1. Bài 1
(1) Có 3 điệp ngữ: Nụ tầm xuân, Cá mắc câu, Chim vào lồng
- Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng “hoa tầm xuân”, hay “hoa cây này” làm cho âm hưởng nhịp điệu, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.
+ “Nụ tầm xuân” khác “Hoa tầm xuân”, “nụ tầm xuân” và “hoa cây này” xa lạ về nghĩa .Nói tới “hoa” là chỉ chung người con gái.Nhưng nói “nụ” là khẳng định người con gái đang ở độ tuổi trăng tròn. “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng ->“Hoa” tàn. “Nụ” nở ra “hoa". -> Hình ảnh thay đổi ý nghĩa thay đổi
+ “Nụ” (thanh trắc) đổi thành “hoa” (thanh bằng) -> Thay đổi về âm thanh nhịp điệu.
=>Vì thế không thể thay thế “hoa” vào “nụ” được.
- Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại nhằm nhấn mạnh hoàn cảnh tình trạng bất khả kháng “không thể thoát ra được” của cô gái
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 91 – tiếng việt thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91 – Tiếng Việt THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI I. Luyện tập về phép điệp Tiết 91 – Tiếng Việt 1. Bài 1 (1) Có 3 điệp ngữ: Nụ tầm xuân, Cá mắc câu, Chim vào lồng - Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng “hoa tầm xuân”, hay “hoa cây này” làm cho âm hưởng nhịp điệu, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi. + “Nụ tầm xuân” khác “Hoa tầm xuân”, “nụ tầm xuân” và “hoa cây này” xa lạ về nghĩa .Nói tới “hoa” là chỉ chung người con gái.Nhưng nói “nụ” là khẳng định người con gái đang ở độ tuổi trăng tròn. “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng ->“Hoa” tàn. “Nụ” nở ra “hoa". -> Hình ảnh thay đổi ý nghĩa thay đổi + “Nụ” (thanh trắc) đổi thành “hoa” (thanh bằng) -> Thay đổi về âm thanh nhịp điệu. =>Vì thế không thể thay thế “hoa” vào “nụ” được. - Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại nhằm nhấn mạnh hoàn cảnh tình trạng bất khả kháng “không thể thoát ra được” của cô gái I. Luyện tập về phép điệp (2) - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo. (Tục ngữ) b. Những yếu tố: gần, thì, có, vì là yếu tố lặp không mang sắc thái tu từ, nó chỉ có tác dụng so sánh hay khẳng định nội dung hai vế của mỗi câu tục ngữ. Gần, thì -> nhấn mạnh mối quan hệ của con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ xã hội. Có -> khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt. Vì -> khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ trong so sánh. Tiết 91 – Tiếng Việt I. Luyện tập về phép điệp * Khái niệm Phép điệp là phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,...) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. *Các dạng: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp( điệp vòng). * Tác dụng Câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng. Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Tiết 91 – Tiếng Việt Ví dụ sau tác giả đã sử dụng dạng điệp ngữ nào? * Ví dụ 1: “Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim,Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm Thương em, thương em, thương em biết mấy” (Phạm Tiến Duật) * Ví dụ 2:“Cùng trông mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu xanh ngắt một màu. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Đoàn Thị Điểm) * Ví dụ 3:“Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau, có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ thôi.” ( Khánh Hoài) Điệp ngữ nối tiếp Điệp ngữ vòng Điệp ngữ cách quãng + Hai tên quỉ đến nói với người canh cổng, người canh cổng đi vào một lúc rồi ra truyền chỉ rằng”. (Nguyễn Dữ - Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên). + Hai phát ngôn đều dùng các điệp từ, ngữ nhưng chúng không có giá trị tu từ mà chúng chỉ lặp lại cốt làm rõ ý nghĩa. + “ Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là.. (H.Đ.Lương – Tựa trích diễm thi tập) Nhận xét các câu sau: Các từ điệp có giá trị tu từ không? Vì sao. Tiết 91 – Tiếng Việt Lưu ý Có trường hợp lặp không phải là phép điệp, khi phân tích và sử dụng phép điệp cần chú ý giá trị tu từ của việc lặp các yếu tố diễn đạt. 2. Bài tập về nhà Tiết 91 – Tiếng Việt II. Luyện tập về phép đối 1.Tìm hiểu ngữ liệu * Ngữ liệu (1): - Phép đối diễn ra trong một câu. - Mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đó đối nhau về số tiếng (3/3; 6/6) Về thanh: (tổ/tông; sạch/ thơm; chí/nền – nên/vững) Về từ loại của mỗi từ: (chim/người (d/d); tổ/tông (d/d) ;đói/rách (t/t) - sạch/thơm (t/t)…) Về nghĩa của mỗi từ: (tổ, tông; sạch, thơm; nên, vững => cùng trường) - Kết cấu ngữ pháp: lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế. Tiết 91 – Tiếng Việt *Ngữ liệu (2): - Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới. - Về số tiếng: Dòng trên và dòng dưới đối nhau (7/7) - Về từ loại (tiên/hậu (d/d); học/hành (đ/đ); lễ/văn (d/d)…) - Về nghĩa (diệt, trừ; trò, thói; tham nhũng, cửa quyền => đồng nghĩa) - Lặp lại kết cấu ngữ pháp. * Kết luận: sự sắp xếp các từ ngữ để tạo ra sự cân đối, hài hoà về mặt âm thanh, đối về nghĩa. II. Luyện tập về phép đối Tiết 91 – Tiếng Việt Ngữ liệu (3): - Đối về từ: Khuôn trăng/nét ngài (dt); đầy đặn/nở nang (tt); Hoa/ngọc (dt); cười/thốt (đt); mây/tuyết (dt); thua/nhường (tt); nước tóc/màu da (dt). Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát). Ngữ liệu (4): - Đối về từ: Rắp/trót (đt); mượn/đem (đt); điền viên/thân thế (dt); vui/hẹn (đt); tuế nguyêt/tang bồng (dt). Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới II. Luyện tập về phép đối Tiết 91 – Tiếng Việt II. Luyện tập về phép đối 2. Bài 2 Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. -> Đối thanh: tật/lòng (trắc/bằng) - Bán anh em xa, mua láng giềng gần. -> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng. - Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên. - Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô động. - Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc Tiết 91 – Tiếng Việt * Khái niệm Phép đối là : phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định. * Đặc điểm + Về lời: Âm tiết hai vế đối bằng nhau. + Về thanh:âm tiết bằng nhau,thanh trái nhau về B/T. + Về từ loại: Từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại (Dt/Dt, Đt/Đt, Tt/Tt). + Về nghĩa: Các từ đối nhau phải trái nghĩa với nhau, hoặc cùng trường nghĩa, hoặc phải đồng nghĩa để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa. *Tác dụng Tạo nên sự phong phú về ý nghĩa, âm thanh hài hòa, thống nhất, sự cân đối trong xếp đặt, tạo nên vẻ đẹp, cân xứng của ý nghĩa, âm thanh.Tạo tính hoàn chỉnh và khả năng ghi nhớ. Tiết 91 – Tiếng Việt + Đối thanh ( bằng / trắc): Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. ( Bà Huyện Thanh Quan) + Đối về nghĩa: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. + Đối về từ vựng: (động từ với động từ, danh từ với danh từ): Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (Tú Xương). Chỉ ra các kiểu đối trong ví dụ sau Tiết 91 – Tiếng Việt T T B B B T T B B T T T B B ĐT DT DT ĐT DT DT DẶN DÒ Tiết 91 – Tiếng Việt - Học bài, nắm những vấn đề cơ bản: + Khái niệm phép điệp, các hình thức điệp. + Phân biệt phép điệp và lặp không chủ ý, lỗi lặp - Sưu tầm ngữ liệu về phép điệp trong ca dao, trong các khẩu hiệu. - Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép đối trong thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, văn biền ngẫu, câu đối. - Soạn bài mới: Tổng kết phần văn học
File đính kèm:
- phep diep va phép doi.ppt