I/ Mục tiêu
- HS hiểu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (NST) ở mỗi loài sinh vật. Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân. Hiểu đươc chức năng của NST.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : - Tranh H8.1,2,3- SGK.
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8 Nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Ii: nhiễm sắc thể.
Tiết 8 Nhiễm sắc thể.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (NST) ở mỗi loài sinh vật. Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân. Hiểu đươc chức năng của NST.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : - Tranh H8.1,2,3- SGK.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Men Đen đã giải thích thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào?
- Làm bài tập trắc nghiệm : Bài 1, 2- T26 (SBG)
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS quan sát H8.1, đọc < mục I- Tr24-SGK đ Thảo luận:
+ Thế nào là cặp NST tương đồng?
+ Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu bảng 8, thực hiện mục 6- Tr24.
- GV yêu cầu HS quan sát H8.2- Tr24-SGK đ Thảo luận:
+ Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?
- GV gọi HS trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV thông báo: Cặp NST giới tính có thể là tương đồng (XX), có thể không tương đồng (XY), có thể chỉ có 1 chiếc (XO)
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Nêu đặc điểm đặc trưng của mỗi loài sinh vật?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc< - mục II, quan sát H8.4- Tr25-SGK đ Thảo luận:
+ Mô tả hình dạng, cấu trúc NST?
+ Hoàn thành bài tập mục6 - Tr25.
- GV đánh giá hoạt động của HS.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS đọc< mục III- Tr26-SGK đ Thảo luận:
+ Nêu chức năng của NST?
+ Vì sao những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST lại gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền?
+ Nhờ đâu các tính trạng di truyền được sao chép cho các thế hệ sau?
I/ Tìm hiểu:Tính đặc trưng của bộ NST.
- HS quan sát H8.1, đọc< mục I-Tr24-SGKđThảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Trong TBSD, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình dạng, kích thước).
*Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
đ Bộ NST lưỡng bội (2n NST).
*Bộ NST trong giao tử chứa 1 NST trong cặp tương đồngđ Bộ NST đơn bội
(n NST).
- HS quan sát H8.2 và nghiên cứu bảng 8, thảo luận nhóm đ Thực hiện mục6- Tr24.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* ở những loài SV đơn tính, cặp NST giới tính khác nhau ở cá thể đực và cái.
* Tế bào của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
Ví dụ: SGK, T25.
+ Hình dạng:Hình hạt, h. chữ V, h. que.
+ Kích thước: Dài: 0,5- 50 Mm, d: 0,2- 2Mm.
II/ Tìm hiểu: Cấu trúc của NST.
- HS nghiên cứu < mục II, , quan sát H8.4- Tr25-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* ở kì giữa, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) đính với nhau ở tâm động.
* Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và Pr loại Histon.
III/ Tìm hiểu: Chức năng của NST.
- HS đọc < mục III- Tr26-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.
* NST có khả năng tự nhân đôi trên cơ sở sự tự sao của ADN đ Các gen qui định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ và cơ thể.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr26.
D/ Kiểm tra, đánh giá
HS trả lời: + NST có đặc điểm gì khiến người ta nói NST là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào?
(Nêu được: - NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.
-Mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng và cấu trúc. - NST có khả năng tự nhân đôi.
- NST có khả năng bị biến đổi.
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr26.
- Đọc trước bài 9.
- Kẻ bảng 9.1,2-Tr27,29 vào vở bài tập.
Tiết 9 Nguyên phân.
I/ Mục tiêu
- HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào. Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : - Tranh H9.1,2- SGK.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
- Mô tả cấu trúc điển hình của bộ NST? Chhức năng của NST?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS quan sát H9.1, đọc < mục I- Tr27-SGK đ Thảo luận:
+ Chu kì tế bào gồm mấy giai đoạn?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp H9.2- Tr28-SGK đ Thảo luận:
+ Nêu sự biến đổi hình thái của NST?
+ Hoàn thành bảng 9.1- SGK, tr27.
- GV gọi HS điền bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV chốt lại kiến thức:
+ Tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì? ý nghĩa của sự đóng và duỗi xoắn?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS quan sát H9.1,2- Tr27-SGK đ Thảo luận:
+ Nêu hình thái của NST ở kì trung gian?
+ Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
- GV đánh giá hoạt động của HS.
- GV yêu cầu HS đọc < mục II, quan sát hình vẽ ở bảng 9.2, - Tr28-SGK
đ Thảo luận, điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2- Sgk.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV nhấn mạnh:
+ ở kì sau có sự phân chia chất TB và các bào quan.
+ Kì cuối hình thành màng nhân.
- GV yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Nêu kết quả của quá trình nguyên phân?
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS đọc< mục III- Tr29-SGK đ Thảo luận:
+ Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống TB mẹ?(Do NST nhân đôi 1 lần và phân li 1 lần).
+ Trong NP, số TB con tăng mà bộ NST không đổi đ Có ý nghĩa gì?(Bộ NST của loài được ổn định).
+ Vậy, ý nghĩa của NP là gì?
I/ Tìm hiểu: Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- HS quan sát H9.1, đọc< mục I-Tr27-SGKđThảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Chu kì tế bào gồm:
+ Kì trung gian.
+ Quá trình nguyên phân: Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
- HS quan sát H9.2, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Cấu trúc riêng biệt của mỗi NSTđược giữ vững và duy trì liên tục qua các thế hệ TB.
* Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì TB thông qua sự đóng và duỗi xoắn:
+ Duỗi xoắn (dạng sợi) ở kì trung gian.
+Đóng xoắn cực đại (có dạng đặc trưng) ở kì giữa.
II/ Tìm hiểu: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
a/ Kì trung gian
- HS quan sát H9.1,2- Tr27-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
*NST dài, mảnh, duỗi xoắn.
NST nhân đôi đ NST kép.
trung thể nhân đôi đ 2 trung tử con.
b/ Nguyên phân
- HS đọc < mục II, quan sát hình vẽ ở bảng 9.2, - Tr28-SGK đ Thảo luận, điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2- Sgk.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Kì đầu: + NST bắt đầu xoắn và co ngắn.
+ NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
* Kì giữa:+ NST kép đóng xoắn cực đại.
+ NST kép xếpđ 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau: 2 crômatit ở mỗi NST kép tách ra ở tâm độngđ 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
* Kì cuối: NST duỗi xoắn dài ra đ Sợi mảnh.
=> Kết quả: Từ 1 TB mẹ (2n NST) đ 2 TB con có bộ NST giống nhau và giống hệt TB mẹ (2n NST).
III/ Tìm hiểu: ý nghĩa của nguyên phân
- HS đọc < mục III- Tr26-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* NP là phương thức sinh sản của TB và lớn lên của cơ thể.
* NP duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr30.
D/ Kiểm tra, đánh giá
HS trả lời: + Nêu các diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình NP?
+ Câu 4- Sgk,Tr30.
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr30.
- Đọc trước bài 10.
- Kẻ bảng 10- Tr32 vào vở bài tập.
Tiết 10 Giảm phân.
I/ Mục tiêu
- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
Nêu được sự khác nhau ở từng kì ở giảm phân I và giảm phân II.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : - Tranh: Sơ đồ giảm phân.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Sự đóng xoắn và tháo xoắn của NST có vai trò gì?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS đọc < mục I- Tr31-SGK đ Thảo luận:
+ Giảm phân là gì?
- GV chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS quan sát kì trung gian ở H10- Tr31-SGK đ Thảo luận:
+ ở kì trung gian NST có đặc điểm hình thái như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H10 (lần phân bào I), đọc < mục I - Tr31-SGK đ Thảo luận, hoàn thành cột 2 bảng10- SGK, tr32.
- GV gọi HS điền bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS quan sát H10 (lần phân bào II), đọc < mục II - Tr31-SGK đ Thảo luận, hoàn thành cột 3 bảng10- SGK, tr32.
- GV gọi HS điền bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Nêu kết quả của quá trình giảm phân?
+ Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân I và giảm phân II ?
+ Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân ?
I/ Tìm hiểu: Khái niệm giảm phân.
- HS đọc< mục I-Tr31-SGKđThảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Giảm phân là QT phân bào của TBSD xảy ra ở thời kì chín; gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi ở 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào thứ nhất.
II/ Tìm hiểu: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I.
- HS quan sát kì trung gian ở H10- Tr31-SGK, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Kì trung gian I:
+ NST ở dạng sợi mảnh.
+ NST nhân đôi đ NST kép.
- HS quan sát H10 (lần phân bào I), đọc < mục I - Tr31-SGK đ Thảo luận, hoàn thành bảng10- SGK, tr32.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Kì đầu I: + Các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn.
+ NST tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời ra.
* Kì giữa I:+ NST kép tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
* Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng đơn bội kép (nNST) và khác nhau về nguồn gốc.
III/ Tìm hiểu: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II.
- HS quan sát H10 (lần phân bào II), đọc < mục II - Tr31-SGK đ Thảo luận, hoàn thành cột 3 bảng10- SGK, tr32.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
*Kì trung gian II:Ngắn, NST không nhân đôi.
*Kì đầu II: NST co ngắn.
* Kì giữa II: NST kép tập trung và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau II: 2 crômatit ở mỗi NST kép tách ra ở tâm độngđ 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
* Kì cuối II: Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào với số lượng đơn bội (nNST) => Kết quả: Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp đ 4 TB con mang bộ NST đơn bội (n NST).
Các tế bào này là cơ sở để hình thành các giao tử.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr33.
D/ Kiểm tra, đánh giá
HS trả lời: + Trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb khi giảm phân sẽ cho ra các tổ hợp NST (giao tử) nào ở tế bào con ?
+ Câu 2- Sgk,Tr33.
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr33.
- Đọc trước bài 11.
Tiết 11 Phát sinh giao tử và thụ tinh.
I/ Mục tiêu
- HS trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở ĐV. Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : -Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở ĐV.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình giảm phân? - Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân ?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS quan sát H11, đọc < mục I- Tr34-SGK đ Thảo luận:
+ Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp H11-Tr34-SGK đ Thảo luận:
+ Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr35-SGK đ Thảo luận, trả lời:
+ Nêu khái niệm thụ tinh?
+ Bản chất của quá trình thụ tinh?
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 phần II- Tr35, Sgk.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS đọc< mục III- Tr35-SGK đ Thảo luận:
+ Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
I/ Tìm hiểu: Sự phát sinh giao tử
- HS quan sát H11, đọc< mục I-Tr34-SGKđThảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Quá trình phát sinh giao tử đực:
+ TB mầm NP nhiều lần liên tiếp tạo thành nhiều tinh nguyên bào, phát triển thành tinh bào bậc 1.
+ Tinh bào bậc 1 qua GP I tạo 2 tinh bào bậc 2.
+ Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II tạo ra 2 tinh tử, phát triển thành tinh trùng.
=> Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua quá trình GP tạo 4 tinh tử, phát triển thành 4 tinh trùng.
- HS quan sát H11, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Quá trình phát sinh giao tử cái:
+ TB mầm NP nhiều lần liên tiếp tạo thành nhiều noãn nguyên bào, phát triển thành noãn bào bậc 1.
+ Noãn bào bậc 1 qua GP I tạo thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
+ Noãn bào bậc 2 qua GP II tạo ra thể cực thứ 2 (kt nhỏ) và 1 TB trứng ( kt lớn).
=> Kết quả: Từ 1 noãn bào bậc 1 qua quá trình GP tạo 3 thể cực và 1 tế bào trứng.
II/ Tìm hiểu: Thụ tinh.
- HS đọc < mục II – Tr35-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái.
Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n
NST) ở hợp tử.
III/ Tìm hiểu: ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
- HS đọc < mục III- Tr35-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài ( những loài S2 hữu tính) qua các thế hệ.
* Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr36.
D/ Kiểm tra, đánh giá
HS trả lời: + Trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng Aa và Bb
khi giảm phân và thụ tinh sẽ cho ra số tổ hợp NST trong hợp tử là bao nhiêu?
a/ 4 tổ hợp NST. c/ 9 tổ hợp NST.
b/ 8 tổ hợp NST. d/ 16 tổ hợp NST.
+ Câu 4- Sgk,Tr36.
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr36.
- Đọc trước bài 12.
- Đọc mục “ Em có biết”.
File đính kèm:
- Tiet 8- 11.doc