Bài giảng Tiết 22 Đột biến gen

I/ Mục tiêu

 - HS trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.

 - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.

 II/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ H 21.1- Tr62.

 - Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 22 Đột biến gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương iv: biến dị. Tiết 22 Đột biến gen. I/ Mục tiêu - HS trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người. - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ H 21.1- Tr62. - Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - GV giới thiệu chương IV. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát H21.1- Tr62-SGK đ Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng đ gọi HS lên làm. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS thảo luận tiếp: + Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr62-SGK đ Thảo luận: + Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS quan sát H21.2,3, 4 - Tr63,64-SGK đ Thảo luận: + Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? + Đột biến nào có hại cho sinh vật? + Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình? + Nêu vai trò của ĐB gen? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. I/ Tìm hiểu: Đột biến gen là gì? - HS quan sát H21.1- Tr62-SGK, chú ý về trình tự và số cặp nu đ Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: *Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen. - Đoạn ADN ban đầu (a): + Có 5 cặp nu. + Trình tự: SGK, Tr62. - Đoạn ADNbị biến đổi:...... - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen . * Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế một cặp. II/ Tìm hiểu: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. - HS nghiên cứu < mục II- Tr62, Sgk đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nguyên nhân phát sinh đột biến gen: -Tự nhiên: Do rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường và ngoài cơ thể. - Thực nghiệm: Con người gây đột biến bằng các tác nhân vật lí và hoá học. III/ Tìm hiểu: vai trò của đột biến gen . - HS quan sát H21.2, 3, 4- Tr63, 64-SGK, đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: *Vai trò: - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật. - Đột biến đôi khi có lợi cho con người đ Có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt. - Đoạn ADN bị biến đổi: (Phiếu học tập) Đoạn ADN Số cặp Điểm khác so với đoạn (a) Tên dạng ĐB b c d 4 6 5 - Mất cặp G – X. - Thêm cặp T- A. - Thay cặp A- T bằng cặp G- X. - Mất một cặp. - Thêm một cặp. - Thay cặp nu này bằng cặp nu khác. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr64. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời câu hỏi 1, 2 - SGK, tr64. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr64. - Đọc trước bài 22. - Kẻ phiếu học tập: Đoạn ADN NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng ĐB a b c Tiết 23 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. I/ Mục tiêu - HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST. Giải thích được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân SV và con người. - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Sơ đồ các dạng đột biến. - Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? Nêu ví dụ? - Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân SV? Nêu vai trò và ý nghĩa của ĐB gen đối với SV? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS quan sát H22- Tr65-SGK đ Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng đ gọi HS lên làm. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS thảo luận tiếp: + Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV thông báo: Ngoài 3 dạng trên còn có dạng ĐB: Chuyển đoạn. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr65-SGK đ Thảo luận: + Có những nguyên nhân nào gây phát sinh đột biến cấu trúc NST? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu, tìm hiểu ví dụ 1 và 2 - Sgk đ Thảo luận, trả lời câu hỏi: + Ví dụ 1 là dạng ĐB nào? + Ví dụ nào có lợi cho SV và con người? Ví dụ nào có hại? + Nêu tính chất (lợi, hại) của ĐB cấu trúc NST? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. I/ Tìm hiểu: Đột biến cấu trúc NST là gì? - HS quan sát H22- Tr65-SGK, lưu ý những đoạn có mũi tên ngắnđ Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: *Phiếu học tập: .............. - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. * Các dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. II/ Tìm hiểu: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST. - HS nghiên cứu < mục II- Tr65, Sgk (lưu ý những đoạn mũi tên ngắn) đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Do các tác nhân vật lí, hoá học trong ngoại cảnh đ phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Có thể xuất hiện trong tự nhiên hoặc do con người. - HS nhgiên cứu ví dụ đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: *Vai trò: - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật. - Một số đột biến có lợi cho con người đ Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. - Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST Số tt NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng ĐB a b c - Gồm các đoạn A B C D E F G H. - Gồm các đoạn A B C D E F G H. - Gồm các đoạn A B C D E F G H. - Mất đoạn H - Lặp đoạn B C - Trình tự đoạn B C D đổi lại thành D C B. - Mất đoạn. - Lặp đoạn. - Đảo đoạn. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr66. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời câu hỏi 1, 2 - SGK, tr66. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr66. - Đọc trước bài 23. - Sưu tầm tranh ảnh một số dạng đột biến. Tiết 24 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. I/ Mục tiêu - HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 hoặc 1 số cặp NST. Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n - 1). Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST. - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Sơ đồ H 23.1,2- Sgk. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Mô tả các dạng ĐB đó? - Nêu vai trò và ý nghĩa của ĐB cấu trúc NST đối với SV và con người? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr65-SGK đ Thảo luận: + Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào? + Thế nào là hiện tượng dị bội thể? - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV phân tích thêm: Có trường hợp mất 1 cặp NST tương đồng hoặc có thể có một số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST đ Tạo ra các dạng khác: 2n -2; 2n + 1; 2n - 1. - GV yêu cầu HS quan sát H23.1- Tr67-SGKđ Thảo luận, làm bài tập mục 6- T67. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV lưu ý HS: Hiện tượng dị bội thể gây ra các biến đổi hình thái: Kích thước, hình dạng,... Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS quan sát H23.1- Tr67-SGKđ Thảo luận, nhận xét: + Sự phân li cặp NST trong quá trình hình thành giao tử ở trường hợp bình thường? ở trường hợp rối loạn phân bào? + Các giao tử trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng NST như thế nào? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV treo tranh H23.2- Sgk đ Gọi HS lên trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội. - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV thông báo: ở người nếu tăng 1 NST ở cặp NST 21 đ gây bệnh đao. - GV yêu cầu HS thảo luận tiếp: + Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể? I/ Tìm hiểu: Hiện tượng dị bội thể. - HS đọc < mục II- Tr65-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Hiện tượng dị bội thể là đột biến thêm hoặc mất 1 NST thuộc 1 cặp NST nào đó đ Có thể xảy ra ở người, động vật và thực vật. * Các dạng: 2n + 1; 2n - 1. - HS quan sát H23.1- Tr67-SGKđ Thảo luận, làm bài tập mục 6- T67 (đối chiếu các quả từ II đ XII với nhau và với quả I). - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra nhận xét: * Kích thước: - Lớn: VI. - Nhỏ: V, XI. * Gai dài hơn: IX. II/ Tìm hiểu: Sự phát sinh thể dị bội. - HS quan sát H23.1- Tr67-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Yêu cầu nêu được: * Bình thường: Mỗi giao tử có 1 NST. * Rối loạn: - 1 giao tử có cả 2 NST. - 1 giao tử không có NST nào. => Hợp tử có (2n + 1) NST hoặc (2n - 1) NST. - HS lên trình bày đ Lớp nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận: * Cơ chế phát sinh thể dị bội: - Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân liđ Tạo 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào . - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra nhận xét: *Hậu quả: Gây biến đổi hình dạng, kích thước, màu sắc, ở thực vậthoặc gây bệnh NST. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr68. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời câu hỏi: + Hãy phân biệt hiện tượng dị bội hể và thể dị bội? + Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n + 1)? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr68. - Đọc trước bài 24. - Sưu tầm tư liệu và tranh ảnh mô tả 1 giống cây trồng đa bội. - Kẻ phiếu học tập: STT Đối tượng quan sát Đặc điểm Mức bội thể Kích thước cơ quan 1 Tế bào cây rêu 2 Cây cà độc dược 3 Tiết 25 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. I/ Mục tiêu - HS phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội. Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt được 2 trường hợp trên. Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống. - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Sơ đồ H 24.5- Sgk. - Phiếu học tập. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Phân biệt hiện tượng dị bội hể và thể dị bội? - Hoạt động nào dẫn đến hình thành thể dị bội có (2n + 1) NST hoặc (2n - 1) NST? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV nêu câu hỏi: + Thế nào là thể lưỡng bội? - GV yêu cầu HS đọc < mục III- Tr69-SGK đ Thảo luận: + Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n,... có hệ số của n khác với thể lưỡng bội như thế nào? + Thế nào là hiện tượng đa bội thể? +Thể đa bội là gì? - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV thông báo: Sự tăng số lượng NST; ADNđ ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá và kích thước tế bào. - GV yêu cầu HS đọc< và quan sát H24.1đ 4 - Tr69-SGKđ Thảo luận, làm bài tập mục 6- T70: + Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) với kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây trên như thé nào? Nguyên nhân? Điều đó có ý nghĩa gì? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng (rút ra kết luận 1). - GV yêu cầu HS thảo luận tiếp: + Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? + Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng? Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS: + Nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân? - GV yêu cầu HS quan sát H24.5- Tr70-SGKđ Thảo luận: + So sánh giao tử và hợp tử ở sơ đồ H24.5 a và 24.5 b? + Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào minh hoạ sự hình thành thể đ bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS thảo luận tiếp: + Vậy cơ chế hình thành thể đa bội là gì? III/ Tìm hiểu: Hiện tượng đa bội thể. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS đọc < mục III- Tr69-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên là bội số của n (nhiều hơn 2n) đ Hình thành các thể đa bội. (Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ) - HS quan sát H24.1,2, 3, 4 - Tr69- SGK đ Thảo luận, làm bài tập mục 6- T70. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra nhận xét: * Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN tăng tương ứngđ Vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh hơn đ Kích thước tế bào của cơ thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu tốt. * Dấu hiệu nhận biết: Tăng kích thước các cơ quan. * ứng dụng: - Tăng kích thước thân, cànhđ Tăng sản lượng gỗ. - Tăng kích thước thân, lá, củ đ Tăng sản lượng rau, màu. - Tạo giống có năng suất cao. II/ Tìm hiểu: Sự hình thành thể đa bội. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS quan sát H24.5- Tr70-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường dưới ảnh hưởng của tác nhân vật lí, hoá học, ... đ Không phân li tất cả các cặp NSTđ Tạo ra thể đa bội. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr71. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời câu hỏi 1, 20- Sgk, tr71. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr71. - Đọc trước bài 25.

File đính kèm:

  • docTiet 22- 25.doc