A. Mục tiêu
– HS hiểu và biết cách phân loại axit– bazơ – muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
– Phân tử axit có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tố H này có thể thay thế bằng kim loại.
– Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit.
– Nhận biết được CT của một số chất cụ thể thuộc loại axít ,bazơ ,đọc tên của a xít , ba zơ khi biết CTHH và ngược lại.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55 axit – bazơ – muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2013
Ngày dạy: 19/03/2013
Tiết 55
Axit – bazơ – muối
A. Mục tiêu
– HS hiểu và biết cách phân loại axit– bazơ – muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
– Phân tử axit có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tố H này có thể thay thế bằng kim loại.
– Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit.
– Nhận biết được CT của một số chất cụ thể thuộc loại axít ,bazơ ,đọc tên của a xít , ba zơ khi biết CTHH và ngược lại.
B. Chuẩn bị
– Bảng phụ : ghi tên, công thức, thành phần, gốc… của một số axit, bazơ thường gặp.
C. Hoạt động Dạy - Học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nêu tính chất hoá học của nước, viết PTPƯ.
Câu 2 : Oxit là gì? Công thức chung của oxit, có mấy loại oxi. Cho ví dụ.
3. Bài mới
Hoạt động 1
I. axitGV yêu cầu HS cho 3 ví dụ về axit
? Nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần phtử của các axit trên.
? Từ nhận xét trên hãy rút ra định nghĩa axít là gì.
GV: Nếu gọi KH của gốc axit là A và n là hoá trị. Hãy rút ra CT chung của axit.
? Dựa vào thành phần có thể chia axit ra làm mấy loại:
? Cho ví dụ minh hoạ cho hai axit trên.
GV hướng dẫn HS cách gọi tên axit không có oxi.
? Đọc tên các axit sau.HCl, HBr
GV giới thiệu tên của các gốc axit tương ứng: ( chuyển đuôi hiđric thành đuôi ua)
VD: – Cl : đọc clorua
GV giới thiệu cách gọi tên của axit có oxi.
GV giới thiệu tên của gốc axit tương ứng.( Theo nguyên tắc chuyển đuôi “ic”thành “át” đuôi “ ơ” thành “it”
? Hãy gọi tên của các gốc axit sau.
= SO4 , – NO3, = SO3
GV yêu cầu HS làm bài tập.
? Viết công thức của các axit có tên gọi sau. – Axit sunfuhiddric
Axit cacbonic
Axit phôtphoric
1. Khái niệm .
HS: HCl, H2SO4 , HNO3 …
– Giống : Đều có nguyên tử H.
– Khác : Các nguyên tử H liên kết với các gốc axit khác nhau.
* Kết luận : (SGK)
2. Công thức hoá học.
HS: Công thức hoá học chung của axit là: HnA.
3.Phân loại.
Axit có hai loại là:
+ Axit có oxi: H2SO4 , HNO3, H3PO4…
+ Axit không có oxi: HCl, HBr, H2S….
4. Tên gọi.
+ Axit không có oxi:
Tên axit : axit + tên phi kim+ hiđric
VD: HCl đọc là: axit clohiđric
HBr: axit bromhiđric
+ Axit có oxi :
– Axit có nhiều nguyên tử oxi
Tên axit : axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric
HNO3 : axit nitric.
– Axit có it nguyên tử oxi.
Tên axit : axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : axit sunfurơ
HS gọi tên của các gốc axit.
HS làm bài tập.
– Axit sunfuhiddric : H2S
– Axit cacbonic : H2CO3
– Axit phôtphoric : H3PO4
Hoạt động 2
II. Bazơ
GV yêu cầu HS lấy 3 ví dụ về bazơ.
? Có nhận xét gì về thành phần phân tử của các bazơ trên.
? Vì sao trong thành phần của phân tử bazơ chỉ có một nguyên tử kim loại
? Số nhóm OH trong 1phân tử bazơ được xác định như thế nào.
? Bazơ là gì.
GV: Nếu gọi M là KH của kim loại , n là hoá trị thì CTHH của bazơ được viết như thế nào.
GV hướng dẫn HS cách đọc tên của bazơ.
? Hãy gọi tên của các bazơ sau:
NaOH, Fe(OH)3
GV hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan.
? Dựa vào tính tan chia bazơ ra làm mấy loại.
? Cho ví dụ mỗi loại.
1. Khái niệm.
VD: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3 …
HS: Có 1 nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm hđroxit.
Vì hoá trị của nhóm OH là I
Số nhóm OH được xác định dựa vào hoá trị của kim loại.
* Kết luận (SGK)
2. Công thức hoá học.
HS: Công thức chung của bazơ là : M(OH)n
3. Tên gọi.
Tên bazơ : Tên kim loại + hiđroxit
(Nếu kim loại có nhiều hoá trị khi đọc ta đọc tên bazơ có kèm theo hoá trị của kim loại)
VD: NaOH : Natri hiđro xit
Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit.
4.Phân loại.
Dựa vào tính tan chia bazơ ra làm hai loại
– Bazơ tan (kiềm)
VD: NaOH, Ca(OH)2 …
– Bazơ không tan:
VD: Cu(OH)2, Fe(OH)3…
Hoạt động 3
Luyện tập - củng cố
GV hệ thống lại nội dung bài.
GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng sau.
STT
Nguyên tố
CT oxit
Tên gọi
CT axit, bazơ
Tên gọi
1
Na
2
Ca
3
Fe(II)
4
S(VI)
5
C(IV)
GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 4
Bài tập về nhà :
Bài 1,2,3,4,5 SGK tr 130. Xem và chuẩn bị trước bài mới :Axit– bazơ– muối”
File đính kèm:
- Hoa 8 tuan 30 tiet 55.doc