Bài giảng Tiết : 48 bài 31. tính chất ứng dụng của hiđro (tiếp)

- Biết và hiểu hiđro có tính khử, H không những tác dụng với oxi đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt.

- HS biết H có nhiều ứng dụng, chủ yếu do t/c rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.

2- Kỹ năng:

- Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với Cu0.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 48 bài 31. tính chất ứng dụng của hiđro (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/2/08 Ngày dạy : Tiết : 48 Bài 31. tính chất ứng dụng của hiđro (tiếp) I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Biết và hiểu hiđro có tính khử, H không những tác dụng với oxi đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt. - HS biết H có nhiều ứng dụng, chủ yếu do t/c rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt. 2- Kỹ năng: - Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với Cu0. - Biết viết phương trình phản ứng của hiđro với oxit kim loại. 3. Thái độ : - Nghiêm túc tích cực học tập. II. Phương pháp: - Đặt và giải quyết vấn đề. - Quan sát tìm tòi. - Thực hành. III. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, rút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn Zn, HCl, Cu0, diêm, giấy lọc, Cu, khay nhựa, khăn bông (chuẩn bị cho đủ 4 nhóm) - Phiếu học tập. IV. Hoạt động dạy-học: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra bài cũ: (5') ? So sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lí giữa H và 0. ? Tại sao trước khi sử dụng H2 để làm TN chúng ta phải thử độ tinh khiết của H? Nêu cách thử. - HS khác nhận xét, GV nhận xét đánh giá cho điểm. 3- Bài mới: (30') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (20') Tìm hiểu tính khử của H. HS. Nêu y/c thí nghiệm. GV. hướng dẫn HS làm TN Nhắc lại cách lắp dụng cụ đã làm ở tiết trước. GV. giới thiệu dụng cụ, nhiệm vụ của từng dụng cụ. GV. Cho HS quan sát Cu0 trong ống nghiệm thủng 2 đầu. - Yêu cầu HS thu H vào ống nghiệm = phương pháp đẩy nước, rồi thử độ tinh khiết của H. - Yêu cầu HS dẫn luồng khí H2 đi qua nhiệt độ thường, nêu nhận xét. - Yêu cầu HS đưa đèn cồn đang cháy vào phía dưới ống nghiệm có chứa Cu0. - GV. yêu cầu HS quan sát màu của Cu0 sau đó cho HS quan sát và nêu hiện tượng. HS. làm TN dưới sự hướng dẫn của giáo viên ? So sánh màu của sản phẩm thu được với kim loại đồng rồi nêu tên SP HS. Xác định được sản phẩm tạo thành là Cu và hơi nước rồi lên bảng viết PTPU. ? Tính chất này của H còn gọi là tính gì. HS. Tính khử. GV. thông tin H có thể khử được nhiều oxit của kim loại như: FeO, MgO, ZnO... ? Qua 2 tính chất dã học về H em có kết luận gì. HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. Nhận xét - chốt lại. II. Tính chất hóa học. 1. Tác dụng với oxi. 2. Tác dụng với đồng (II) oxit. a) Thí nghiệm: b, Nhận xét viết phương trình. H2(K) + Cu0(r) H20(l) + Cu(r) (o màu) (màu đen) (đỏ) - Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong h/c Cu0. Hiđro có tính khử . 3. Kết luận. - ở nhiệt độ thích hợp H không những chỉ tác dụng được với O ở dạng đơn chất mà còn tác dụng được với O ở trong hợp chất ( Oxit kim loại). H có tính khử. Các phản ứng đểu tỏa nhiệt. Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu vai trò của H GV. Treo tranh ứng dụng của H. HS. Quan sát tranh và trao đổi ? H có những ứng dụng gì nêu cơ sở khoa học của ứng dụng đó. HS. Trả lời - nhận xét - Boot xung. III. ứng dụng của Hiđro. - Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa. - Là n/liệu để sx Amôniac. - Làm chất khử để khử oxit của kim loại. - Nạp vào kinh khí cầu, bóng thám không... 4. Củng cố: (8') - GV. Chốt lại toàn bài. - HS. làm các bài tập sau. BT: viết PT PƯHH khí hiđro khử các oxit sau: a) Sắt (III) oxit b) Thuỷ ngân (II) oxit c) Chì (II) oxit Giải: a) Fe203 + 3H2 2Fe + 3H20 b) Hg0 + H2 Hg + H20 c) Pb0 + H2 Pb + H20 - GV: Qua 2 tiết học em thấy cần phải nhớ những điều gì về H2. + Cho HS đọc phần ghi nhớ. - Nếu còn thời gian HS làm BT 3, 4 SG 5. Dặn dò: (1') - BTVN: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK/109 - Chuẩn bị trước bài. 32.

File đính kèm:

  • docTiet 48.doc