Bài giảng Tiết 51: bài 30: tìm hiểu về lưu huỳnh

*Học sinh biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.

- Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.

*Học sinh hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).

 

docx5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51: bài 30: tìm hiểu về lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường : ĐHSP Thái Nguyên. Tên SV : Trần Quốc Việt. Khoa : Hóa học. Mã số SV : DTS0852010060. Chương trình chuẩn: Hóa học 10. Lớp : Hóa A K43. Họ và tên GVHDGD: Hoàng Thị Chiên. Tiết 51: Bài 30: LƯU HUỲNH Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành - Cấu hình electron nguyên tử - Phản ứng oxi hoá khử - Cấu hình electron, vị trí S - Tính chất vật lí, tính chất hoá học của S - Sản xuất, ứng dụng của lưu huỳnh I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: *Học sinh biết được: - Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh. - Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng. *Học sinh hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh). 2.Kĩ năng: - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh. - Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh. - Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng. 3.Thái độ: Hứng thú trong học tập môn hóa học. 4.Trọng tâm:Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan: - Giáo viên: đặt vấn đề, diễn giảng, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm... - Học sinh: cùng nhau thảo luận nhóm để giải quết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: *Giáo viên: Nắm vững kiến thức lí thuyết trọng tâm và vấn đề thực tiễn về lưu huỳnh. - Hóa chất: lưu huỳnh, sắt bột. - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm, giá thí nghiệm. - Tranh điện tử mô tả cấu trúc tinh thể Sα và Sβ Phiếu học tập: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh: Nhiệt độ Trạng thái Màu sắc Cấu tạo phân tử < 1130C 1190C 1870C 4450C 14000C 17000C Bảng phụ: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh: Nhiệt độ Trạng thái Màu sắc Cấu tạo phân tử < 1130C Rắn Vàng S8 mạch vòng tinh thể Sα và Sβ 1190C Lỏng Vàng S8 mạch vòng, linh động 1870C Quánh, nhớt Nâu đỏ Vòng S8 → chuỗi S8 → Sn 4450C 14000C 17000C Hơi Hơi Hơi Da cam S6, S4 S2 S *Học Sinh: Ôn tập kiến thức cấu hình electron, phản ứng oxi hoá khử suy luận tính oxi hóa, tính khử của S. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số,... 2.Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Câu hỏi: a.So sánh tính chất hóa học của O2 và O3 ? Đáp án: Giống nhau: Là chất khí, thể hiện tính chất oxi hóa. Khác nhau: - O3 là chất khí màu xanh nhạt, mùi hắc, tính oxi hóa mạnh hơn oxi. - O2 là chất khí không màu, không mùi, oxi hóa yếu hơn ozon. b.Hãy viết cấu hình electron của nguyên tố oxi từ đó suy ra vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn? Đáp án: - Số thứ tự của Oxi: 8 - Cấu hình electron: 1s22s22p4 =>Oxi ở chu kì 3, nhóm VIA Giáo viên nhận xét, đánh giá. Dẫn nhập : + Phương diện lí thuyết: Ở những chương trước các em đã được học về bảng HTTT, nghiên cứu cấu hình electron và phản ứng oxi hóa khử; + Phương diện thực tiễn: Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp như: sản xuất axit sunfuric, thuốc trừ sâu, diêm… Vậy để tìm hiểu về tính chất lí hóa và ứng dụng của lưu huỳnh, chúng ta vào bài hôm nay Bài 30: Lưu huỳnh. 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Lưu huỳnh có những tính chất gì? Giống hay khác oxi? Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Vị trí, cấu hình e của nguyên tử của lưu huỳnh (5 phút) Mục tiêu: Biết vị trí, cấu hình e, số e lớp ngoài cùng của S GV: Sử dụng BTH để HS tìm vị trí của S -Viết cấu hình e của S? S(z =16):1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 →S thuộc :chu kì 3, nhóm VI A I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ - Vị trí: Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VI A - Kí hiệu: - Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 - Độ âm điện: 2,58 Hoạt động 2: Tính chất vật lí của lưu huỳnh (8 phút) Mục tiêu: Biết hai dạng thù hình của lưu huỳnh, tính chất vật lí đặc biệt của nó GV:Yêu cầu HS quan sát bảng tính chất vật lí và cấu tạo của tinh thể ở hai dạng thù hình , (trình chiếu) từ đó nhận xét về tính bền, khối lượng riêng , nhiệt độ nóng chảy. II. TÍNH` CHẤT VẬT LÍ CỦA LƯU HUỲNH 1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh -Lưu huỳnh tà phương: . -Lưu huỳnh đơn tà : . +Đều cấu tạo từ các vòng S8. + bền hơn . +Khối lượng riêng của nhỏ hơn . +Nhiệt độ nóng chảy của lớn hơn . HS: nghiên cứu SGK để điền đầy đủ các thông tin vào phiếu học tập mà GV đã chuẩn bị cho từ trước. GV: Giải thích nguyên nhân sự biến đổi tính chất của S→Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập. GV: Đưa ra đáp án bằng trình chiếu. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh. T0 C Trạng thái Màu Cấu tạo phân tử <1130 C Rắn Vàng S8 mạch vòng tinh thể -. 1190C Lỏng Vàng S8 mạch vòng linh động 1870C Quánh Nâu đỏ S8 vòng chuỗi S8 →Sn > 4450C 14000C 17000C Hơi Hơi Hơi Da cam S6, S4 S2 S Hoạt động 3: Tính chất hoá học của lưu huỳnh (12 phút) Mục tiêu: Hiểu lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử GV: HS viết cấu hình electron của S ?Vẽ sơ đồ phân bố electron lớp ngoài cùng và các obitan nguyên tử của nguyên tố S ở trạng thái cơ bản, kích thích → Các trạng thái oxi hoá của S? - S thể hiện tính chất gì? III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA LƯU HUỲNH →Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân. Trạng thái oxi hoá: -2; 0; +4; +6 -Gv biểu diễn thí nghiệm Fe+S - Hs nhận xét, viết PTHH →Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trước và sau phản ứng? - Gv thông tin về phản ứng của Hg với S → Xử lí Hg bị đổ 1. Tính oxi hoá: a. Tác dụng với kim loại: → Muối sunfua (Nhôm sunfua) (Sắt(II) sunfua) Hg0 + S0 Hg+2S-2 (ở nhiệt độ thường) b. Tác dụng với hiđro: - Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi phản ứng với chất nào? -Viết ptpư khi: →Cho S tác dụng với O2 →Cho S tác dụng với F2 2. Tính khử: a. Tác dụng với phi kim S phản ứng ở nhiệt độ thích hợp b.Tác dụng với chất oxi hoá mạnh( H2SO4, HNO3, ...) S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2 H2O S + 6HNO3 ® H2SO4 + 6 NO2 + 2H2O Hoạt động 4: Sản xuất lưu huỳnh và ứng dụng (8 phút) Mục tiêu: Biết phương pháp sản xuất lưu huỳnh và ứng dụng -S trong tự nhiên tồn tại những dạng nào? - Có mấy phương pháp điều chế S? - GV trình chiếu sản xuất. IV. SẢN XUẤT LƯU HUỲNH 1. Phương pháp vật lí. -Dùng khai thác S dưới dạng tự do trong lòng đất. -Dùng hệ thống nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ S để đẩy S nóng chảy lên mặt đất *Nêu nguyên tắc điều chế S bằng phương pháp hóa học từ: H2S; 2. Phương pháp hóa học *Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí 2H2S +O2 →2S + 2H2O *Dùng H2S khử SO2. 2H2S + SO2 → 3S +2 H2O Dùng H2S khử SO2 (Cách điều chế này thu hồi được 90% lượng S trong các khì thải độc hại SO2 , H2S. Giúp bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm không khí.) -Từ SGK kết hợp với kiến thức thực tiễn, rút ra ứng dụng của lưu huỳnh? - HS trả lời - GV trình chiếu ứng dụng IV. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH -90% S dùng điều chế H2SO4 -10% dùng lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp… 4.Bài tập củng cố: (5 phút) Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích để nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo ra 6 e độc thân? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1 C. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2 D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p5 Câu 2: Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S, khối lượng muối thu được sau phản ứng là: A. 4,4g B. 2,2g C. 3g D. 3,6g  Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với 12,8g S thu được 23,8 g muối. % khối lượng của Fe và Al trong hỗn hợp đó là: A. 50,91% và 49,09% B. 53,85% và 46,15% C. 63,8% và 36,2% D. 72% và 28% Đáp án: 1.C 2.B 3.A 5.Dặn dò: (1 phút) - Làm bài tập 1 đến 5 SGK trang 132. - Học bài cũ và đọc trước bài 31: Thực hành về tính chất của oxi và lưu huỳnh.Dựa vào PTPƯ đã học và tính chất vật lí các chất dự đoán các hiện tượng thí nghiệm xảy ra. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxGA luu huynh hay.docx
Giáo án liên quan