng E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - BTVN: 3.36 đến 3.44 tr. 25 SBT. - Học thuộc lí thuyết chuẩn bị Luyện tập. Ngày soạn: 29/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 27 Bài 16. Luyện tập: LIÊN KẾT HÓA HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS nắm vững: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị; sự hình thành một số loại phân tử; đặc điểm cấu trúc và liên kết của ba loại tinh thể. 2. Kĩ năng: - Xác định hóa trị và số oxi hoá của các nguyên tố trong đơn chất và hợp chất; dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối loại liên kết hoá học. B. CHUẨN BỊ - GV: Hệ thống các câu hỏi lí thuyết và bài tập vận dụng - HS: Học thuộc lí thuyết. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Liên kết hoá học - GV cho HS dựa vào các thông tin trong SGK thảo luận, vận dụng bài tập 2 SGK, điền vào bảng mẫu: - Dựa bảng vừa điền, GV hướng dẫn HS so sánh về đặc điểm của các loại liên kết và điều kiện xuất hiện liên kết. Hoạt động 2: Mạng tinh thể. - GV yêu cầu HS dựa vào các thông tin trong SGK thảo luận và trả lời bài tập 6 SGK . Hoạt động 3: Điện hóa trị - GV tổ chức cho HS tiếp tục thảo luận - HS thảo luận và điền vào bảng - HS rút ra sự so sánh - HS thảo luận và trả lời - HS thảo luận và trả lời * Kiến thức cần nắm vững 1. Liên kết hoá học So sánh Liên kết CHT không cực Liên kết CHT có cực Liên kết ion Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp e ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e) Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận e Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim Nhận xét Liên kết CHT có cực là dạng trung gian giữa liên kết CHT không cực và liên kết ion. 2. Mạng tinh thể. BT 6 SGK. a/ Tinh thể ion Tinh thể nguyên tử Tinh thể phân tử CsBr, CsCl, NaCl, MgO Kim cương Băng phiến, iot, nước đá, CO2. b/ So sánh nhiệt độ nóng chảy của 3 loại tinh thể: - Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn khó bay hơi, khó nóng chảy. - Lực liên kết CHT trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. - Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. c/ Không – Tinh thể ion 3. Điện hóa trị BT 7 SGK. Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số e ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1e nên điện hóa trị là 1+. - Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 e lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 e vào lớp ngoài cùng nên điện hóa trị là 2-, 1-. D. CỦNG CỐ: Ngày tháng 11 năm 06 Tổ trưởng - GV giúp HS tóm tắt lại các kiến thức đã ôn luyện. E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - Chuẩn bị bài tập 1, 3, 4, 8, 9 tr.76 SGK. - Học thuộc lí thuyết chuẩn bị Luyện tập (tt). Ngày soạn: 29/11/2006 Tên bài giảng Tiết: 28 Bài 16. Luyện tập: LIÊN KẾT HÓA HỌC (tt) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Như tiết 27 B. CHUẨN BỊ - Như tiết 27 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro - GV cho HS thảo luận - GV nhận xét bổ sung Hoạt động 2: Số oxi hoá - GV cho HS thảo luận - GV nhận xét bổ sung Hoạt động 3: Độ âm điện và hiệu độ âm điện - GV tổ chức cho HS tiếp tục thảo luận - GV nhận xét bổ sung - HS thảo luận và trình bày. - HS thảo luận và trả lời - HS thảo luận và trình bày. * Kiến thức cần nắm vững 4. Hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro. BT 8 SGK RO2 R2O5 RO3 R2O7 Si, C P, N S, Se Cl, Br RH4 RH3 RH2 RH Si P, N, As S, Te Cl, F 5. Số oxi hoá BT 9 SGK :a/ +7, +6, +5, +5 ; b/ +5, +6, +4, -1, -3. 6. Độ âm điện và hiệu độ âm điện BT 3 SGK : Na2O, MgO, Al2O3 : liên kết ion; SiO2, P2O5, SO3: liên kết CHT có cực, Cl2O7: liên kết CHT không cực. BT 4 SGK : a/ Tính phi kim: F > O > Cl > N b/ Viết công thức cấu tạo à liên kết phân cực mạnh nhất trong dãy là H2O. BT 1 SGK Na à Na+ + 1e; Cl + 1e à Cl-; Mg à Mg2+ + 2e; S + 2e à S2-; Al à Al3+ + 3e; O + 2e àO2- BT 5 SGK Từ cấu hình à STT là 7, có 2 lớp e à CK2, nguyên tố p có 5 e lớp ngoài cùng à nhóm VA. Đó là nitơ. Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3. Từ đó vẽ công thức e và công thức cấu tạo. D. CỦNG CỐ: - GV giúp HS tóm tắt lại các kiến thức đã ôn luyện. Ngày tháng 12 năm 06 Tổ trưởng E. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - BTVN từ 3.45 à 3.57 tr. 26, 27 SBT. - Soạn bài Phản ứng oxi hoá – khử.

File đính kèm:

  • docGiao an 10 Tu Tiet 22.doc
Giáo án liên quan