Bài giảng Tiết 37 và 38 (bài 24): tính chất của oxi

I. MỤC TIÊU: Học sinh biết được những kiến thức và kỹ năng sau:

1/ Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

2/ Khí Oxi là 1 đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hoá trị II.

3/ Viết được PTHH của Oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt.

4/ Nhận biết được khí Oxi, biết sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong Oxi

 

doc19 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37 và 38 (bài 24): tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ Tiết 37 và 38 (Bài 24): TÍNH CHẤT CỦA OXI I. MỤC TIÊU: Học sinh biết được những kiến thức và kỹ năng sau: 1/ Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. 2/ Khí Oxi là 1 đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hoá trị II. 3/ Viết được PTHH của Oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt. 4/ Nhận biết được khí Oxi, biết sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong Oxi II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Điều chế sẵn khí O2 cho vào ống nghiệm (hoặc lọ). Mỗi nhóm 4 lọ khí Oxi sẵn và một số hoá chất và dụng cụ như: Lưu huỳnh, phốt pho, sắt (dây thép), đèn cồn, diêm sinh, thừa sắt (quấn sẵn que diêm sinh vào dây sắt). HS: Đọc trước nội dung kiến thức bài Oxi trong SGK. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: TIẾT 37 GV giới thiệu vào bài (như SGK) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1: Giới thiệu về Oxi GV cho HS ghi KHHH, CTHH, NTK và PTK của Oxi GV: Nguyên tố Oxi có trong tự nhiên ntn? KHHH: O CTHH: O2 NTK: 16; PTK: 32 * Hoạt động 2: Tính chất vật lý của Oxi GV: Giới thiệu lọ đựng khí Oxi, cho HS quan sát, nhận xét trạng thái màu, mùi của khí Oxi. (Để quan sát mùi, cho HS (phẩy nhẹ) khoát nhẹ khí Oxi vào mũi ngửi) GV: Bằng thực nghiệm người ta thấy rằng ở 200C 1 l H2O + 31 ml O2 1 l H20 + 700 l khí NH3 => Khí Oxi là chất tan nhiều hay tan ít trong H2O. GV: Oxi là chất khí nên so sánh với không khí Để biết được khí Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí, ta phải làm gì ? GV cho HS tính tỉ khối d O2/kk => khí Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí ! GV: Khí Oxi -> Oxi lỏng được không ? cần đk gì ? Oxi lỏng có màu gì ? GV: Như vậy, hãy nêu lại đầy đủ tính chất vật lí của khí Oxi ? GV: Đưa lên màn hình tính chất vật lí của khí Oxi. I- TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Khí Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí - Oxi (lỏng) hoá lỏng ở - 1830C Oxi hoá lỏng có màu xanh nhạt. * Hoạt động 3: Tính chất hoá học của Oxi GV: Khí Oxi có khả năng tác dụng với những tính chất nào ? GV: Nghiên cứu khí Oxi tác dụng với phi kim tiêu biểu S và P - Cho HS các nhóm làm TN đốt S trong không khí và trong khí Oxi và quan sát hiện tượng GV: Hãy so sánh hiện tượng của S cháy trong không khí và trong Oxi GV: S cháy trong không khí Oxi tạo ra sản phẩm là gì ? - Viết PTHH của phản ứng xảy ra GV: Ta nghiên cứu tiếp: phi kim P cháy - Cho HS làm TN (P đỏ là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước) GV: Hướng dẫn từng bước tiến hành TN B1: Đưa muỗng sát có P vào lọ khí Oxi. Quan sát hiện tượng B2: Đốt P cháy ngoài không khí. Quan sát hiện tượng B3: Đưa P đang cháy vào lọ khí Oxi. Quan sát hiện tượng ? (Có ít nước ở đáy lọ) GV: Hãy so sánh sự cháy của P trong không khí và trong khí Oxi. Nhận xét chất tạo thành ở trong lọ và ở thành lọ ? GV: Hãy viết PTHH của phản ứng P cháy trong O2 GV: Hãy nêu lại tính chất vật lí của khí O2? - Nêu tính chất hoá học của S và P cháy trong khí O2. II- TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 1/ Tác dụng với phi kim: a- Tác dụng với lưu huỳnh: Lưu huỳnh cháy trong khí Oxi (hoặc không khí) tạo ra Lưu huỳnh đi Oxit (SO2) (khí Sunfurơ) t0 PTHH: S(r) + O2 (k) -> SO2 (k) b- Tác dụng với phot pho: t0 Phot pho cháy trong khí Oxi (hoặc không khí) tạo thành đi phot pho penta Oxit (P2O5) PTHH: 4P(r) + 5O2 (k) -> 2P2O5 HS: Lên ghi KHHH, CTHH, NTK và PTK của Oxi HS: Oxi là ngtố phổ biến nhất trong tự nhiên (chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất). Ở dạng đơn chất, khí Oxi có trong không khí, dạng hợp chất, ngtố Oxi có trong nước, đường, đất đá, cơ thể người, động vật, thực vật … HS: Oxi là chất khí, không màu, không mùi HS: Qua đó thấy khí O2 ít tan trong nước HS để biết được sự nặng hay nhẹ của khí Oxi đối với không khí thì ta tìm tỉ khối d O2/kk: HS: d O2/kk = => Khí Oxi nặng hơn không khí xấp xỉ 1,1 lần HS: Khí Oxi hoá lỏng ở điều kiện –1830C Oxi lỏng có màu xanh nhạt. HS: (nêu lên đầy đủ tính chất vật lí của Oxi) HS: Khí Oxi tác dụng với phi kim, kim loại và nhiều hợp chất khác HS: Các nhóm tiến hành TN Đốt S cháy trong O2 và trong không khí và quan sát hiện tượng xảy ra. HS: Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt cháy trong khí Oxi mãnh liệt hơn, tạo ra khói trắng. t0 t0 HS: Tạo ra khí Lưu huỳnh đi Oxit (SO2) (Khí Sunfurơ) và rất ít (khí) lưu huỳnh đi Oxit (SO3) HS: Viết PTHH: S(r) + O2 (k) -> SO2(k) HS: Các nhóm tiến hành TN: - Đưa muỗng sắt có chứa P vào lọ đựng khí Oxi. Quan sát có dấu hiệu phản ứng hoá học không ? - Đốt P cháy ngoài không khí rồi đưa vào lọ đựng khí Oxxi. Quan sát hiện tượng, nhận xét HS: P cháy trong khí Oxi với ngọc lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là đi phot pho penta oxit và có công thức P2O5. t0 HS: PTHH: 4P(r) + 5O2(k) -> 2P2O5(r) HS: Nhắc lịa đầy đủ tính chất vật lí của Oxi HS: Trình bày lại tính chất của S, P cháy trong Oxi sinh ra sản phẩm IV. DẶN DÒ: Hôm nay tìm hiểu tính chất của Oxi đến đây. Tiết đến ta nghiên cứu tiếp. Các em học bài và làm bài tập số 4,6/84 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾT 38: III. TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: - Nêu tính chất vật lí của khí Oxi ? - Nêu tính chất HH của khí Oxi tác dụng với các phi kim S, P. Viết PTPƯ minh hoạ * Hoạt động 2: Xét tiếp tính chất hoá học của khí Oxi. GV: Thông báo khí Oxi tác dụng với kim loại tiêu biểu là tác dụng với sắt GV: Hướng dẫn học sinh làm TN: Sắt cháy trong không khí Oxi GV: Đưa dây sắt vào lọ khí Oxi em thấy có dấu hiệu gì không ? GV: Cho HS làm tiếp TN đốt sắt cháy trong khí Oxi -> nhận xét hiện tượng. GV: Y/cầu HS lên viết PTHH của phản ứng GV: Giải thích FeO.FE2O3 -> Fe3O4 Oxit sắt từ Sắt (II, III) Oxit cháy GV giải thích: Que diêm -> Than C C + O2 -> CO2 + Q (than) nhiệt của phản ứng làm cho sắt nóng lên đến t0 cần thiết để có thể cháy được trong Oxi -> các tia sáng bắn ra là dấu hiệu lúc sắt cháy trong O2. 1/ Tác dụng với kim loại: + Tác dụng với sắt: Sắt cháy trong khí Oxi sinh ra Oxit sắt từ (Fe3O4) hay sắt (II, III) Oxit (FeO.Fe2O3). PTHH: (t0) 3Fe(r) + 2O2(k) -> Fe3O4(r) GV: G/thiệu khí Oxi tác dụng với hợp chất GV: Trong đời sống có những hợp chất khí được hoá lỏng trong bình gaz, trong bật lửa đó là khí metan (CuH2O) hay khí có trong hố bioga, trong bùn ao, đó là khí metan (CH4). Các khí này cháy được với khí Oxi trong không khí sinh ra khí Carbonic hơi nước và toả nhiệt. Em hãy viết PTPƯ: metan cháy với khí Oxi và Butan cháy với Oxi. GV: Qua tính chất hoá học của khí Oxi, em (hãy) có nhận xét gì về đơn chất khí Oxi ? 3/ Tác dụng với hợp chất: + Tác dụng với metan: (CH4) Metan cháy trong không khí sinh ra khí CO2 và hơi H2O toả nhiều nhiệt. PTHH: (t0) CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O (k) (k) (k) (H) * Hoạt động 3: Luyện tập - Cho HS làm bài tập trả lời miệng: 1, 6/84 SGK và bài tập 4/84 SGK GV: Hướng dẫn HS giải bài tập 4 => Kết luận: (SGK-trang 83) GV: Hướng dẫn HS giải bài tập 4 Phương pháp tìm lượng chất dư trong 2 chất tham gia phản ứng: Bước 1: Lập tỉ số (đ/với từng chất tham gia) Số mol theo đề Số mol theo phương trình Bước 2: So sánh 2 tỉ số, chất nào có tỉ số lớn hơn thì chất đó dư GV cho các nhóm thảo luận làm btập 4 GV: Đưa lời giải của các nhóm lên màn hình -> nhận xét. GV nhận xét bổ sung, cho điểm GV đưa lên màn hình lời giải đúng và giảng giải cho HS hiểu. * Giải bài tập 4/84/SGK: a/ PTHH: 4P + 5O2 -> 2P2O5 4 mol 5 mol 2 mol 0,4 mol X mol Y mol Số mol P : Số mol O2 : * Lập tỉ số: P: 0,106>0,1 O2: => O2 dư => PTPƯ tính theo lượng P Số mol O2 tham gia phản ứng: X= Số mol O2 dư: 0,53 - 0,5 = 0,03 mol b/ Chất đi phot pho penta Oxit P2O5 tạo thành số mol P2O5 tạo thành: Y = Khối lượng P2O5 tạo thành: HS: Trả lời bài cũ - Nêu được tính chất vật lí của khí Oxi - Nêu được các phản ứng cháy của S, P với Oxi và sản phẩm sinh ra viết PTPƯ. HS: Làm TN sắt tác dụng với Oxi - Lấy 1 đoạn dây thép (thành phần có sắt) đưa vào lọ chứa khí Oxi. Quan sát hiện tượng. HS: Không thấy dấu hiệu gì. HS: Các nhóm làm TN - Quấn vào đầu dây thép 1 đoạn que diêm và sắt cháy ngoài không khí rồi đưa vào lọ khí Oxi. => HS nhận xét hiện tượng: Khi cho dây sắt có quấn que diêm sinh đốt cháy vào lọ khí Oxi mẫu than cháy tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) Oxit hay còn gọi là Oxit sắt từ có công thức: Fe3O4 HS: PTHH của phản ứng: (t0) 3Fe (r) + 2O2 (k) -> Fe3O4 (r) HS: Lắng nghe kiến thức GV thông báo HS viết PTHH của phản ứng metan cháy với khí Oxi và Butan cháy với khí Oxi (t0) CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O (k) (k) (k) (H) (t0) 2C4H2O + 13O2 -> 8CO2 + 10H2O (k) (k) (k) (H) HS: Nhận xét: Khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở t0 cao, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, ngtố Oxi có hoá trị II. HS1: Làm bài tập 1/84/SGK HS2: Làm bài tập 6/84/SGK HS: Lắng nghe kiến thức GV hướng dẫn HS thảo luận giải Btập 4 HS nhận xét bài các bạn giải HS: Ghi bài giải của btập4 vào vở IV. DẶN DÒ: Học bài và làm bài tập V. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 39: SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI I. MỤC TIÊU: Học sinh hiểu được các kiến thức và kỹ năng sau: 1/ Sự tác dụng của Oxi với 1 chất là sự Oxi hoá. Biết dẫn ra những ví dụ minh hoạ 2/ Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Biết dẫn ra được những ví dụ để minh hoạ 3/ Ứng dụng của khí Oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống sản xuất. 4/ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết CTHH của Oxit và PTHH tạo thành Oxit II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ, bảng nhóm, tranh ảnh về ứng dụng của Oxi (hình 4-4)/88/SGK. HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học SGK-Sưu tầm tranh nói về ứng dụng của khí O2. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: GV giới thiệu vào bài (như SGK) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu tính chất hoá học của khí Oxi. Viết PTHH minh hoạ. GV: Qua tính chất hoá học của O2, có nhận xét gì về khí O2 ? * Hoạt động 2: SỰ OXI HOÁ GV: Chỉ vào các phản ứng hoá học HS vừa mới ghi. - Oxi có thể tác dụng với các đơn chất (S, P, Fe), với hợp chất (CH4) => Qua các phản ứng đó, ta nói có sự Oxi hoá xảy ra: - Sự oxi hoá S, sự oxi hoá P, sự oxi hoá CH4 v.v… Vậy, thế nào là sự oxi hoá ? GV bổ sung: Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất. GV: Đưa lên màn hình về định nghĩa: Sự oxi hoá và ví dụ. HS: Trả lời đầy đủ các tính chất hoá học của oxi-Viết PTPƯ để minh hoạ. HS: Trả lời phần kết luận về khí O2 HS: Lắng nghe GV dẫn dắt HS: Sự tác dụng của Oxi với một chất là sự oxi hoá. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I- SỰ OXI HOÁ: 1/ ĐN: Sự tác dụng của Oxi với một chất gọi là sự oxi hoá 2/ Ví dụ: Sự oxi hoá S: S + O2 -> SO2 Sự oxi hoá khí CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O * Hoạt động 3: PHẢN ỨNG HOÁ HỢP GV: Đưa lên màn hình một số PTHH. Yêu cầu HS xác định số chất tham gia, số chất sản phẩm và rút ra nhận xét đặc điểm chung của các phản ứng đó. GV: Các phản ứng trên đây được gọi là phản ứng hoá hợp (GV ghi lên ví dụ: Các phản ứng hoá hợp). Vậy thế nào là phản ứng hoá hợp ? GV: Giới thiệu thêm: Các PƯHH xảy ra có kèm theo nhiệt toả ra gọi là p/ứng toả nhiệt. Yêu cầu HS cho ví dụ 1 số p/ứng toả nhiệt. HS: Trả lời đầy đủ các tính chất hoá học của oxi-Viết PTPƯ để minh hoạ. HS: Trả lời phần kết luận về khí O2 HS: Lên chọn số chất phản ứng, số chất sản phẩm và rút ra nhận xét: - Các p/ứng đều có 1 chất tạo thành HS: Phát biểu ĐN về phản ứng hoá hợp HS: Các PƯ toả nhiệt như than, S, P cháy trong Oxi đều toả nhiệt. II- PHẢN ỨNG HOÁ HỢP: 1/ Ví dụ: Các phản ứng hoá hợp Phản ứng hoá học Số chất tham gia Số chất sản phẩm 4P + 5O2 -> 2P2O5 3Fe + 2O2 -> Fe3O4 K2O + H2O -> 2KOH 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 -> 4Fe(OH)3 2 2 2 3 1 1 1 1 2/ Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học. Trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu * Hoạt động 4: ỨNG DỤNG CỦA OXI GV: Giới thiệu tranh vẽ 4-4/88 SGK y/cầu HS nêu ứng dụng của Oxi trong cuộc sống. GV: Khí O2 được ứng dụng trong 2 lĩnh vực quan trọng nhất, đó là những lĩnh vực nào ? GV: Khí O2 được ứng dụng trong lĩnh vực hô hấp như thế nào ? - Trong lĩnh vực đốt nhiên liệu ntn ? III- ỨNG DỤNG: Khí Oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt cháy nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. * Hoạt động 5: CỦNG CỐ - Cho HS làm bài tập 1/87, trả lời miệng - Bài 2/87 làm lên giấy trong - Bài 4/87 trả lời miệng HS: Nhìn tranh vẽ nêu lên các ứng dụng của Oxi HS: Khí O2 được ứng dụng trong 2 lĩnh vực đó là sự hô hấp và sự đốt cháy nhiên liệu. HS: Đưa ra 1 số trường hợp khí O2 được dùng cho sự hô hấp: (Bệnh nhân khó thở, chiến sĩ chữa cháy, phi công bay trên cao, thợ lặn …) HS: Đưa ra 1 số trường hợp khí O2 được dùng làm nhiên liệu. IV. DẶN DÒ: Học bài và làm bài tập SGK + Sách bài tập + Đọc bài đọc thêm Xem trước bài Oxit V. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 40: OXIT I. MỤC TIÊU: 1/ Học sinh biết và hiểu đinh nghĩa oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi 2/ HS biết và hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit 3/ HS biết oxit gồm 2 loại chính là oxit và oxit bazơ. Biết dẫn ra v/d minh hoạ. 4/ HS biết vận dụng thành thạo qui tắc lập CTHH đã học ở chương I để lập công thức của oxit. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ HS: Ôn lại bài 9: CTHH và bài 10: Hoá trị ở chương I III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: GV giới thiệu bài mới (như SGK) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Kiểm tra 2 HS. HS1: Viết PTHH biểu diễn sự oxi hoá S, P, Fe => Sự Oxi hoá là gì ? HS2: Các p/ứng trên thuộc loại p/ứng gì ? Thế nào là p/ứng hoá hợp ? Nêu ứng dụng của Oxi ? GV nhận xét bổ sung cho điểm. I- ĐỊNH NGHĨA: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 ngtố là oxi. VD: SO2, SO3, CuO, Fe3O4, P2O5 … * Hoạt động 2: Định nghĩa OXIT GV: Trong các p/ứng trên chất nào là oxit ? (Hãy gọi tên các oxit đó ?) - Em hãy cho thêm vd 1 số oxit mà em biết - Hãy nhận xét thành phần của các oxit đó - Thành phần của oxit có đặc điểm gì giống nhau ? GV nhận xét bổ sung GV: Vậy, thử nêu ĐN về oxit ? GV: Dùng phương pháp grap để grap hoá HS: PTHH biểu diễn sự oxi hoá S, P, Fe S + O2 -> SO2 4P + 5O2 -> 2P2O5 Fe + 2O2 -> FeO4 => Sự Oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất HS: Trả lời HS: Các chất oxit là: SO2 (Lưu huỳnh đioxit), khí sunfurơ P2O5: đi photphoenta oxit Fe3O4: oxit sắt từ HS: Các oxit như: CO2, CuO, SO3, Fe2O3… HS: Hợp chất oxit thành phần gồm có 2 nguyên tố HS: Đều có chứa oxi HS: (ĐN về oxit) định nghĩa đưa lên màn hình Hợp chất Tạo bởi hai nguyên tố OXIT 1 ngtố là Oxi * Hoạt động 2: Công thức Oxit GV: Nếu gọi KH của Oxi là O của ngtố khác có KH là M. n: là hoá trị của M x, y lần lượt là chỉ số của M và O có trong hợp chất Oxit Hãy viết công thức của Oxit dạng tổng quát GV áp dụng qui tắc về hoá trị của hợp chất gồm 2 ngtố ta có thể (viết) lập được đẳng thức ntn ? II- CÔNG THỨC OXIT: MxOy O: KH của ngtố O M: KH của ngtố khác x, y lần lượt là chỉ số của M và O Theo qui tắc hoá trị: n.x=II.y * Hoạt động 3: Phân loại Oxit GV: Thông báo: Phi kim kết hợp với Oxi (hoặc) kim loại có hoá trị cao -> tạo oxit axit Còn kim loại kết hợp với Oxi -> tạo oxit Bazơ. Vậy, có mấy loại (Bazơ) oxit ? GV: Hãy cho VD 1 số oxit axit mà em biết. GV: Thế nào là oxit axit ? GV: Bổ sung và giảng giải về ĐN oxit axit và cho HS biết axit tương ứng (chiếu lên màn hình) GV: Hãy cho VD 1 số oxit Bazơ mà em biết ? GV: Thế nào là oxit Bazơ ? GV: Bổ sung, giảng giải và cho HS biết Bazơ tương ứng (chiếu lên màn hình) GV: Rút ra cho HS thấy thường phi kim tạo ra oxit axit, còn KL thì tạo được oxit Bazơ HS: Nghe, giảng và quan sát để hiểu thành phần của Oxit HS: Công thức của Oxit: MxOy HS: Công thức oxit: MxOy Theo qui tắc về hoá trị ta có: n.x=II.y HS: Có 2 loại oxit: oxit axit và oxit Bazơ HS: CO2, SO2, SO3, P2O5 HS: Trả lời ĐN về oxit axit HS: CuO, CaO, Fe3O4, Fe2O3, Na2O HS trả lời ĐN về oxit axit III- PHÂN LOẠI: oxit axit Có 2 loại oxit oxit Bazơ 1/ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim, tương ứng với axit. VD: CO2, SO3, SO2, P2O5, N2O5 CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3 SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4 SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3 P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4 2/ Oxit Bazơ: là Oxit của kim loại, tương ứng với Bazơ VD: CuO, Na2O, Fe2O3, CaO CuO tương ứng với Bazơ Đồng (II) Hiđroxit Cu(OH)2 Na2O tương ứng với Bazơ Natrihiđroxit NaOH Fe2O3 tương ứng với Bazơ Sắt (III) Hiđroxit Fe(OH)3 tương ứng với axit photphoric H3PO4 * Hoạt động 4: Cách gọi tên GV: cho 1 số công thức oxit yêu cầu HS gọi tên: MgO, Na2O, CaO, Al2O3 GV: Rút ra cách gọi tên của oxit GV: Chiếu lên màn hình cách gọi tên axit và cho VD GV: Thông báo cách gọi tên như trên là đối với ngtố chỉ có 1 hoá trị, còn nếu ngtố có nhiều hoá trị thì gọi ntn ? GV: Nếu KL có nhiều hoá trị vd như Fe Hãy gọi tên các oxit sau: FeO, Fe2O3 GV: Tên của oxit Bazơ được gọi ntn ? GV: chiếu lên màn hình cách gọi tên Oxit Bazơ và VD GV: Hãy gọi tên các oxit sau: CO, CO2, SO2, SO3, P2O5 (GV giới thiệu các tiền tố (tiếp đầu ngữ) cho HS biết đếm). IV. CÁCH GỌI TÊN: Tên Oxit = Tên ngtố + Oxit VD: Na2O: Natri oxit MgO: Magiê oxit + Nếu kim loại có nhiều hoá trị: Tên Oxit Bazơ = Tên kim loại (thêm hoá trị) + Oxit VD: FeO : Sắt (II) Oxit Fe2O3: Sắt (III) Oxit + Nếu phi kim có nhiều hoá trị: Tên Oxit axit = Tên phi kim (có tiền tố chỉ số ngtử phi kim) + Oxit (có tiền tố chỉ số ngtử O2) VD: CO: (Cacbon nôn oxit) Cabon Oxit CO2: Cacbon đioxit (khí cacbonnic) SO3: Lưu huỳnh tri Oxit P2O3: đi photpho tri Oxit P2O5: đi photpho penta Oxit * Hoạt động 5: Củng cố GV: Cho HS lần lượt làm bài tập 1, 4, 5/SGK. Yêu cầu HS sinh hoạt nhóm HS: MgO: Magiê oxit Na2O: Natri oxit CaO : Canxi oxit Al2O3: nhôm oxit HS: Tên oxit = tên ngtố + oxit HS: FeO : Sắt (II) oxit Fe2O3: Sắt (III) oxit HS: Tên của oxit Bazơ là đọc tên kim loại (kèm theo hoá trị) rồi đến oxit HS: CO: Cacbon môn oxit CO2: Cacbon đioxit SO2: Lưu huỳnh đioxit SO3: Lưu huỳnh trioxit P2O5: Photpho penta oxit HS: Thảo luận nhóm trả lời IV. DẶN DÒ: Học bài và làm bài tập SGK + Sách bài tập + Đọc bài đọc thêm Xem trước bài Oxit V. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 41: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI-PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ I. MỤC TIÊU: Học sinh biết được những kiến thức và kỹ năng sau: 1/ HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí Oxi trong phòng TN (đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở t0 cao). 2/ HS biết phản ứng phân huỷ là gì và dẫn ra được ví dụ minh hoạ. 3/ Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Chuẩn bị dụng cụ hoá chất đủ cho 6 nhóm làn TN điều chế O2 và cho GV, HS làm TN điều chế O2 từ KMnO4 và thử khí bay ra bằng que đóm. GV: Làm TN biểu diễn điều chế O2 từ KClO3 không khí hay đẩy nước. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: GV giới thiệu vào bài (như SGK) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Gọi 1HS: Oxit là gì ? Cho ví dụ Làm bài tập 2/91/SGK GV: Gọi tiếp 1 HS thứ 2: Hãy viết CTHH của 3 axit và 3 oxit Bazơ mà em biết và gọi tên các oxit đó. * Hoạt động 2 Điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm GV: Hãy cho biết các ngliệu được dùng để điều chế O2 trong phòng TN ? GV: Những chất đó có đặc điểm gì mà được dùng để điều chế O2. GV: Nêu phương pháp điều chế O2 từ KMnO4 ? GV: Cho các nhóm tiến hành TN và thử khí O2 thu được bằng tàn đóm. GV: Hãy nêu hiện tượng của TN ? GV: Khí bay ra làm tàn đóm bùng cháy là khí gì ? GV: Khí nung nóng KMnO4 thì K2MnO4(r), MnO2(r) và O2(k). Hãy viết PTHH của phản ứng đó. GV: Nếu đi từ KClO3, (GV đưa lên 1 ống nghiệm chứa sẵn KClO3, cho HS quan sát) thì khi nung nóng nó cũng phân huỹ và giải phóng khí O2. Hãy viết PTHH của phản ứng đó. GV giảng tiếp: Phản ứng này nếu ta trộn thêm vào với KClO3 1 lượng MnO2 rồi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta gọi MnO2 là chất xúc tác. GV giải thích “thế nào gọi là chất xúc tác” (là chất thúc đẩy phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng). GV: Rút ra kết luận chung về phương pháp điều chế O2. HS: Oxit là hợp chất có 2 ngtố, trong đó có 1 ngtố là oxit VD: SO3, P2O5, CuO, Fe2O3 2/91: a/ V II Px Oy => V.x = II.y => => x = 2; y = 5 b/ III II Crx Oy => x.III = y.II = => x = 2; y = 3 => CTHH của Gron (III) oxit: Cr2O3 HS lên trả lời. HS: Nguyên liệu để điều chế O2 trong PTN là Kalipemângndt (KMnO4) và KaliClorat (KClO3) HS: KMnO4 và KClO3 là những chất giàu Oxi và dễ bị phân huỹ ở t0 cao. HS: Lấy 1 lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm rồi nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, ta thu được khí oxi. HS: Chất khí sinh ra làm que đóm bùng cháy thành ngọn lửa. HS: Đó là khí Oxi t0 HS: 2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 HS lắng nghe t0 HS: PTHH 2KClO3 -> 2KCl + 3O2 HS: Phương pháp điều chế O2: Lấy 1 lượng nhỏ KMnO4 hoặc KClO3 rồi đun nóng, ta thu được khí O2.

File đính kèm:

  • docHoa 8 ky 2.doc