1.1 Kiến thức:
Học sinh biết được:
- Cacbon cĩ 3 dạng th hình chính: kim cương, than chì, cacbon vơ định hình.
- Cacbon vô định hình ( than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
HS hiểu được: TCHH của C là TCHH của C vô định hình ; chứ́ng minh C là PK hoạt động hoá học yếu.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33 –Bài 27: cacbon tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày dạy: 3 / 12 / 2012
Tiết 33 –Bài 27:
Kí hiệu hóa học: C
Nguyên tử khối:12 đ.v.C
u MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
Học sinh biết được:
- Cacbon cĩ 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì, cacbon vơ định hình.
- Cacbon vơ định hình ( than gỗ, than xương, mồ hĩng…) cĩ tính hấp phụ và hoạt động hĩa học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hĩa học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
HS hiểu được: TCHH của C là TCHH của C vơ định hình ; chứng minh C là PK hoạt đợng hoá học yếu.
1.2 Kỹ năng:
HS thực hiện được:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
HS thực hiện thành thạo:
- Viết các PTHH của cacbon với oxi. Với một số oxit kim loại
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hĩa học
1.3 Thái độ:
- Học sinh hứng thú với những kiến thức có được từ một chất quen thuộc trong cuộc sống.
- Có ý thức tìm tòi học hỏi môn hóa học nhằm khám phá những kiến thức mới cuả những chất mới.
v NỢI DUNG BÀI HỌC
Tính chất hĩa học của cacbon
Ứng dụng của cacbon
Các dạng thù hình của Cacbon
w CHUẨN BỊ
3.1 GV: bảng phụ, phiếu học tập
Tranh mô tả cấu tạo của kim cương và than chì
Hóa chất:than gỗ tán nhỏ và mẩu than nhỏ sấy khô, nước pha màu (mực tím), lọ khí oxi, bột CuO, nước vôi trong.
Dụng cụ: ống nghiệm , nút cao su có ống dẫn thủy tinh (đầu vuốt nhọn),cốc thủy tinh, đèn cồn, giá sắt, nút có ống dẫn khí.
3.2 HS:ôn tính chất của phi kim và xem bài 27: Cacbon /82-83
Các dạng thù hình của cacbon
Tính chất vật lý quan trọng của cacbon
Tính chất hóa học của cacbon
x TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện :KTSS
4.2 Kiểm tra miệng
Câu hỏi:
Nêu tính chất hóa học của clo. Viết các PTHH minh họa (9đ)
Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. dd HCl B. dd NaOH C. dd NaCl D. H2O
Hãy chọn câu trả lời đúng (8đ)
Trả lời:
GV: gọi 2 HS làm bài
HS1:tính chất hóa học của clo
a. Clo có tính chất hóa học của phi kim:
Cl2 + 2Na 2NaCl
Cl2 + H2 2HCl
Vậy: Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh
b. Clo có tính chất hóa học riêng là: tác dụng được với nước và với dd kiềm
PTHH: Cl2 + H2O HCl + HClO
Cl2 + 2NaOH " NaCl + NaClO
HS2: chọn B.
GV: gọi HS khác ở lớp nhận xét bài làm và sửa sai nếu có. GV kết luận chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học
HOẠT ĐỢNG 1: (10 phút)
I. Các dạng thù hình của cacbon
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: Dạng thù hình là gì ? các dạng thù hình của C
Kĩ năng: phân biệt các dạng thù hình C
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp tìm tòi
Phương tiện dạy học: khơng
(3) Các bước hoạt đợng:
HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu khái niệm dạng thù hình là gì ?
GV: cho ví dụ về nguyên tố oxi tồn tại hai dạng đơn chất khác nhau là oxi (O2) và ozon (O3)
Hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa oxi và ozon?
HS:trả lời:
Giống nhau: đều do 1 nguyên tố oxi tạo nên.
Khác nhau: oxi có 2 nguyên tử, còn ozon có 3 nguyên tử.
GV: nhận xét và thông báo:nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi và ozon. Vậy : dạng thù hình là gì?
HS:dạng thù hình là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng một tố hóa học tạo nên.
Bước 2: tìm hiểu các dạng thù hình của C
GV: cacbon có những dạng thù hình nào?
HS:Cacbon gồm có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
GV: mỗi dạng thù hình đều có tính chất vật lý khác nhau. Em hãy nêu tính chất vật lý của từng dạng thù hình C.
HS: kim cương:cứng, trong suốt, không dẫn điện; than chì: mềm, dẫn điện; cacbon vô định hình ( than gỗ, than đá, than xương…): xốp, không dẫn điện.
GV:sở dĩ C có 3 dạng thù hình là do trật tự sắp xếp của nguyên tử C khác nhau.
GV:qua các dạng thù hình của C nên C dùng để làm gì?
HS: làm điện cực, đồ trang sức, làm ruột bút chì…
Lưu ý: chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình, vì đây là dạng hoạt động hóa học nhất của cacbon
Các dạng thù hình của Cacbon
1. Dạng thù hình là gì?
- Dạng thù hình là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng một tố hóa học tạo nên.
Ví dụ: nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình đó là khí oxi (O2)và khí ozon (O3)
2. Các dạng thù hình của cacbon:
Cacbon gồm có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
HOẠT ĐỢNG 2: (20 phút)
II. Tính chất của cacbon
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: Tính chất của cabon: tính hấp phụ; Tính chất hoá học : tác dụng với oxi; oxit kim loại.
Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các PTHH của cacbon với oxi. Với một số oxit kim loại
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: thí nghiệm; nêu – giải quyết vấn đề.
Phương tiện dạy học:
Hóa chất:than gỗ tán nhỏ và mẩu than nhỏ sấy khô, nước pha màu (mực tím), lọ khí oxi, bột CuO, nước vôi trong.
Dụng cụ: ống nghiệm , nút cao su có ống dẫn thủy tinh (đầu vuốt nhọn),cốc thủy tinh, đèn cồn, giá sắt, nút có ống dẫn khí.
(3) Các bước hoạt đợng:
HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu tính chất hấp phụ của C bằng thí nghiệm
GV: ngoài các tính chất vật lý đã nêu ở trên, C còn có tính chất vật lý nào đặc biệt?
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm:tính chất hấp phụ của cacbon.
- Lắp dụng cụ như H.3.7 SGK/ 82
- Lần lượt cho bông, bột than gỗ đã nghiền nhỏ vào ống hình trụ
- Đặt cốc thủy tinh xuống dưới
- Rót nước pha màu (mực tím) cho chảy qua lớp than gỗ.
F Quan sát hiện tượng thu được ở cốc thủy tinh, giải thích và rút ra nhận xét.
HS: ở cốc thủy tinh: thu được dd trong suốt không màu.
- Giải thích: do than gỗ xốp có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ.
GV: thực tế khi cơm bị khê ta cho mộ ít than củi vào thì mùi khê bị mất đi; ngoài ra còn dùng lọc nước, làm trắng đường…
GV: than gỗ, than xương… mới đều có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính còn dùng để chế tạo mặt nạ phòng độc.
Bước 2: Tìm hiểu TCHH của C
GV: cacbon có tính chất hóa học của phi kim không?
GV: Các em xem thí nghiệm sau: đốt cháy cacbon trong oxi và trả lời những câu hỏi sau:(GV: đưa bảng phụ lên bảng)
- So sánh ngọn lửa khi C cháy trong không khí và trong oxi?
- Chất khí tạo thành là chất khí gì?
- Kết luận gì về C phản ứng với oxi?
- Viết PTHH xảy ra.
- Phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?
- C và O2 đóng vai trò gì trong phản ứng trên?
GV:Em hãy nêu ứng dụng của phản ứng trên?
HS:C dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
GV: thông báo: C tác dụng với hiđrô (ở nhiệt độ 1000OC),với kim loại (như với canxi trong lò điện) nhưng phản ứng xảy ra rất khó khăn. Chính vì vậy, C là một phi kim hoạt động hóa học yếu.
GV: tuy nhiên cacbon cũng có đặc điểm riêng của nó là tác dụng với oxit kim loại. Các em quan sát thí nghiệm sau:
- Trộn một thìa nhỏ bột CuO khô với 2 thìa nhỏ C đã tán nhỏ sấy khô, cho một ít hỗn hợp vào ống nghiệm khô, đậy nút có ống dẫn khí đi qua cốc đựng nước vôi trong, lắp dụng cụ như hình 3.9 SGK/ 83.
- Nung nóng hỗn hợp dưới ngọn đèn cồn.
FQuan sát hiện tượng xảy ra và trả lời theo nội dung phiếu học tập sau:
+ Trước khi đun nóng C + CuO có màu gì?
+Sau khi đun nóng hỗn hợp trên có màu gì?
+ Màu của hỗn hợp sau phản ứng là màu của chất nào?
+ Dung dịch nước vôi thay đổi như thế nào? Chúng tỏ sau phản ứng chất gì đã tạo thành?
+ Viết PTHH xảy ra.
+ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Xác định vai trò của C trong phản ứng trên.
GV:chọn một phiếu trả lời bất kỳ cùng HS nhóm khác sửa bài.
GV: C đã khử CuO thành Cu, như vậy C cũng khử các oxit kim loại khác như: ZnO, PbO… thành kim loại Zn, Pb…
GV: với tính chất này C dùng để làm gì?
HS: dùng để điều chế một số kim loại từ oxit kim loại…
Tính chất của cacbon
1. Tính chất hấp phụ:
- Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ.
- Than gỗ, than xương,… mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính.
2. Tính chất hóa học:
- Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu
a. Cacbon tác dụng với oxi:
+ Cacbon cháy trong oxi tạo thành cacbonđioxit: CO2
+ Là chất khử, phản ứng tỏa ra nhiều nhiệt.
PTHH: C + O2 CO2 + Q
b. Cacbon tác dụng với oxit kim loại:
+ PTHH:
2CuO + C 2Cu + CO2
(r) (r) (r) (k)
Đen đen đỏ không màu.
Vậy: tính chất hóa học quan trọng của C là tính khử.
HOẠT ĐỢNG 3: (5 phút)
III. Ứng dụng của Cacbon
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: Tuỳ theo dạng thù hình của C mà có ứng dụng khác nhau.
Kĩ năng: nêu ứng dụng của C qua từng tính chất, PTHH và các dạng thù hình C.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp tìm tòi
Phương tiện dạy học: khơng
(3) Các bước hoạt đợng:
HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Tích hợp GD hướng nghiệp
GV: qua các dạng thù hình của C và kết hợp với tính chất của C mà C có ứng dụng gì trong đời sống cũng như trong sản xuất?
HS: trả lời:
- Than chì dùng làm than cực, ruột bút chì, chất bôi trơn.
- Kim cương: dùng làm đồ trang sức, dao cắt kính, mũi khoan…
- Cacbon vô định hình:
+ than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu, khử mùi…; + than đá, than gỗ dùng làm nhiên liệu, làm chất khử điều chế một số kim loại…
Ưùng dụng của cacbon.
- Than chì dùng làm than cực, ruột bút chì, chất bôi trơn.
- Kim cương: dùng làm đồ trang sức, dao cắt kính, mũi khoan…
- Cacbon vô định hình:
+ than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu, khử mùi…; + than đá, than gỗ dùng làm nhiên liệu, làm chất khử điều chế một số kim loại…
y TỞNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tởng kết
- GV: em hãy dùng lược đồ tư duy tĩm tắt tính chất của C.
- Bài tập:
Viết PTHH của C với các oxit sau:
a. CuO b. PbO c. CO2 d. FeO
Hãy cho biết loại phản ứng; vai trò của C trong các phản ứng và nêu ứng dụng của từng phản ứng.
Đáp án:
C + 2CuO 2Cu + CO2
C + 2PbO 2Pb + CO2
C + CO2 2CO
C + 2FeO 2Fe + CO2
Các phản ứng a, b, d là phản ứng oxi hóa khử - C là chất khử: dùng để điều chế kim loại; còn b là phản ứng hóa hợp – C là chất khử: dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp.
5.2 Hướng dẫn học tập:
Đới với bài học ở tiết học này:
- Học bài: các dạng thù hình của C và tính chất của C.
- Làm bài tập:1,3,4,5 SGK / 84
Đới với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Đọc bài 28:” Các oxit của cacbon” SGK / 85 và trả lời theo nội dung sau:
So sánh được tính chất vật lý và tính chất hóa học của CO và CO2
Nêu ứng dụng của CO và CO2
PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Tiet 33 Cacbon.docx