Bài giảng Tiết: 49, 50 Chương: VI Bài 29: Oxi – Ozon

I/ Mục đích, yêu cầu:

 1/ Về kiến thức:

+ Hoc sinh biết:

- vị trí của nguyên tử oxi, cấu tạo phân tử O2.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, nhưng ozon thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 49, 50 Chương: VI Bài 29: Oxi – Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tiết: 49, 50 Chương: VI Bài 29: Oxi – Ozon Lớp Tiết Ngày dạy sí số Kiểm tra miệng 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 I/ Mục đích, yêu cầu: 1/ Về kiến thức: + Hoc sinh biết: vị trí của nguyên tử oxi, cấu tạo phân tử O2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh, nhưng ozon thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn oxi. Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất. + Học sinh hiểu: Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của O2, O3 và chững minh bằng phương trình phản ứng. Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2/ Về kĩ năng: Viết phương trình hóa học của các phản ứng oxi tác dụng với một số hợp chất và đơn chất. 3/ Về giáo dục: ý thức bảo vệ môi trường và tầng ozon. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm oxi tác dụng với sắt, mage. HS: Ôn lại các kiến thức về oxi mà các em đã được học. III/ Tiến trình: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: GV: Yêu cầu học sinh dựa vào bảng tuần hoàn xác định vị trí của nguyên tố oxi, từ đó viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, suy ra công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử oxi. HS: xác định vị trí của nguyên tố oxi, từ đó viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, suy ra công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử oxi. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 2: GV: Cho học sinh quan sát bình đựng khí oxi, yêu cầu các em cho nhận xét về tính chất vật lí của oxi. HS: Quan sát bình đựng khí oxi, nhận xét về tính chất vật lí của oxi. GV: Chuẩn kiến thức và giới thiệu thêm về tính tan và nhiệt độ hóa lỏng của oxi. * Hoạt động 3: GV: Giới thiệu về độ âm điện của oxi. Yêu cầu học sinh dựa vào độ âm điện, cấu hình electron của nguyên tử oxi dự đoán tính chất hóa học của oxi. HS: Dự đoán tính chất hóa học của oxi. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 4: GV: Giới thiệu oxi tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), làm thí nghiệm oxi tác dụng với Fe, Mg. Yêu cầu các em quan sát thí nghiệm, viết phương trình phản ứng. HS: Quan sát thí nghiệm, viết phương trình phản ứng. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 5: GV: Giới thiệu oxi tác dụng được với nhiều phi kim (trừ các halogen). Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của oxi tác dụng với S, P, C. HS: Lên bảng viết phương trình phản ứng. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 6: GV: Hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng oxi tác dụng với C2H5OH và CO. HS: Viết phương trình phản ứng. GV: Yêu cầu học sinh từ các phương trình phản ứng đã viết rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxi. HS: Rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxi. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 7: GV: Yêu cầu học sinh nêu một số ứng dụng của oxi mà các em biết. HS: Nêu các ứng dụng của oxi mà các em biết. GV: Chuẩn kiến thức, yêu cầu các em về nghiên cứu thêm SGK. * Hoạt động 8: GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm mà các em đã được học, viết phương trình phản ứng. HS: Nêu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, lên bảng viết phương trình phản ứng. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 9: GV: Giới thiệu ngắn gọn về cách sản xuất oxi trong phòng thí nghiệm. HS: Nghe giảng, chép bài. * Hoạt động 10: GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, so sánh tính chất vật lí, tính chất hóa học của ozon và oxi HS: So sánh tính chất vật lí, tính chất hóa học của ozon và oxi. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 11: GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, rút ra kết luận về sự tạo ra ozon, tầng ozon trong tự nhiên. HS: Nghiên cứu SGK, rút ra kết luận về sự tạo ra ozon, tầng ozon trong tự nhiên. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 12: GV: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức trong đời sống và nghiên cứu SGK rút ra các kết luận về ứng dụng của ozon. HS: Rút ra các kết luận về ứng dụng của ozon. GV: Chuẩn kiến thức. * Hoạt động 13: Củng cố và giao bài tập về nhà: (5 phút) GV: Gọi một học sinh lên bảng làm bài tập 3 trong SGK. HS: Làm bài tập 3 trong SGK. GV: Chuẩn kiến thức, cho điểm và yêu cầu các em về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK và đọc trước bài sau. A- Oxi: I- Vị trí và cấu tạo: (2 phút) - Vị trí của nguyên tố oxi: + Z = 8 + Chu kì 2 + Nhóm: VIA => Cấu hình electron nguyên tử: 8O: 1s22s22p4. => Công thức phân tử và công thức cấu tạo: + CTPT: O2. + CTCT: O = O. II- Tính chất vật lí: (2 phút) - Oxi ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí: - Oxi tan ít trong nước, dưới áp suất khí quyển hóa lỏng ở -183oC. III- Tính chất hóa học: (2 phút) Nguyên tử oxi có 6 electron lớp ngoài cùng. Độ âm điện: = 3,44 (chỉ nhỏ hơn độ âm điện của flo là 3,98) => Oxi là phi kim hoạt động, dễ nhận thêm 2 electron. Nó thể hiện tính oxi hóa mạnh: O + 2e O2- 1. Tác dụng với kim loại: (7 phút) Oxi tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt): VD: 0 0 -2 3Fe + O2 Fe3O4 0 0 -2 Mg + O2 MgO 2. Tác dụng với phi kim: (3 phút) Oxi tác dụng được với nhiều phi kim (trừ các halogen): 0 0 -2 S + O2 SO2 0 0 -2 4P + 5O2 2P2O5 0 0 -2 C + O2 CO2 3. Tác dụng với hợp chất: (3 phút) Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ: VD: C2H5OH + 3O22CO2 + 3H2O +2 0 +4 -2 2CO + O2 2CO2. * Kết luận: Oxi có tính oxi hóa mạnh, trong các hợp chất nó có số oxi hóa -2 (trừ hợp chất với flo và trong peoxit). IV- ứng dụng: (3 phút) Oxi có rất nhiều ứng dụng như: Dùng để luyện gang, thép. Dùng trong y học,…(SGK). V- Điều chế oxi: (6 phút) 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và không bền với nhiệt: VD: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 2KNO3 2KNO2 + O2 2. Sản xuất oxi trong công nghiệp: a/ Từ không khí: 1.Hóa lỏng Không khí sạch O2 2. CCPĐ b/ Từ nước: 2H2O 2H2 + O2 B- Ozon: I- Tính chất: (5 phút) + Tính chất vật lí: Ozon ở trạng thái khí, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -1120C, tan trong nước nhiều hơn oxi khoảng 15 lần. + Tính chất hóa học: Ozon có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi: Ozon oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. ở điều kiện thường, oxi không oxi hóa được bạc, còn ozon oxi hóa được bạc: 2Ag + O3 Ag2O + O2 II- Ozon trong tự nhiên: (5 phút) Ozon được tạo ra trong khí quyển khi có sự phóng điện. Trên mặt đất, ozon được tạo do sự oxi hóa một số chất hữu cơ. Tầng ozon cách mặt đất 20 - 30 Km. Nó được hình thành do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa oxi thành ozon: Tia tử ngoại 3O2 2O3 III- ứng dụng: (2 phút) Tầng ozon bảo vệ con người và sinh vật trên mặt đất khỏi tác hại của các tia tử ngoại. Trong công nghiệp dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,… Trong y học dùng để chữa sâu răng. Trong đời sống dùng để sát trùng nước.

File đính kèm:

  • docbai 29t49 50.doc