I/ Mục tiêu:
- HS biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ.
- Biết phương pháp khai thác, chế biến dầu mỏ.
- Biết được dầu mỏ của Việt Nam có đặc điểm thành phần như thế nào? Có ở những đâu?
- Hiểu được thế nào là phương pháp crăckinh.
- Biết được thành phần của khí thiên nhiên. Biết được VN có nguồn khí thiên nhiên nào?
- Biết cách sử dụng đúng các loại nhiên liệu, biết cách phòng chống cháy các loại xăng dầu.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49 bài 40 :về dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49
Bài 40 : DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN.
I/ Mục tiêu:
- HS biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ.
- Biết phương pháp khai thác, chế biến dầu mỏ.
- Biết được dầu mỏ của Việt Nam có đặc điểm thành phần như thế nào? Có ở những đâu?
- Hiểu được thế nào là phương pháp crăckinh.
- Biết được thành phần của khí thiên nhiên. Biết được VN có nguồn khí thiên nhiên nào?
- Biết cách sử dụng đúng các loại nhiên liệu, biết cách phòng chống cháy các loại xăng dầu.
II/ Chuẩn bị:
-Dầu mỏ.
- Sơ đồ các sản phẩm chế biến dầu mỏ.
III/ Hoạt động dạy –học :
1) Ổn định tổ chức.
2) KTBCõ :
- Nêu đặc điểm cấu tạo , tính chất hoá học của benzen.
3) Tiến trình bài giảng :
Hoạt động 1:
-GV cho HS đọc SGK và quan sát mẫu dầu mỏ( có thể ngửi), từ đó nêu trạng thái, màu sắc của dầu mỏ?
- Cho dầu mỏ vào nước, rút ra tính chất của dầu mỏ.
Hoạt động 2:
-Theo em, dầu mỏ có ở đâu?
-Cấu tạo mỏ dầu?
GV giới thiệu và giải thích choHS sơ đồ cấu tạo mỏ dầu.
Dầu mỏ khai thác như thế nào?
GV giới thiệu sơ đồ khai thác dầu mỏ trong SGK.
Hoạt động 3:
GV thuyết trình: các sản phẩm chế biến dầu mỏ.
GV thuyết trình về phương pháp crăckinh.
Hoạt động 4:
GV cho HS nghiên cứu biểu đồ hình tròn về thành phần của khí htiên nhiên và khí dầu mỏ, kết luận.
Hoạt động 5:
GV cho HS nghiên cứu bản đồ khoáng sản, nêu các địa điểm có dầu và khí.
( Em hãy kể một vài mỏ dầu và khí ở Việt Nam.
I/ Dầu mỏ:
1) Tính chất vật lí:
Dầu mỏ là chất lỏng , sánh, màu nâu đen,không tan trong nước.
2) Trạng thái thiên nhiên, thành phần của dầu mỏ:
+ Dầu mỏ ở sâu trong lòng đất tạo thành các mỏdầu
+ Mỏ dầu thường có 3 lớp:
-Khí dầu mỏ (khí đồng hành).
-dầu lỏng .
-Lớp nước mặn.
Muốn khai thác, người ta phải khoan giếng dầu.
3) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
a. Khi chưng cất dầu mỏ người ta thu được các sản phẩm chính :
* Xăng.
* Dầu thắp ( dầu lửa).
* Dầu điezen.
* Dầu nhờn.
* Dầu mazut.
* Nhựa đường.
b. Để tăng lượng xăng, người ta sử dụng phõương pháp( bẻ gãy phân tử để chế biến dầu nặng thành xăng và các sản phẩm có giá trị khác).
II/ Khí thiên nhiên:
- Thành phần chính của khí thiên nhiên là khí metan (chiếm khoảng 95%).
-Muốn khai thác khí thiên nhiên, người ta khoan xuống mỏ khí, khí sẽ tự phun lên do áp suất khí quyển.
-Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu,nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
III/ Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam:
-Tập trung chủ yếu ở thiềm lục địa phía nam.
-Dầu mỏ nước ta chứa nhiều parafin nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc.
-Hiện nay nước ta đã khai thác dầu và khí ở các mỏ: Bạch Hổ , Dại Hùng , Rạng đông , Rồng , Lan Tây...
Chúng ta đã có nhà máy hoá lỏng khí ở Dinh Cố.
4) Củng Cố :
- Làm bài tập:1, 2,3 (SGK tr . 129)
5) Dặn Dò :
- Về nhà làm bài tập 4 (SGK tr 129).
- Chuẩn bị bài : Nhiên liệu
+ Nhiên liệu là gì ?
+ Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
-----------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tiet 49.doc