Bài giảng Tiết 40 : oxit

Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :

Kiến thức

+ Định nghĩa oxit

+ Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị

+ Cách lập CTHH của oxit

+ Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ

+ Đọc tên oxit

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40 : oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : thứ 4 ngày 9 tháng 1 năm 2013 Ngày dạy : thứ 3 ngày 15 tháng 1 năm 2013 Tiết 40 : OXIT I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được : Kiến thức + Định nghĩa oxit + Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị + Cách lập CTHH của oxit + Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ + Đọc tên oxit Kĩ năng + Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố + Đọc tên oxit + Lập được CTHH của oxit + Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH II-Chuẩn bị :Nghiên cứu sgk ,sgv HS ôn lập CTHH của hợp chất III-Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ : HS  : Hoàn thành các phương trình sau : Mg + O2 ----> ....... S + O2 ----> ....... P + O2 ---- > ....... HS : 2 hs lên bảng trả lời, hs dưới lớp làm y/c bài 2 và gọi tên các sản phẩm GV : Nhận xét bổ sung, cho điểm. Hoạt động2 : tìm hiểu oxit ? Từ các phản ứng học sinh viết trên, y/c hs đọc tên các oxit đó. GV giới thiệu các sản phẩm thuộc lọai oxit. ? Ngoài các oxit trên .em hãy kể tên 1 vài oxit khác mà em biết ? HS : ? Em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong các hợp chất đó. Vậy em hãy cho biết oxit là gì ? HS: GV : y/c hs làm bài tập sau : Cho các chất sau, Hãy cho biết chất nào là oxit, chất nào không phải là oxit? 1. MgO 2. K2O 3. KMnO4 4. NO2 5 . HCl. ? Tai sao KMnO4, HCl ko phải là oxit? Hoạt động2 :Lập CTHH của oxit ? Nêu lại qui tắc về hóa trị đối với hợp chất hai nguyên tố : AxBy HS : ax = by ?Đối với oxit em nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trong công thức oxit ? Hs : Đối với oxit thì nguyên tố kia là oxi : n II MxOy n . x = II.y Nguyên tố còn lại là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim Gv: à ta có thể lập được công thức oxit khi biêt hóa trị của nguyên tố. Vd : lập công thức oxit của K(I) Hs : trả lời Hoạt động3 : ? Hãy phân loại các oxit sau thành oxit kim loại và oxit phi kim CO2,SO2,SO3,P2O5,FeO,Fe3O3,CaO,Na2O Hs: Gv: Chia 2 loại : -oxit của phi kim -oxit của kim loại HS nghe quan sát Gv : GV giới thiệu có 2 loại oxit là -oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit -oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ Em hãy nêu ví dụ ? GV hướng dẫn cho hs nắm được axit hay bazơ tương ứng với oxit Ví dụ : -Oxit axit : SO3,CO2,P2O5 *SO3àaxit tương ứng : axit sunfuric H2SO4 Chú ý : CO, NO… không là oxit axit Mn2O7 à là oxax (ax: HMnO4) -Oxit bazơ : Na2O, CaO, Al2O3 *Na2Oàbazơ tương ứng :natri hidroxit NaOH Chú ý : Mn2O7 : ko có bazơ tương ứng Hoạt động nhóm : phân loại các oxit axit, các oxit bazơ trong các oxit sau: 1. CuO 2. Al2O3 3. SO3 4. SO2 5. ZnO 6. P2O5 7. CO Nhóm 1,2 : oxax Nhóm 3,4 : oxbz Hoạt động4 : Hướng dẫn hs đọc tên oxit : Tên oxit = tên nguyên tố + oxit CO : cac bon oxit Na2O : natri oxit +Nếu KL có nhiều hóa trị : Tên oxit bazơ= Tên KL(kèm HT)+ oxit FeO : sắt (II)oxit Fe2O3 :Sắt (III) oxit + Nếu PK nhiều HT : Tên oxit axit= Tên PK(kèm tiền tố chỉ nguyên tử PK)+oxit(tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Gv: Gọi hs lần lượt đọc tên các oxit sau : CO , CO2,SO2,SO3,P2O5 Na2O, FeO, Fe2O3 Hs: CO : cac bon oxit Na2O : natri oxit CO2 : cacbn đioxit SO2 :lưu huỳnh đioxit SO3 : lưu huỳnh tri oxit P2O5 : đi-phopho-pen- ta -oxit FeO : sắt (II)oxit Fe2O3 :Sắt (III) oxit I.Định nghĩa : Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố,trong đó có 1 nguyên tố là oxi VD : CuO, Fe2O3, SO2, CO2….. II.Công thức : 1.Công thức chung của oxit: n II MxOy 2. Đẳng thức hóa trị: n.x = II.y à Là cơ sở để lập công thức oxit III.Phân loại : 1)Oxit axit : -Oxit axit : thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit Ví dụ : CO2; SO2; SO3… SO3àaxit tương ứng : H2SO4 Chú ý : CO, NO… không là oxit axit Mn2O7 à là oxax (ax: HMnO4) 2)Oxit bazơ : -Oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ Na2Oàbazơ tương ứng : NaOH CaOàbazơtươngứng  Ca(OH)2 Mn2O7 : ko có bazơ tương ứng IV.Cách gọi tên : Công thức chung : Tên oxit = tên nguyên tố + oxit Na2O : natri oxit +) Kim loại nhiều hóa trị 1) Tên oxit bazơ = tên kim loại(kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + oxit Ví dụ : FeO : sắt (II)oxit Fe2O3 :Sắt (III) oxit +) Phi kim nhiều hóa trị 2) Tên oxit axit= Tên PK(kèm tiền tố chỉ nguyên tử PK)+oxit(tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Ví dụ : SO2 :lưu huỳnh đioxit SO3 : lưu huỳnh tri oxit P2O5 : điphopho pentaoxit Hoạt động5: -Củng cố : Gv củng cố lại kiến thức toàn bài Gọi hs làm bài tập1/91.Cho hs khác nhận xét sửa sai Lập CTHH và xếp loại oxit : Canxi oxit, nhôm oxit, Điphotpho pentaoxit , lưu huỳnh tri oxit, kali oxit -Dặn dò: Học bài. Làm bài tập 2,3,4,5 sgk-19 ; 26.1.2.4 sbt-31 Chuẩn bị bài :Điều chế oxi – phản ứng phân hủy Phiếu học tập : Hãy phân loại oxit axit, oxit baz¬ trong c¸c oxit sau? 1. CuO 2. Al2O3 3. N2O5 4. SO2 5. ZnO 6. P2O5 Nhóm 1,2 : Viết các oxit axit Nhóm 3,4 : Viết các oxit bazơ Các oxit axit Các oxit bazơ Phiếu học tập : Hãy phân loại oxit axit, oxit baz¬ trong c¸c oxit sau? 1. CuO 2. Al2O3 3. N2O5 4. SO2 5. ZnO 6. P2O5 Nhóm 1,2 : Viết các oxit axit Nhóm 3,4 : Viết các oxit bazơ Nhóm 1,2 : Các oxit axit Nhóm 3,4 : Các oxit bazơ Ngày soạn : thứ 4 ngày 9 tháng 1 năm 2013 Ngày dạy : thứ 3 ngày 15 tháng 1 năm 2013 Tiết   41 : ĐIỀU CHẾ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HỦY I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được : Kiến thức + Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm . Hai cách thu khí oxi trong phòng TN + Khái niệm phản ứng phân hủy Kĩ năng + Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 + Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN + Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. II-Chuẩn bị : Hóa chất : KMnO4 , KClO3 , MnO2 Dụng cụ : đèn cồn , ống nghiệm , ống dẫn khí ,chậu thủy tinh , diêm , môi , kẹp ống nghiệm , giá sắt , que đóm GV làm trước thí nghiệm III-Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ : Oxit là gì ? Cho biết trong các chất sau , chất nào là oxit, chất nào không phải là oxit ? Đọc tên các oxit đó ? 1. MgO 2. K2O 3. KMnO4 4. NO2 5 . HCl. 6. KClO3 Hs : Gv : Nhận xét cho điểm Gv : KMnO4 : Kalipemangannat và KClO3 : Kaliclorat à 2 hợp chất này giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao , được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm điều chế oxi, thử tính chất của oxi và thu khí oxi vào lọ. Ngoài ra chúng ta tìm hiểu một loại nữa đó là phản ứng phân hủy. Gv : Cho hs đọc cách tiến hành thí nghiệm, GV hướng dẫn hs cách lắp ráp thí nghiệm, cách dùng đèn cồn, cách đun nóng , cách thu khí.... HS quan sát và theo dõi HS quan sát thao tác mẫu của GV Gv chia nhóm học sinh nêu yêu cầu của thí nghiệm : Quan sát nhận xét hiện tượng và giải thích? Hs : -Làm thí nghiệm theo nhóm và nêu hiện tương, nhận xét : -Có khí sinh ra làm que đóm bùng cháy sáng đó là khí oxi Gv hướng dẫn hs viết phương trình Gv : Với KClO3 , khí oxi cũng thoát ra theo phương trình. Nếu trộn thêm MnO2 (mangan (IV) oxit) vào KClO3 thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng nó không mất đi sau phản ứng , MnO2 được gọi là chất xúc tác. Gv hương dãn hs thí nghiệm thu khí oxi vào lọ bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm, cho hs xem phim Hs làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên Gv : qua 2 TN trên à Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? Có mấy cách thu khí oxi ? dựa vào đâu mà thu như vậy ? Gv : Hướng dẫn học sinh đọc sgk phần sx oxi trong CN Hoạt động3 : GV chiếu lên màn hình bảng phụ: -Hãy điền vào chỗ trống các cột ứng với các phản ứng PƯHH Số chất PƯ Số chất SP 1 1 2 2 1 3 3 1 2 Trên được gọi là phản ứng phân hủy. Vậy phản ứng phân hủy là gì ? Gọi hs cho một phản ứng phân hủy khác ? Gv : yêu cầu một vài học sinh đọc thuộc khái niệm tại lớp I.Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm : Thí nghiệm . với KMnO4 Kalipemanganat ( thuốc tím) PTHH: KMnO4 --- > K2MnO4 + MnO2 + O2 với KClO3 : Kaliclorat PTHH : KClO3 ---- > KCl + O2 Kết luận : Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KClO3, KMnO4 Cách thu : +) Cho oxi đẩy không khí +) Cho oxi đẩy nước II) Sản xuất oxi trong công nghiệp (SGK) III.Phản ứng phân hủy : Là phản ứng hóa học trong đó có nhiếu chất mới được tạo thành từ một chất ban đầu t0 2H2O à 2H2 + O2 Hoạt động4 : -Củng cố : Nêu phương pháp điều chế oxi trong PTN ? viết PTHH và trình bày cách thu khí oxi ? Làm bài tập 3/94 -Dặn dò: Học bài . Làm bài tập 2,4,5,6 sgk/94 . Soạn bài Không khí sự cháy

File đính kèm:

  • docGA hoa 8tiet 40 bai 26 oxit.doc
Giáo án liên quan