. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.
2. Kĩ năng
- Viết được sơ đồ phản tráng bạc
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
30 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 61. glucozơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày soạn: 11/4/07
Tiết 61. Glucozơ
* Công thức phân tử:
* Phân tử khối: 180
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.
2. Kĩ năng
- Viết được sơ đồ phản tráng bạc
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV:
- Hoá chất: Mẫu glucozơ. Dung dịch :,, rượu etylic, nước cất.
- Dụng cụ: Các ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, đèn cồn…
2. Kiến thức
- HS tìm hiểu về tính chất, vai trò của đường glucozơ
- Ôn lại cách điều chế rượu etylic.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
I. Tính chất vật lý (5 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK/151.
(?) Trong tự nhiên glucozơ có nhiều nhất ở đâu?
HS: Dựa thông tin trả lời.
GV: Cho HS quan sát mẫu glucozơ, yêu cầu 1 HS làm thí nghiệm về tính tan trong nước và vị của glucozơ.
HS: Quan sát mẫu glucozơ, thử tính tan, mùi vị Trình bày tính chất vật lí.
1. Trạng thái tự nhiên.
- Glucozơ có hầu hết trong các bộ phận của cây.
2. Tính chất vật lý.
- Chất rắn không màu, tan nhiều trong nước.
- Không mùi, vị ngọt mát.
Hoạt động 2
II. Tính chất hoá học (30 phút)
GV: Làm thí nghiệm: Glucozơ tác dụng với trong dung dịch .
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận, giải thích
HS: Nêu hiện tượng, giải thích
GV: Nêu ứng dụng: dùng trong công nghệ tráng gương.
GV: Thông báo phản ứng lên men rượu.
HS: Ghi nhớ.
1. Phản ứng oxi hoá glucozơ
- Thí nghiệm
- Hiện tượng: Có màu trắng bạc bám trên thành ống nghiệm chính là .
- Phản ứng xảy ra:
2. Phản ứng lên men rượu
C6H12O6(dd) Menrượu
30-32 0C
Hoạt động 3
III. ứng dụng của glucozơ (3 phút)
GV: Yêu cầu HS nêu các ứng dụng của glucozơ.
HS: Dựa vào tính chất hoá học và thông tin trình bày ứng dụng của glucozơ.
GV: Bổ sung.
- Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của con người và động vật, được dùng để: pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng gương…
Hoạt động 3. Củng cố (6 phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1: Trình bày cách phân biệt 3 ống nghiệm đựng dung dịch glucozơ, dung dịch axit axetic và rượu etylic?
HS: Dựa vào tính chất hoá học nêu cách nhận biết.
GV: Yêu cầu một nhóm HS lên làm thí nghiệm kiểm chứng
GV: Yêu cầu HS lựa chọn đáp án đúng:
Gluczơ có tính chất nào sau đây?
a. Làm đỏ quì tím.
b. Tác dụng với dung dịch axit.
c. Tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniăc.
d. Tác dụng với kim loại sắt.
HS: Giải thích lý do chọn đáp án đúng.
Bài tập 1:
- Lấy mẫu thử, đánh số thứ tự.
- Nhúng quì tím lần lượt vào các mẫu thử trên:
+ Mẫu thử nào làm cho quì tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic.
- 2 mẫu thử còn lại cho phản ứng với dung dịch bạc nitrat trong dung dịch NH3 đun nóng nhẹ, mẫu thử nào thấy xuất hiện chất rắn màu sinh ra là glucozơ. Còn lại là rượu etylic.
Bài tập 2:
Đáp án: c đúng.
Hoạt động 5. Dặn dò (1 phút)
Học và làm bài tập về nhà 1, 2, 3, 4 (SGK, tr.179)
Hướng dẫn bài tập 4/152:
+ áp dụng công thức tính hiệu suất theo chất tham gia: H = m t/g TT
- Tìm hiểu về đường mía: tính chất, sản xuất, ứng dụng,
Ngày soạn: 18/4/07
Tiết 62. Saccarozơ
* Công thức phân tử:
* Phân tử khối: 342
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của saccarozơ.
- Biết trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ.
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình phản ứng của saccarozơ.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV:
* Thí nghiệm: phản ứng thuỷ phân của saccarozơ.
* Dụng cụ: - Kẹp gỗ - ống nghiệm
- Đèn cồn - ống hút
* Hoá chất:
- Dung dịch :, ,, saccarozơ (đường kính).
2. Kiến thức
- HS tìm hiểu về tính chất, vai trò của đường mía
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ (10 phút)
GV: Nêu các tính chất hoá học của glucozơ, viết phương trình hoá học minh hoạ?
HS: Trình bày tính chất, viết phương trình góc bảng.
GV: Gọi một HS chữa bài tập 2 (b)/152 SGK.
- Kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp.
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, GV cho điểm.
Bài tập 2(b)
Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
- Cho vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch (trong dung dịch ) và đun nóng nhẹ.
- Nếu thấy có kết tủa của là glucozơ.
- Nếu không có hiện tượng gì là vì:
Hoạt động 2
I. Trạng thái tự nhiên (3 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và cho biết trạng thái tự nhiên của saccarozơ.
HS: Thu nhận thông tin, trình bày.
- Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt…
Hoạt động 3
II. Tính chất vật lý (5 phút)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Lấy đường saccarozơ vào ống nghiệm. Quan sát trạng thái, màu sắc.
- Thêm nước vào và lắc nhẹ, quan sát.
đGV gọi một HS nhận xét.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nhận xét tính chất vật lí của saccarozơ.
- Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
Hoạt động 4
III. Tính chất hoá học (15 phút)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch saccarozơ vào dung dịch (trong ), sau đó đun nóng nhẹ, quan sát.
đGV gọi một HS nhận xét hiện tượng.
HS: Làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.
GV: Tiếp tục hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Thí nghiệm 2:
- Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, thêm vào một giọt dung dịch , đun nóng 2đ3 phút.
- Thêm dung dịch vào để trung hoà.
- Cho dung dịch vừa thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch trong dung dịch .
HS: Làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.
GV: Giới thiệu: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm xúc tác, saccarozơ đã bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ.
- Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra?
HS: Viết phương trình phản ứng.
GV: Giới thiệu về đường fructozơ: Có cấu tạo khác glucozơ, ngọt hơn glucozơ.
1. Phản ứng oxi hoá glucozơ
a. Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Không có hiện tượng gì xảy ra.
- Nhận xét: Chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương.
b. Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng: Có kết tủa xuất hiện.
- Nhận xét: đã xảy ra phản ứng tráng gươngđvậy khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm xúc tác, saccarozơ đã bị thuỷ phân tạo ra chất có thẻ tham gia phản ứng tráng gương.
- Phương trình phản ứng:
Saccrozơ Glucozơ Fructozơ
Hoạt động 5
IV. ứng dụng (5 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK/154 nêu ứng dụng của saccarozơ.
HS: Thu nhận thông tin nêu các ứng dụng.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ sản xuất đường saccarozơ từ mía.
đ Yêu cầu HS kể tên các nhà máy sản xuất đường ở Việt Nam.
HS: Kể tên các nhà máy sản xuất đường.
- SGK/154
Hoạt động 6
Luyện tập - Củng cố (6 phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập:
Hoàn thành các phương trình phản ứng cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Saccarozơ glucozơ
rượu etylic axit axetic
(4)
axetat kali.
(5)
Etyl axetat
(6)
Axetat natri
GV: Chiếu bài làm của HS lên màn hình, nhận xét và chấm điểm.
HS: Làm bài tập:
1)
2)
3) 4)
5)
6)
Hoạt động 7. Dặn dò(1 phút)
Học và làm bài tập về nhà 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK, tr.155)
Hướng dẫn bài 6/155:
+ Đặt công thức của gluxit là CaH2bOb
+ Viết phương trình phản ứng cháy.
+ Theo bài: Tỉ lệ a : b Công thức của gluxit.
Đọc mục “Em có biết?”/155
Tìm hiểu về tinh bột và xenlulozơ: trạng thái tự nhiên, tính chất
Tuần 32
Ngày soạn: 18/4/07
Tiết 63. Tinh bột và xenlulozơ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
- Nắm được tính chất lý học, tính chất hoá học và ứng dụng củaxenlulozơ, tinh bột.
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình phản ứng thuỷ phân của xenlulozơ, tinh bột và phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh, làm thực hành.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV:
* Máy chiếu, giấy trong, bút dạ.
* Thí nghiệm:
- Tính tan của tinh bột, xenlulozơ.
- Tác dụng củahồ tinh bột với iốt.
* Mẫu vật: có chứa tinh bột, xenlulozơ, các ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ
2. Kiến thức
- HS tìm hiểu trạng thái, tính tan của tinh bột và xenlulozơ
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Câu 1: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được ba dung dịch: glucozơ, rượu etylic, axit axetic.
a. Quì tím và dung dịch AgNO3 (trong dung dịch NH3) đun nóng.
b. Phenolphtalein và dung dịch AgNO3.
c. Dung dịch H2SO4.
d. Cả a và c.
Câu 2: Những hợp chất hữu cơ có thể làm quì tím chuyển sang màu đỏ, phản ứng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat. Là do trong cấu tạo phân tử có nhóm:
a. – OH.
b. – COOH.
c. – CO3
d. Cả a và c
Câu 3: Hãy viết các phương trình hoá học trong sơ đồ chuyển đổi hóa học sau:
Saccarozơ Glucozơ Rượu etylic Etyl axetat Natri axetat
Đáp án - Thang điểm:
Câu 1: (2 điểm) a đúng
Câu 2: (2 điểm) b đúng
Câu 3: (6 điểm) ghi đúng các phương trình và đúng điều kiện mỗi phương trình được 1,5 điểm
1)
2)
3) C2H5OH + CH3COOH Axit sunfuric đặc, nhiệt độ CH3COO C2H5 + H2O
4) CH3COO C2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5 OH
Hoạt động 2
I. Trạng thái tự nhiên (2 phút)
GV: Em hãy cho biết trạng thái tự nhiên của tinh bột, xenlulozơ?
HS: Dựa vào kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- Tinh bột có nhều trong các loại hạt, củ, quả như: lua, ngô, sắn…
- Xenlulozơ: có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa…
Hoạt động 3
II. Tính chất vật lý (4 phút)
GV: Yêu cầu các nhóm HS tiến hành thí nghiệm (chiếu):
Thí nghiệm 1: Lần lượt cho một ít tinh bột, xenlulozơ vào hai ống nghiệm, thêm nước vào, lắc nhẹ, sau đó đun nóng hai ống nghiệm.
đQuan sát: trạng thái, màu sắc, sự hoà tan trong nước của tinh bột, xenlulozơ trước và sau khi đun nóng.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm và quan sát.
GV: Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng.
HS: Nêu hiện tượng
- Thí nghiệm.
- Hiện tượng:
+ Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường: nhưng tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
+ Xenlulozơ là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường và ngay cả khi bị đun nóng.
Hoạt động 4
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử (4 phút)
GV: Giới thiệu và chiếu lên màn hình về đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
HS: Nghe và ghi bài
- Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn.
- Phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm liên kết với nhau:
Viết gọn lại:
- Nhóm được gọi là mắt xích của phân tử.
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn trong phân tử xenlulozơ.
Tinh bột:
Xenlulozơ:
Hoạt động 5
IV. Tính chất hoá học (10 phút)
GV: Giới thiệu:
- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ.
- ở nhiệt độ thường, tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ xúc tác của các enzim thích hợp.
HS: Nghe và ghi bài
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm (chiếu nội dung thí nghiệm lên màn hình).
- Nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột.
Quan sát:
- Đun nóng ống nghiệm, quan sát.
HS: Làm thí nghiệm.
GV: Gọi HS nêu hiện tượng thí nghiệm.
HS: Nêu hiện tượng.
GV: Dựa vào hiện tượng thí nghiệm trên, iốt được dùng để nhận biết hồ tinh bột.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 (chiếu).
Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất: tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
HS: làm bài tập 1.
GV: Yêu cầu 1-2 HS nêu cách làm, lớp bổ sung. GV chốt các bước làm.
1. Phản ứng thuỷ phân
2. Tác dụng của tinh bột với iot
+ Nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh.
+ Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội, lại hiện ra.
Bài tập 1:
- Để phân biệt ba chất trên ta nhỏ dung dịch iốt vào cả ba chất.
+ Nếu thấy xuất hiện màu xanh: là tinh bột.
- Cho vào hai ống nghiệm chứa hai chất còn lại dung dịch trong , đun nhẹ.
+ Nếu thấy xuất hiện là glucozơ.
- Còn lại là saccarozơ.
Hoạt động 6
IV. ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ (4 phút)
GV: Chiếu lên màn hình: sơ đồ những ứng dụng của xenlulozơ.
- Em hãy cho biết các ứng dụng tinh bột, xenlulozơ?
HS: Nêu các ứng dụng.
SGK- 157
Hoạt động 7. Củng cố (5phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập
Bài tập 2: Từ nguyên liệu ban dầu là tinh bột, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế etylaxetat.
HS: Làm bài tập vào phim trong.
GV: Chiếu bài làm của một số HS, yêu cầu lớp quan sát và nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2:
Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etylaxetat.
Phương trình:
1)
2)
3) 4)
Hoạt động 8 (1 phút)
Học bài và làm bài tập về nhà 1, 2, 3, 4 (SGK, tr.158)
Hướng dẫn làm bài tập 4: Tính theo công thức hiệu suất của chất sản phẩm của từng giai đoạn.
Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất của protein, xem lại kiến thức sinh học 8 về tiêu hoá.
Ngày soạn: 25/4/07
Tiết 64. protein
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
- Nắm được protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên.
- Nắm được hai tính chất quan trọng của protein đó là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động theo nhóm.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV:
* Thí nghiệm:
- Đốt cháy protit (tóc, sừng).
- Sự đông tụ của protein.
* Mẫu vật: có chứa protein (hoặc tranh ảnh).
* Dụng cụ:
- Đèn cồn - Kẹp gỗ - Panh
- Diêm - ống nghiệm - ống hút
* Hoá chất:
- Lòng trắng trứng, dung dịch rượu etylic
2. Kiến thức
- HS tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất của protein.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
GV: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột, xenlulozơ và tính chất hoá học của chúng?
GV: Yêu cầu 2 HS chữa bài tập 3, 4 (SGK/158).
Bài tập 3-158
a. Hoà tan các chất trên vào nước: chất tan là saccarozơ.
- Cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch iot, chất nào chuyển sang màu xanh là tinh bột, chất còn lại là xenlulôzơ.
b. Hoà tan vào nước, chất không tan là tinh bột.
- Cho 2 chất còn lại tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư, chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ, chất còn lại là saccarozơ.
GV: Kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp, chấm điểm.
HS: Theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Bài 4-158
(- C6H10O5-)n + H2O n C6H12O6
162 n tấn 180 n tấn
Lượng glucozơ thu được là: (tấn)
C6H12O6 Men rượu 2C2H5OH + 2 CO2
30-32 0C
180 tấn 92 tấn
Khối lượng rượu tạo ra là: (tấn)
Hoạt động 2
I. Trạng thái tự nhiên (3 phút)
GV: Cho HS xem tranh ảnh về các mẫu vật có chứa protein đ sau đó gọi HS nêu trạng thái tự nhiên của protein.
HS: Nêu trạng thái tự nhiên.
- Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật: trứng, thịt, máu, sữa, tóc, móng, rễ…
Hoạt động 3
II. Thành phần và cấu tạo phân tử (5 phút)
GV: Giới thiệu: Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein.
HS: Nghe và ghi bài.
GV: Giới thiệu.
HS: Nghe và ghi bài.
1. Thành phần nguyên tố
- Chủ yếu là cacbon, hiđro, oxi, nitơ và một lượng nhỏ lưu huỳnh, photpho, kim loại…
2. Cấu tạo phân tử.
- Protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
- Các thí nghiệm cho thấy: protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit là một “mắt xích” trong phân tử protein.
Hoạt động 4
III. Tính chất (15 phút)
GV: Giới thiệu: Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ, protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra các amino axit:
đHãy viết phương trình phản ứng (dạng chữ).
HS: Nghe và ghi bài.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Đốt cháy một ít tóc (hoặc sừng)
- Hãy nhận xét hiện tượng và kết luận?
HS: Làm thí nghiệm và nhận xét.
1. Phản ứng thuỷ phân
Protein + nước hỗn hợp amino axit
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt độ
- Thí nghiệm
- Hiện tượng: Tóc, sừng, hoặc lông gà, cháy có mùi khét.
- Nhận xét: Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi có mùi khét.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho một ít lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm.
- ống nghiệm 1: thêm một ít nước, lắc nhẹ rồi đun nóng.
- ống 2: cho thêm một ít rượu và lắc đều.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Hãy nêu hiện tượng và rút ra nhận xét?
HS: Nêu hiện tượng và nhận xét.
3. Sự đông tụ
- Thí nghiệm
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng trong cả hai ống nghiệm.
- Nhận xét: Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa.
+ Một số protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào các dung dịch này thường xảy ra kết tủa. Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.
Hoạt động 5
IV. ứng dụng (5 phút)
GV: Em hãy nêu các ứng dụng của protein?
HS: Dựa vào hiểu biết thực tế nêu ứng dụng của protein.
- Làm thức ăn, ngoài ra còn có các ứng dụng khác như: trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mỹ nghệ (sừng, ngà)…
Hoạt động 6. Củng cố (6 phút)
GV: Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành?
HS: Nêu hiện tượng: Khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành: có xuất hiện kết tủa (do các chất protein bị đông tụ)
GV: Liên hệ với nghề làm đậu phụ: cho nước chua để thành óc đậu.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập : Tương tự như axit axetic, axit amino axetic có thể tác dụng được với , , , . Em hãy viết các phương trình phản ứng đó.
HS: Làm bài tập vào vở.
GV: Hỗ trợ HS yếu.
Bài tập: Viết các phương trình phản ứng:
1)
2)
3)
GV: Gọi 1 HS lên bảng ghi phương trình phản ứng.
HS: Ghi bảng, lớp theo dõi bổ sung
4) H2N – CH2 – COOH + C2H5OH
H2SO4 đ t0
H2N – CH2 – COOC2H5 + H2O
Hoạt động 7. Dặn dò (1 phút)
Học bài và làm bài tập về nhà 1, 3, 4 (SGK, tr.160)
Đọc mục “Em có biết?”/160
Tìm hiểu về ứng dụng của polime và những sai lầm của người dân khi sử dụng loại sản phẩm này không đúng mục đích gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân.
Tuần 33
Ngày soạn: 29/4/07
Tiết 65. polime (tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
2. Kĩ năng
- Từ công thức cấu tạo của một số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của mônome và ngược lại.
3. Giáo dục thái độ
- Có ý thức sử dụng sản phẩm polime đúng cách tránh gây ô nhiễm môi trường
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV:
* Mẫu polime: túi PE, cao su, vỏ dây điện, mẩu săm lốp xe…
* Hình vẽ sơ đồ các dạng mạch của polime trong SGK.
2. Kiến thức: HS sưu tầm những hiểu biết về một số polime và những ứng dụng của chúng trong đời sống, tình trạng sử dụng túi nilon đựng thực phẩm… làm ô nhiễm môi trường.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (7 phút)
HS1: viết công thức phân tử của tinh bột, xenlulozơ và protein đ nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử của các chất trên so với rượu etylic, glucozơ, metan?
HS 2: Làm bài tập 4/160
GV: Kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp, chấm điểm một số HS.
HS: dưới lớp theo dõi bạn làm, nhận xét
GV: Nhận xét chung và cho điểm
1. có khối lượng phân tử lớn
Bài 4:
- Giống nhau: đều chứa C, H, O
- Khác: trong phân tử aminoaxetic ngoài 3 nguyên tố đó còn có nguyên tố N
- PT:
H2N-CH2-C-OH + H2N-CH2-C-OH Xúc tác
O O
H2N-CH2-C- HN-CH2-C-OH + H2O
O O
Hoạt động 2
I. Khái niệm chung (5 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc SGK, rút ra khái niệm về polime.
- GV cung cấp thêm thông tin về phân tử khối của một vài polime thông dụng.
HS: Đọc định nghĩa
GV: Polime được phân loại như thế nào?
HS: Dựa sơ đồ SGK/161 trả lời
1. Polime là gì?
- Polime là những chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
- Phân loại: Theo nguồn gốc polime được chia thành 2 loại: polime thiên nhiên và polime tổng hợp
Hoạt động 3
2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào? (24 phút)
GV: Gọi HS đọc SGK
HS: HS đọc SGK về cấu tạo phân tử polime, rút ra nhận xét về công thức chung và mắt xích polime
GV: Giới thiệu hình vẽ sơ đồ mạch của polime, từ sơ đồ em hãy rút ra kết luận.
HS: kết luận
GV: giới thiệu thí nghiệm về hoà tan polime trong một số điều kiện.
HS: đọc SGK, tóm tắt các nội dung chính.
a) Cấu tạo
- Tuỳ đặc điểm, các mắt xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
b) Tính chất
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường (rượu, ete…)
Hoạt động 4. Củng cố (7 phút)
GV: Yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập:
Bài 1: Hãy chỉ ra mắt xích trong phân tử của mỗi polime sau: PVC, plipropilen.
Bài 2: Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi chất sau: stiren C8H8
(CH = CH2)
Bài 4/165
HS: Làm bài tập vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
GV: Hỗ trợ HS yếu dưới lớp
HS: dưới lớp quan sát nhận xét, sửa sai.
GV: Nhận xét, cho điểm HS làm tốt.
Bài 1:
- CH2- CH-
Cl
- CH2- CH2-
Bài 2:
(- CH - CH2- )n
Bài 4:
(- CH2- CH-)n
Cl
- CH2- CH-
Cl
- Mạch phân tử là mạch thẳng
- Đốt cháy có mùi khét là da thật
Hoạt động 5. Dặn dò (2 phút)
Học bài và làm bài tập về nhà 1, 2, 5 (SGK, tr.165)
Đọc mục em có biết/164.
Tiếp tục tìm hiểu ứng dụng của polime.
Sưu tầm tư liệu tranh ảnh có liên quan đến polime.
Ngày soạn: 5/5/07
Tiết 66. Polime (tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng polime cho phù hợp với mục đích.
3. Thái độ
- Tham gia hoạt động tuyên truyền về ô nhiễm do dùng polime không đúng, cùng người dân tham gia hoạt động thu gom rác thải polime để tái sản xuất và sử dụng.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Đồ dùng
GV:
Chuẩn bị mẫu polime: chất dẻo, tơ, cao su. Tư liệu về khai thác cao su
2. Kiến thức: HS sưu tầm một số mẫu chất dẻo, tơ, cao su, tìm hiểu biết về chất dẻo, tơ, cao su và ứng dụng của chúng trong đời sống.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
HS 1: Làm bài tập 1 và 2 SGK/165
HS 2: Làm bài tập 3 và 5 SGK/165
HS: dưới lớp nghe và nhận xét
GV: nhận xét và cho điểm
Bài 1: d
Bài 2: rắn, không tan, thiên nhiên… tổng hợp, tổng hợp … thiên nhiên,
Bài 3: Tinh bột (amilopectin) có cấu tạo mạch nhánh còn lại có cấu tạo mạch thẳng.
Bài 5: Polime đem đốt cháy là polietilen.
Hoạt động 2
ứng dụng của polime (14 phút)
GV: Thông báo về các dạng phổ biến của polime được dùng trong đời sống.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
HS: Đọc SGK
GV: Yêu cầu các nhóm HS trình bày những hiểu biết dựa vào thông tin SGK và tư liệu sưu tầm được về:
- Chất dẻo, tính dẻo.
- Thành phần chất dẻo.
- ưu điểm của chất dẻo.
HS: Dựa vào thông tin sưu tầm trình bày.
GV: Yêu cầu HS liên hệ về các vật dụng được chế tạo từ chất dẻo để nêu được những ưu điểm của chất dẻo. So sánh việc chế tạo một vật dụng bằng gỗ hoặc kim loại với vật dụng chế tạo từ chất dẻo. So sánh một vài đồ vật bằng gỗ, kim loại với bằng chất dẻo, từ đó rút ra được các ưu điểm của chất dẻo.
HS: Chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của chất dẻo (kém bền nhiệt).
1. Chất dẻo là gì?
a) Chất dẻo là một loại vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime.
b) Chất dẻo có thành phần như thế nào?
- Thành phần chính: polime.
- Thành phần phụ: chất dẻo hoá, chất độn, chất phụ gia.
c) Chất dẻo có nhữug ưu điểm gì?
- Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
Hoạt động 3
2. Tơ là gì? (8 phút)
GV: Gọi HS đọc SGK.
GV: Cho HS xem sơ đồ phân loại tơ trong SGK.
+ Nêu những vật dụng được sản xuất từ tơ mà em biết. Việt Nam có những địa phương nào sản xuất tơ nổi tiếng?
HS: tóm tắt lại và trả lời câu hỏi trên.
GV: Lưu ý HS khi sử dụng các vật dụng bằng tơ: không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, là ủi ở nhiệt độ cao.
a) Tơ là những polime (tự nhiên hay tổng hợp) có cấu tạo mạch thẳng va có thể kéo thành sợi dài.
b) Tơ được phân loại như thế nào?
- Tơ gồm: tơ tự nhiên và tơ hoá học (trong đó có tơ nhân tạo và tơ tổng hợp).
Hoạt động 4
3. Cao su là gì?(12 phút)
GV: Cao su là gì?
- Hãy nêu các vật dụng xung quanh em được chế tạo từ cao su mà em biết? Tính chất chung của các vật dụng đó là gì?
- Xuất phát từ nguồn gốc người ta chia cao su thành những loại cao su nào?
HS: Đọc thông tin trao đổi nhóm theo nội dung GV nêu ở trên, đại diện trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
GV: Thông báo về sự phân loại cao su.
GV: Để cho HS xem tư liệu về trồng và khai thác cao su.
- So sánh cuộc sống của phu cao su thời Pháp thuộc với công nhân cao su ngày nay để thấy được sự đổi thay lớn lao trong đời sống của người làm nghề trồng và khai thác cao su.
GV: liên hệ về các vật dụng được chế tạo từ cao su nêu những ưu điểm của cao su?
HS: Dựa vào thực tế trình bày.
a) Cao su là gì?
Cao su là vật liệu polime có tính dàn hồi.
b) Cao su được phân loại như thế nào?
Cao su gồm: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.
c) Cao su có những đặc điểm gì?
- Cao su có nhiều ưu điểm: đàn hồi, không thấm nước, không thấm kh
File đính kèm:
- Giao an hoa 9 chi tiet 2 cot tiet 61 70.doc