Bài giảng Tiết 46 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

I/ Mục tiêu

 - HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

 - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. Từ đó thấy rõ được lợi ích mối quan hệ giữa các sinh vật.

 - Rèn kỹ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi; kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc10 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. I/ Mục tiêu - HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật. - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. Từ đó thấy rõ được lợi ích mối quan hệ giữa các sinh vật. - Rèn kỹ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi; kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật. II/ Chuẩn bị : - Bảng 43.1, 2- SGKt127,128. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lý của sinh vật như thế nào? - So sánh những đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I; quan sát H44.1-Tr131-SGK; Thảo luận: + Khi gió bão, TV sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? + Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV yêu cầu HS làm bài tập mục6 - Tr131: Chọn câu trả lời đúng và giải thích? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV hỏi: + Vậy, sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? + Mối quan hệ đó có ý nghĩa gì? - GV mở rộng: SV cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như : ở TV còn chống được sự mất nước, ở ĐV chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non và yếu. - GV liên hệ: + Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? ( Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn) Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS quan sát H44.2,3- Tr133 và tranh ảnh: Hổ ăn thịt thỏ, cây nắp ấm đang bắt mồi,… đYêu cầu: Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh? - GV đánh giá hoạt động của các nhóm, giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV hỏi thêm: + Em hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết? - Y/cầu HS nghiên cứu bảng 44-Tr132-SGK. - GV yêu cầu các nhóm làm bài tập mục 6- Tr132. - GV đánh giá hoạt động của HS. - GV mở rộng: + Một số SV tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của SV xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế- cảm nhiễm. + Mục SV ăn thịt SV khác ( SGV-Tr152). - GV hỏi tiếp: + Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì? - GV liên hệ: Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, con người đã lợi dụng mối quan hệ khác loài giữa các SV để làm gì? Điều đó có ý nghĩa gì? I/ Tìm hiểu: Quan hệ cùng loài. - HS đọc < mục I; quan sát H44.1-Tr131-SGK; Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr131. - Một vài HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung => Rút ra kết luận: * Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. * Trong một nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ: SV được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. +Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. * Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm. II/ Tìm hiểu: Quan hệ khác loài. - HS quan sát H44.2,3- Tr133 và tranh ảnh: Hổ ăn thịt thỏ, cây nắp ấm đang bắt mồi,… ế Traođổi nhóm, thống nhất nêu được: + Động vật ăn thịt, con mồi. + Hỗ trợ nhau cùng sống. - HS nghiên cứu bảng 44-Tr132-SGK; thảo luận ế Hoàn thành bài tập mục t- Tr132. - Một vài HS trình bày; lớp nhận xét, bổ sung. - HS tiếp tục trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đRút ra kết luận: Nội dung bảng 44- T132. * Sinh vật khác loài có các mối quan hệ: + Quan hệ hỗ trợ: Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. + Quan hệ đối địch: Là quan hệ, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. đ Yêu cầu nêu được: Sử dụng 1 loài SV tiêu diệt những SV gây hại trong nông nghiệp, lâm nghiệp,… gọi là BP khống chế sinh học. VD: Dùng kiến vống tiêu diệt sâu hại lá cam, ong mắt đỏ diệt sâu đục thân hại lúa,… C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr134. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? Nêu ví dụ minh hoạ? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr134. - Đọc mục “ Em có biết” - Sưu tầm tranh ảnh về SV sống ở các môi trường khác nhau. Tiết 47 Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. I/ Mục tiêu - HS tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát. - Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị : - HS kẻ bảng 45.1, 2- SGKt135,136. - Dụng cụ: Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi ni lông đựng ĐV nhỏ, giấy kẻ li có kích thước mỗi ô lớn 1cm2, kẹp ép cây, giấy báo và kéo cắt cây. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - ánh sáng có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lý của sinh vật như thế nào? - Độ ẩm có ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào? - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV chia HS thành 6 nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát các sinh vật sống trong địa điểm thực hành và điền nội dung quan sát được vào bảng 45.1- T135. - Yêu cầu HS: Sau khi điền bảng trên, hãy tổng kết lại: + Số lượng sinh vật đã quan sát. + Có mấy loại môi trường sống đã quan sát? Môi trường sống nào có số lượng sinh vật quan sát nhiều nhất? Môi trường nào ít nhất? - GV theo dõi, uốn nắn các nhóm thực hành chưa tốt. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS: Bước 1: +Mỗi HS quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau. + Chọn và đánh giá kết quả khảo sát vào bảng 45.2- Tr136. Bước 2: + Vẽ hình dạng phiến lá lên giấy ô ly, ghi dưới mỗi hình vẽ: Tên cây, lá cây ưa sáng, ưa bóng hay lá cây sống dưới nước. + Cho HS ép các lá đã quan sát trên thành một sưu tập nhỏ. - GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành. I/ Quan sát: Môi trường sống của sinh vật. - Các nhóm quan sát các sinh vật sống trong địa điểm thực hành và điền nội dung quan sát được vào bảng 45.1- T135. -Sau khi quan sát và điền bảng 45.1 ế HS tổng kết: + Số lượng sinh vật đã quan sát. + Các loại môi trường sống đã quan sát. + Môi trường sống nào có số lượng sinh vật quan sát nhiều nhất? Môi trường nào ít nhất? II/ Quan sát: Nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá. - HS tiến hành theo các bước mà GV hướng dẫn: Bước 1: + Mỗi HS quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau. + Chọn và đánh giá kết quả khảo sát vào bảng 45.2- Tr136. Bước 2: + Vẽ hình dạng phiến lá lên giấy ô ly, ghi dưới mỗi hình vẽ: Tên cây, lá cây ưa sáng, ưa bóng hay lá cây sống dưới nước. + Sau khi quan sát, ép các mẫu lá trong cặp ép cây và đem về nhà tập làm tiêu bản khô. C/ Củng cố: D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? Nêu ví dụ minh hoạ? E/ Hướng dẫn: - Tìm hiểu môi trường sống và các đặc điểm thích nghi với môi trường sống của các loài động vật xung quanh chúng ta. - Sưu tầm tranh ảnh ĐV sống ở các môi trường khác nhau. Tiết 48 Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. I/ Mục tiêu - HS tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát. - Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị : - HS kẻ bảng 45. 3- SGKt138. - Tranh ảnh về một số ĐV sống ở các môi trường khác nhau. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV chia HS thành 6 nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát các loài động vật nhỏ sống trong môi trường xung quanh ta . Ví dụ: Các loài côn trùng (ruồi, gián, muỗi), giun đất, thân mềm,… - Yêu cầu HS thảo luận: + Em đã quan sát được những loài động vật nào? + Những loài động vật đó có đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống? - Yêu cầu HS: + Điền nội dung quan sát được vào bảng 45.3- T138. - GV đánh giá hoạt động của các nhóm. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS làm báo cáo thực hành theo mẫu- SGK- Tr138. - Yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Có mấy loại môi trường sống của SV? Đó là những môi trường nào? + Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật? + Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào? + Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào? + Các loài ĐV mà em quan sát được thuộc nhóm ĐV sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô? + Kẻ 2 bảng đã làm trong giờ thực hành vào báo cáo. đ Nhận xét chung về môi trường mà em đã quan sát. I/ Tìm hiểu: Môi trường sống của động vật. - Các nhóm quan sát các động vật sống trong môi trường xung quanh. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi đ Điền nội dung quan sát được vào bảng 45.3- T138. - Đại diện các nhóm trình bày ế Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. II/ Thu hoạch - HS viết báo cáo thực hành theo nội dung SGK- T138. - HS có thể thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. đ Yêu cầu: Trả lời đủ những câu hỏi theo hướng dẫn. C/ Củng cố: D/ Kiểm tra, đánh giá - GV thu vở của một số HS để kiểm tra. - GV nhận xét về thái độ học tập của HS trong 2 tiết thực hành. E/ Hướng dẫn: - Cá nhân HS hoàn thành báo cáo thu hoạch theo nội dung SGK. - Sưu tầm tranh ảnh ĐV, TV. Chương II: hệ sinh thái Tiết 49 Quần thể sinh vật. I/ Mục tiêu - HS hiểu và trình bày được khái niệm quần thể sinh vật ( QTSV), biết cách nhận biết QTSV, lấy ví dụ minh họa. - HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của QT đ thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. - Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ về quần thể sinh vật. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường? - Em có nhận xét gì về môi trường đã quan sát trong giờ trước? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV thông báo: Đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa đ Gọi là quần thể. - GV yêu cầu HS đọc < mục I và hoàn thành bài tập mục6 - Tr139. - GV đánh giá hoạt động của các nhóm và thông báo đáp án đúng. - GV yêu cầu HS: + Kể thêm ví dụ một số quần thể? + Phát biểu khái niệm QTSV? - GV nhận xét hoạt động của các nhóm và hoàn thành khái niệm. - GV mở rộng: Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là một quần thể không? Tại sao? - GVthông báo: . Hoạt động 2: - GV giới thiệu chung về 3 đặc trưng cơ bản của quần thể. - Y/cầu HS nghiên cứu <mục II-Tr140-SGK. - GV hỏi: + Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thể nào? + Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào? - GV đánh giá hoạt động của các nhóm, giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV bổ sung: ở gà, số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều. - Y/cầu HS nghiên cứu bảng 47.2-Tr140-SGK và quan sát H 47- Tr 141. - GV yêu cầu HS thảo luận: + So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở H47- TR141? + Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? + Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? - GV đánh giá hoạt động của HS. - Y/cầu HS nghiên cứu <mục II.3-T141 và thảo luận: + Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? - GV liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kỹ thuật gì để luôn giữ mật độ hợp lý? - GV mở rộng: Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS trả lời mục6- Tr141. - GV nêu câu hỏi: + Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể? + Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do những nguyên nhân nào? I/ Tìm hiểu: Thế nào là một quần thể sinh vật? - HS đọc < mục I; Thảo luận, hoàn thành bài tập mục 6- Tr139. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi. - Một vài HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung đ Rút ra kết luận: * Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. II/ Tìm hiểu: Những đăc trưng cơ bản của quần thể. 1/ Tỉ lệ giới tính - HS nghiên cứu< mục II.1-Tr140-SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái. *Tỷ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản. 2/ Thành phần nhóm tuổi - HS nghiên cứu bảng 47.2-Tr140-SGK; thảo luậnđ Trả lời câu hỏi. - Một vài HS trình bày; lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: Nội dung bảng 47.2- T140. * 3/ Mật độ quần thể - HS nghiên cứu <mục II.3-T141 và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung Rút ra kết luận: * Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. III/ Tìm hiểu: ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật - HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung Rút ra kết luận: * Môi trường ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể * Mật độ cá thể trong quần thể đượcđiều chỉnh ở mức cân bằng. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr142. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật có những đặc trưng gì? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr142. - Làm bài tập 2- Tr142. Tiết 50 Quần thể người I/ Mục tiêu - HS hiểu và trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người có liên quan đến vấn đề dân số. - Từ đó thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội đ Giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số. - Rèn kỹ năng quan sát tranh hình , biểu đồ, tháp dân số tìm kiến thức; kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. - Giáo dục ý thức nhận thức về vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống. II/ Chuẩn bị : - Bảng 43.1, 2- SGKt127,128. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật có những đặc trưng gì? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 48.1- SGK Tr 143. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV giải thích phân biệt sự tranh ngôi thứ ở ĐV khác với luật pháp và những điều quy định. - GV hỏi: +Quần thể người giống QTSV khác ở đặc điểm gì? + Quần thể người khác QTSV khác ở đặc điểm gì? +Tại sao có sự khác nhau giữa quần thể người và QTSV khác? +Sự khác nhau đó nói lên điều gì? - GV lưu ý: Sự khác nhau giữa quần thể người với QTSV khác thể hiện sự tiến hoá và hoàn thiện trong quần thể người. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu<SGK. -Yêu cầu HS thảo luận: + Trong QT người nhóm tuổi được phân chia như thế nào? + Tại sao đặc trưng về nhóm tuổi trong QT người có vai trò quan trọng? ( Vì đặc trưng nhóm tuổi có liên quan đến tỉ lệ sinh, tử, nguồn nhân lực lao động SX). - GV đánh giá hoạt động của các nhóm, giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu các nhóm làm bài tập mục 6- Tr144. - GV kẻ bảng 48.2 để HS chữa bài. - GV đánh giá hoạt động của HS. - GV hỏi tiếp: + Hãy cho biết thế nào là 1 nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già? + Việc nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghĩa như thế nào? (Nghiên cứu tháp tuổi để có kế hoạch điều chỉnh dân số) Hoạt động 3: - GV nêu vấn đề: + Em hiểu thế nào là tăng dân số? - GV phân tích thêm về hiện tượng người di chuyển đi, đến gây tăng dân số. -Yêu cầu HS thảo luận: + Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống ? - GV ghi kết quả của các nhóm lên bảng và đánh giá hoạt động của các nhóm. - GV liên hệ: + Việt nam đã có biện pháp gì để giảm sự ra tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống? ( Thực hiện pháp lệnh dân số; tuyên truyền bằng tờ rơi, pa nô…; Giáo dục sinh sản vị thành niên.) I/ Tìm hiểu: Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác. - HS vận dụng kiến thức đã học ở bài trước và kiến thức thực tế đ Thảo luận, thống nhất ý kiến, hoàn thành bảng 48- SGK. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghiên cứu <SGK, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Quần thể người có những đặc điểm chung của một QTSV. * QT người có những đặc trưng khác với QTSV, đó là đặc trưng về kinh tế- xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá,… * Con người có lao động và tư duy nên có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể và cải tạo thiên nhiên. II/ Tìm hiểu: Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi. - HS nghiên cứu<SGK, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi. - Một vài HS trình bày; lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * QT người gồm có 3 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản. + Nhóm tuổi lao động và sinh sản. + Nhóm tuổi hết lao động nặng. - HS nghiên cứu H48- Tr144 đ Thảo luận nhóm dựa trên những phân tích H48 và nội dung trong bảng 48.2 đ Thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào bảng 48.2 trả lời . Yêu cầu nêu được: + Tháp dân số già: Tỉ lệ người già nhiều, tỉ lệ sơ sinh ít. + Tháp dân số trẻ: Tỉ lệ tăng trưởng dân số cao. - Đại diện nhóm trả lờiđ HS khác bổ sung và rút ra kết luận: * Tháp dân số ( Tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. Có dạng tháp dân số trẻ và dạng tháp dân số già. III/ Tìm hiểu: Tăng dân số và phát triển xã hội. - HS nghiên cứu<SGK, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi. - Một vài HS trình bày; lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập mục6- Tr145. - Đại diện nhóm trình bày. YC nêu được: + Lựa chọn trả lời a, b. + Dân số tăng đ Nguồn tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không cung cấp đủ. - HS khái quát kiến thức: * Phát triển dân số hợp lý tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr145. D/ Kiểm tra, đánh giá HS trả lời: + Vì sao QT người lại có một số đặc trưng mà QTSV khác không có? + ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý ở mỗi quốc gia? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr145. - Đọc mục “ Em có biết”

File đính kèm:

  • docTiet 46 - 50 sinh9..doc