Bài giảng Tính chất hóa học của axit tiết 5

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức :

- Học sinh nắm được tính chất hóa học chung của axit.

- Viết phương trình hóa học cho mỗi tính chất.

- Phân loại axit dựa vào tính chất hóa học của axit.

b. Kĩ năng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính chất hóa học của axit tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết PPCT: 5 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT Ngày dạy: ……………… 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức : - Học sinh nắm được tính chất hóa học chung của axit. - Viết phương trình hóa học cho mỗi tính chất. - Phân loại axit dựa vào tính chất hóa học của axit. b. Kĩ năng: - Dự đốn các hiện tượng và viết được các PTPƯ minh họa cho từng tính chất hĩa học của axit. - Rèn học sinh kĩ năng làm bài tập tính nồng độ của axit. c. Thái độ: - Giáo dục học sinh cẩn thận, an tồn trong khi làm thí nghiệm. 2. CHUẨN BỊ: Giáo viên: dd HCl, quỳ tím, Al, Fe2O3, Cu(OH)2, H2SO4, ống nghiệm, ống hút, giá ống nghiệm, kẹp gỗ. b. Học sinh: Kiến thức, Vở bài tập. 3. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của axit. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, kiểm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: 1/ Trắc nghiệm: (3đ) PTHH nào dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? a. S + O2 SO2 b. Na2SO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + SO2­ c. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 2/ Cho các chất sau: Na2O, CO2, BaO, CaO, Fe2O3, SO2 chất nào tác dụng với dd HCl. Viết phương trình hóa học?(7đ) Đáp án: 1/ Câu b (3đ) 2/ Na2O + 2HCl ® 2NaCl + H2O (1,75đ) BaO + 2HCl ® BaCl2 + H2O (1,75đ) Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O (1,75đ) CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O (1,75đ) 4.3. Bài mới: Một số axit khác nhau có tính chất hóa học giống hay khác nhau, là những tính chất nào? PTHH? Tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Tính chất hóa học. Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận nhóm nhỏ. GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm nhỏ 1 giọt dung dịch vào mẫu giấy quì tím. Quan sát và nhận xét. HS: Hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm và nhận xét: dd HCl làm quỳ tím chuyển thành màu đo.û GV: Giới thiệu trong hóa học quỳ tím là chất chỉ thị để nhận biết dd axit. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho 1 ít kim loại Al vào ống nghiệm, cho vào 1- 2 ml dd HCl (H2SO4 loãng) vào ống nghiệm và nêu hiện tượng. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và nêu hiện tượng: Có khí bay ra là H2. GV: Yêu cầu đại diện nhóm viết phương trình hoá học HS: 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2­ GV: Từ các vấn đề nêu trên rút ra kết luận? HS: Kết luận Axit + Kim loại ® Muối + Hiđro GV: Lưu ý học sinh: Axit HNO3, H2SO4đ tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro. GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm SGK. HS: Làm thí nghiệm nhóm: Cho vào ống nghiệm 1 ít Cu(OH)2 thêm 1-2 ml H2SO4 lắc nhẹ, quan sát trạng thái, màu sắc. HS: Nêu hiện tượng: Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dd màu xanh lam. GV: Gọi 1 HS của nhóm viết PTHH. HS: H2SO4 + Cu(OH)2 ® CuSO4 + 2H2O HS :Rút ra kết luận. GV: Phản ứng axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ít Fe2O3, nhỏ 1-2 ml dd HCl lắc nhẹ, nêu hiện tượng. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. Đại diện nhóm nêu hiện tượng: Fe2O3 hòa tan tạo thành dd có màu vàng nâu. HS đại diện nhóm viết PTHH: Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận. HS: Axit + oxit bazơ ® Muối + Nước. GV: Cho HS làm TN giữa axit và muối. HS: Làm TN theo nhĩm + Nêu hiện tượng quan sát: cĩ kết tủa trắng + Viết PTPƯ minh họa cho tính chất trên H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl GV: Nhận xét và cho HS rút ra kết luận 2. Hoạt động 2: Axit mạnh và yếu Phương pháp: Vấn đáp. GV: Dựa vào tính chất hóa học, axit chia làm mấy loại? HS: Chia làm 2 loại: axit mạnh, axit yếu. HS: Nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Nhận xét chung. I. Tính chất hóa học: 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: - Thí nghiệm: SGK/ 12. - Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. 2. Axit tác dụng với kim loại: - Thí nghiệm: SGK/ 12. - Hiện tượng: Nhôm tan dần, sủi bọt khí - PTHH: 2Al(r) + 3H2SO4(dd) ®Al2(SO4)3(dd)+ 3H2(k) - Kết luận: Vậy dd axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro. 3. Axit tác dụng với bazơ: - Thí nghiệm: SGK/ 12. - Hiện tượng: Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dd màu xanh lam. - PTHH: H2SO4(dd)+Cu(OH)2(r)® CuSO4(dd)+2H2O(l). - Kết luận: Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. 4. Axit tác dụng với oxit bazơ: - Thí nghiệm: SGK/ 12. - Hiện tượng: Fe2O3 bị hoà tan - PTHH: Fe2O3 (r)+ 6HCl(dd) ® 2FeCl3(dd) + 3H2O(l) - Kết luận: Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. 5. Axit tác dụng với muối: - Hiện tượng: cĩ kết tủa trắng - PTPƯ: H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl - Kết luận: Axit tác dụng với muối tạo thành muối và axit mới. II. Axit mạnh và axit yếu: Dựa vào tính chất hóa học, phân làm 2 loại: - Axit mạnh: HCl, H2SO4,… - Axit yếu: H2CO3, H2S,… 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 1. Bài tập 2/ 14 SGK. a. Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2­ b. 2Fe(OH)3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O d. Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học. - Học bài. Rèn luyện kỹ năng viết PTHH dựa vào tính chất hóa học. - Làm bài tập: 3, 4, 5/ 14 SGK. - Xem trước bài “MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG” Chú ý: Các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của HCl và H2SO4 loãng - Đọc phần :”Em có biết” trang 14 SGK. 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Ưu điểm: * Hạn chế:

File đính kèm:

  • docH9-5.doc
Giáo án liên quan