Bài giảng Tiết thứ 18: Luyện tập

Kiến thức: - Củng cố các kiến đã học trong §2 về hàm số bậc nhất và hàm số bậc nhất trên từng khoảng.

- Đồ thị hàm số y=/ax+b/ và cách vẽ.

- Củng cố kiến thức về tịnh tiến đồ thị

 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng : Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, hàm số bậc nhất trên từng khoảng, đặc biệt là hàm số y=/ax+b/, từ đó nêu ra các tính chất của hàm số, kĩ năng tịnh tiến đồ thị.

 3/ Thái độ: - Cẩn thận chính xác trong tính toán và trong vẽ đồ thị

- Rèn luyện tư duy logic .

 

doc2 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết thứ 18: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 18 Ngày soạn: 18/10/2006 Tên bài : LUYỆN TẬP A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Củng cố các kiến đã học trong §2 về hàm số bậc nhất và hàm số bậc nhất trên từng khoảng. Đồ thị hàm số y=/ax+b/ và cách vẽ. Củng cố kiến thức về tịnh tiến đồ thị 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng : Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, hàm số bậc nhất trên từng khoảng, đặc biệt là hàm số y=/ax+b/, từ đó nêu ra các tính chất của hàm số, kĩ năng tịnh tiến đồ thị. 3/ Thái độ: - Cẩn thận chính xác trong tính toán và trong vẽ đồ thị - Rèn luyện tư duy logic . B/ PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS phát hiện tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức: Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. C/ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, các bảng phụ và phiếu học tập. 2/ Chuẩn bị của HS: - Học kỹ lý thuyết về hàm số ở §2 - Xem lại hàm số bậc nhất ở lớp dưới D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2/ Kiểm tra bài củ: -Nêu đặc điểm của đồ thị hàm số bậc nhất và cách vẽ đồ thị hàm số trên từng khoảng 3/ Bài mới: a) Đặt vấn đề: Ta đã được học về hàm số bậc nhất ở lớp dưới tiết học hôm nay nhằm giúp các em ôn lại kiến thức về hàm số bậc nhất b) Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải. Câu hỏi 1: Đường thẳng (d) có những yếu nào thì ta có thể tìm được công thức của nó? HS:+ Biết (d) đi qua 2 điểm. + Biết hệ số góc và 1 điểm thuộc vào nó. + Biết (d) đi qua 1 điểm và song song (hoặc vuông góc) với một đường thẳng xác định GV: Gọi hình vuông đó là ABCD. Hãy tìm tọa độ của các điểm B, C, D. HS: C đối xứng với A qua O nên C(-3;0) B(0;-3), D(0;3) GV: Viết phương trình các đường thẳng AB, BC, CD, đường thẳng . GV: hướng dẫn HS về nhà làm. GV: Ta những trường hợp nào về dấu của x-1 và x+1? HS: Ta có 4 trường hợp. Bài 21: SGK trang 53: a)Tìm hàm số y=f(x), biết rằng đồ thị của nó đi qua điểm (-2;5) và có hệ số góc bằng -1,5: b)Vẽ đồ thị hàm số tìm được. Đáp án: y = -1,5x+2 Bài 22 SGK trang 53: Tìm bốn hàm số bậc nhất có đồ thị là bốn đường thẳng đôi một cắt nhau tại bốn đỉnh của một hình vuông nhận O lam tâm đối xứng, biết rằng một đỉnh của hình vuông này là A(3;0). Đáp án: y=x+3; y=x-3; y=-x+3; y=-x-3. Bài ra thêm 1: Tìm phương trình đường thẳng (d) biết : a)(d)đi qua A(3;-5) và song song với đường thẳng y = -2x+3 b)(d ) đi qua B(-3;4) và vuông góc với đường thẳng y=-1/3x+2 Bài 26 SGK trang 54: Cho hàm số y=‌3│x-1│-│2x+2│ a)Bằng cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối, hãy viết hàm số đã cho dưới dạng hàm số bậc nhất trên từng khoảng. b) Vẽ đồ thị rồi lập bảng biến thiên của hàm số. Nếu x<1 Đáp án: Nếu x1 Nếu -1x<1 a) Mở rộng: Tìm m để phương trình: ‌3│x-1│-│2x+2│= m+2 Có 2 nghiệm phân biệt 4/ Củng cố: Dạng đồ thị hàm số bậc nhất và sự biên thiên của nó Cách vẽ đồ thị của hàm số y=│ax+b│ 5/ Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà: Làm các bài tập trong SGK và sách BT. Bài ra thêm: Vẽ đồthị của các hàm số: y=│2x-1│-│1+2x│(Hàm số lẻ) y= │x+3│+│3-x│

File đính kèm:

  • docTiết thứ19.doc