Bài giảng Tuần 1 tiết 1. ôn tập hóa nâng cao

. Mục tiêu:

1. Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học ơ THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình lớp 10.

2. Phân biệt các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.

 3. Rèn luyện kĩ năng lập công thức,tính theo công thức và phương trình phản ứng,tỉ khối của chất khí.

4. Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol,khối lượng chất, số mol, thể tích chất khí ở đkc, và số ,mol phân tử chất.

 

doc165 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 tiết 1. ôn tập hóa nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/2006 Tuần 1 tiết 1. ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học ơ THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình lớp 10. 2. Phân biệt các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp. 3. Rèn luyện kĩ năng lập công thức,tính theo công thức và phương trình phản ứng,tỉ khối của chất khí. 4. Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol,khối lượng chất, số mol, thể tích chất khí ở đkc, và số ,mol phân tử chất. II. Chuẩn bị: 1. Hệ thống bài ập và câu hỏi gợi ý. 2. Học sinh ôn tập các kiến thức thông qua giải bài tập. III. Phương pháp. Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề đồng thời thông qua giải bài tập giúp học sinh củ cố, ôn lại kiến thức đã học có liên quan đená chương trình lớp 10. IV. Các bước lên lớp. 1. Oån định. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: ôn các khái niệm cơ bản. Gv: yêu cầu hoc sinh nhắc lại các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử, đơn chất họp chất, nguyên chất hỗn hợp.lấy vd. Gv: yêu cầu học sinh đưa ra các mối quan hệ: m ĩ M n ĩ m n ĩ M n ĩ V n ĩ A gv: yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa tỉ khối chất khí. Hoạt động 2. bài tập áp dụng. Bài 1: Xác định khối lượng mol của chất X biết rằng khi hoá hơi 3g X thu được thể tích hơi đúng bằng 1,6g O2 rong cùng điều kiện. Bài 2: xác định dA/H2 biết ở đktc 5,6 lít khí A có khối lượng 7,5g? Bài 3: một hỗn hộp X gồm SO2 và O2 có dX/CH4 = 3 . trộn V lít O2 với 20l hỗn hợp X thu được hỗn hợp B có dB/CH4 = 2,5. tính V? Hoạt động 3: dặn dò. Nhắc học sinh ôn: cách tính theo công thức và theo phương trình phản ứngtrong bài toán hoá học cá công thức về dung dịch: độ tan nồng độ mol/l vàC%. ÔN TẬP 1. Các khái niệm về chất. Học sinh phát biêủ và đưa ra vd. 2. mối quan hệ giữa khối lượng mol,khối lượng chất, số mol, thể tích chất khí ở đkc, và số ,mol phân tử chất. Học sinh ghi các công thức: n = m/M => m = M.n => M = m/n n =V/22,4 V = n.22,4 n = A/N A = n.N 3. tỉ khối hơi của khí A so với khí B. dA/B = mA/mB = MA.nA/MBnB = MA/MB Bài 1: VX =VO2 => nX = nO=O 3/MX = 1,6/32 => MX = 60 Bài 2: nA = 0,25 MA = 7,5/0,25 = 30 dA/H2 = 30/2 = 15 Bài 3: MA = 48 MB = (MA.20 + MB.v)/20 +V = 48 V = 20 lít Ngày soạn: 3/9/2006 Tuần 1 tiết 2. ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Rèn luyện kĩ năng tính theo công thức và theo phương trình. 2. Oân các khái niệm cơ bản về dung dịch và sử dụng thành thạo các công thức tính độ tan, C%, C, khối lượng riêng của dung dịch. II. Chuẩn bị: 1. Hệ thống bài ập và câu hỏi gợi ý. 2.Học sinh ôn tập các kiến thức thông qua giải bài tập. III. Phương pháp. Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề đồng thời thông qua giải bài tập giúp học sinh củ cố, ôn lại kiến thức đã học có liên quan đená chương trình lớp 10. IV. Các bước lên lớp. 1. Oån định. 2. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Các khái niệm cơ bản và các công thức về dung dịch. GV: Yêu cầu học sinhnhắc lại các công thức thường dùng khi giải bài tập về dung dịch. Hoạt động 2: giải một số dạng bài tập có liên quan. Bài 1:Cho mg CaS tác dụng với m1g dd HCl 8,58% thu được m2 g dd trong đó muối có nồng độ 9,6% và 672 ml khí H2S(đkc) a/ tính m, m1, m2. b/ cho biết dung dịch HBr dùng đủ hay dư?nếu dư hãy tính C% HBr dư. Bài 2:Cho 500ml dd AgNO3(d=1,2g/ml) vào 300 ml dd HCl3M (d =1,5 g/ml)tính nồng độ C% và CM của các cgất trong dd sau phãn ứng? Giả thuyết chất rắn chiếm thể tích không đáng kể. Hoạt động 3: dặn dò Làm các bài tập trong sách bài tập. ÔN TẬP Các khái niệm cơ bản và các công thức về dung dịch. a/ Công thức tính C% b/ Công thức tính nồng độ mol/l 2. Bài tập Bài 1: nH2S = 0,03 mol CaS + 2HBr => CaBr2 + H2S 0,03 2. 0,03 0,03 0,03 m = mCaS = 72.0,03 = 2,16 g mCaBr2 = 200.0,03 = 6g m2 = 6.100/9,6 = 62,5 g áp dụng định luật bTKL ta có: m1 = 62,5 +34.0,03 – 2,16 = 61,36 g b/ mHBr bđ = 61,36.8,58/100 = 5,26 g theo phản ứng ta có: mHBr pứng = 81.0,06 = 4,86 g vậy HBr sử dụng dư mHBr dư = 0,4 g C%(HBr dư) = 0,4.100/62,5 = 0,64% Bài 2: nAgNO3 = 0,5 mol nHCl = 0,6 mol HCl + AgNO3 => HNO3 + AgCl Dd sau phản ứng HNO3 : 0,5mol và HCl 0,1mol Vdd = 0,5 + 0,3 = 0,8 lít CM HNO3 = 0,625 M CM HCl = 0,125 M mdd sau phản ứng = 978,25 g C% HNO3 = 3,22% C% HCl = 0,37% Ngày soạn: 3/9/2006 Tuần 1 tiết 3. Chương 1: NGUYÊN TỬ Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết: - Đơn vị khối lượng của nguyên tử, kích thước của nguyên tử. - Kí hiệu, khối lương, điện tích của e, p, n. 2. Học sinh hiểu. - Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của nguyên tố. - Nguyên tử có cấu tạo phức tạp và cấu tạo rỗng. II. Chuẩn bị. Tranh vẽ các hình 1., 1.2, 1.3 III. Phương pháp Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Các bước lên lớp: 1.Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt đôïng 1: thành phần cấu tạo của nguyên tử. Gv: cấu tạo của nguyên tử gồm mấy phần? Gv: vỏ nguyên tử chứa hạt gì? Học sinh đọc sách giáo khoa. Chùm e bị lêïch về phíađiện dương vậy e mang điện gì? Gv: cho biết điện tích và khối lượng của e? Hoạt động 2: Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Gv: sử dụng hình 1.3 mô tả thí nghiệm yêu càu học sinh nhận xét. Chùm tia anpha xuyên qua lá vàng chứng tỏ điều gì? Tại sao có tia anpha bị lệch và bị dội ngược trở lại? Học sinh đọc sách giáo khoa rút ra kết luận về khối lượng và điện tíchcủa các hạt p, n. Hoạt động 3: kích thước và khối lượng nguyên tử. Học sinh đọc sách giáo khoa. Gv: cho biết đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân và e như thế nào? Gv: dựa vào số liệu vừa tính có nhận xét gì về nguyên tử. Cho biết đơn vị khối lượng của nguyên tử và phân tử là gì. Hạot động 4: cho biết cấu tạo của nguyên tử, điện tích và khối lượng của các hạt tạo nên nguyên tư CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ BÀI 1:THÀNH PHẦN NGUYÊN - Nguyên tử: - vỏ nguyên tử(e) Hạt nhân nguyên tử(p,n) 1.Electron. a. Sự tìm ra electron.(sgk) b. Khối lượng và điện tích e. me = 9,1095.10-31kg qe = -1,602.10-19 C 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo rỗng các e chuyển động xung quanh hạt nhân tích điện dương. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử. 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. a. Sự tìm ra hạt proton. mp = 1,6726.10-27kg qp = + 1,602.10-19C b. Sự tìm ra nơtron. mn = 1,6748.10-27kg qn = o II.kích thước và khối lượng nguyên tử. 1. Kích thước Nếu coi nguyên tử có hình cầu thì đường kính của nó khoảng 10-1nm. Nguyên tử H nhỏ nhất có bán kính khoảng 0,053 nm Đường kính hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn khoảng 10-5nm Đường kính của e vàp còn nhỏ hơn nhiều khoảng 10-8nm. e chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử. 2. Khối lượng nguyên tử. Để biểu thị khối lượng của nguyên tữ phân tử, e, p, n ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u 1u = 1/12 khối lượng nguyên tử C 1u =1,6605.10-19kg Ngày soạn: 10/9/2006 Tuần 2 tiết 4 Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Mục tiêu. 1. Học sinh biết: - Khái niệm về đơn vị điện tích hạt nhân, phân biệt số đơn vị điện tích hạt nhân và điện tích hạt nhân. - Kí hiệu nguyên tử. 2. Học sinh hiểu - Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối. - Quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số p, e trong nguyên tử. - Khái niệm về nguyên tố hoá học và số hiệu nguyên tử. II. Chuẩn bị Chuẩn bị các phiếu học tập. III. Phương pháp. Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Các bước lên lớp. 1. Oån định lớp 2. Bài cũ. - Nêu cấu tạo của nguyên tử, điện tích,khối lượng các hạt p, n, e. - Làm bài tập 4 sgk. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt đồng 1: Điện tíchhạt nhân. Gv: cấu tạo của nguyên tử gồm mấy phần? Gv: hạt nhân có những hạt gì? Gv: trong các hạt đó thì hạt nào mang điện? Và chúng mang điện gì? Gv: vậy điện tích hạt nhân do hạt nào quyết định và chúng mang điện tích gì? Hoạt động 2: Số khối. Học sinh dịnh nghĩa số khối, viết công thức tính số khối, nhận xét về số khối. Hoạt động 3: Định nghĩa ngtố. Học sinh đọc sách giáo khoa rút ra định nghĩa và cho vd. Gv: các nguyên tử nào sau đây cùng mật nguyên tố. 7A, 8B, 7C, 7D, 9F Học sinh đọc sách giáo khoa rút ra định nghĩa. Nếu ta có Z thì biết được những số gì trong nguyên tử? Hoạt động 4: Kí hiệu nguyên tử Cho biết kí hiệu của Cl cho ta biết những gì của nguyên tử. Hoạt động 5: củng cố Học sinh làm bài tập 1,2,4 sgk Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Hạt nhân nguyên tử. 1. Điện tíchhạt nhân. Số đơn vị điện tích hạt nhân = số e = số p Vd: số đơn vị điện tích của Na là 11, vậy nguyên tử Na có 11p, 11e. Nguyên tử N có 7e vậy điện tích hạt nhân của N là 7+. 2. Số khối. Số khối = số p + số n A = Z + N Vd: Na có 11p và 12 n nên số khối bằng 23. III. Nguyên tố hoá học. 1. Định nghĩa. Nguyên tố là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân có tính chất hoá học giống nhau. Vd: các nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 đều là nguyên tố Oxi và chúng có tính chất hoá học giống nhau. 2. Số hiệu nguyên tử.(Z) Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố gọi là số hiệu của nguyên tố đó Z = số p = số e = số đơn vị điện tích hạt nhân. 3. Kí hiệu nguyên tử. AZX A: số khối Z: số hiệu nguyên tử X kí hiệu hoá học Ngày soạn: 10/9/2006 Tuần 2 tiết 5. Bài 3: ĐỒNG VỊ – NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH. I.Mục tiêu: 1. Học sinh biết: Khái niệm đồng vị nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. Cách xác định ngyên tử khối trung bình. 2. Học sinh vận dụng. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hoá học một cách bình thường. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ các đồng vị H. III. phương pháp: Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Các bước lên lớp: 1. Oån định: Kiểm tra bài cũ: Cho một nguyên tử có tổng số hạt là 58 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử,số khối và kí hiệu của nguyên tử. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: đồng vị Học sinh nghiên cứu các đồng vị của nguyên tử H cho biết các đồng vị có điểm gì khác nhau và giống nhau? Gv: Tại sao tính chất háo học của các đồng vị giống nhau, một số tính chất vật lí khác nhau. Gv: Cho các nguyên tử sau nguyên tử nào là đồng vị của nhau: 5A, 29B, 5C. Hoạt đồng 2: Nguyên tử khối: Gv: đơn vị khối lượng nguyên tử là gì và có khối lượng là bao nhiêu? Gv: Nguyên tử C nặng 19, 9206 .10-27kg hỏi nguyên tử đó năng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử? HS giải cho 12 Gv: kết luận 12 chính là nguyên tử khối của C. Gv: thế nào là nguyên tử khối? Gv: tại sao có thể coi nguyên tử khối có thể bằng số khối của nguyên tử? Hoạt động 3: nguyên tử khối trung bình. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết nguyên tử khối trung bình là gì và cho biết công thức tính nguyên tử khối trung bình. Gv: Clo có hai đồng vị 35Cl chiếm 75% và 37Cl chiếm phần còn lại tính nguyên tử khối trung bình của Cl. Hoạt động 4: củng cố. Làm các bài tập 1,2,3,4 sgk. Bài 3: ĐỒNG VỊ – NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH. I. Đồng vị: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số notron , do đó số A của chúng khác nhau. Các đồng vị được xếp vào cùng vị trí trong bảng tuần hoàn. Các đồng vị có tính chất hoá học giống nhau nhưng có một số tính chất vật lí khác nhau. II. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. 1. Nguyên tử khối: Nguyên tử khối của nguyên tử cho biết khối lương nguyên tử đó nặng hơn gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân nguyên tử A = Z + N. 2. Nguyên tử khối trung bình. Ngày soạn: 10/9/2006 Tuần 2 tiết 6. Bài 4: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC E TRONG NGUYÊN TỬ OBITAN NGUYÊN TỬ. I. Mục tiêu: Học sinh biết: Trong nguyên tử e chuyên động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định. Mật độ tìm thấy e trong không gian nguyên tử không đề. Khu vực xunh quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy e khoảng 90% được gọi là obitan nguyên tử. Hình dang các obitan nguyên tử. II. Chuẩn bị. Mẫu hành tinh của Ro-dơ-pho và Bo; Obitan nguyên tử H; hình ảnh các obitan s và p. III. Phương pháp: Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Các bước lên lớp. 1. Oån định. 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm bài tập 2 và 5 sgk. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Mô hình hành tinh nguyên tử. Học sinh đọc sgk và giáo viên thông báo cho học sinh biết e chuyển động theo một quỹ đạo xđ tuy nhiên thuyết này không giải thích được nhiều tính chất khác của nguyên tử do chưa mô tả đúng trạng thái chuyển động của nguyên tử. Gv: trạng thái chuyển động của e có giống với vật thể lớn không? Hoạt động 2: Sự chuyển động của e trong nguyên tử theo mô hình hiện đại. Gv: dùng tranh đám mậy e của nguyên tử H giúp học sinh tưởng tượng ra hình ảnh xác suất tìm thấy electron. Hoạt động 3: Obitan nguyên tử. Học sinh đọc sgk và nêu định nghĩa thế nào là obitan nguyên tử? Gv: obitan nguyên tử của nguyên tử H có hình gì? Hoạt động 4: Hình dạng obitan nguyên tử. Gv: phân tích e duy nhất của nguyên tử H thường có mặt ở gần khu vực hạt nhân nhất và ở đó e có mức năng lượng thấp nhất nên bền nhất. Obitan nguyên tử H có hình cầu. Ơû trạng thái năng lượng cao hơn e ưu tiên có mặt ở vị trí ưu tiên khác nên obitan nguyên tử có hình dạng khác Hoạt động 5: củng cố Làm các bài tập trong sgk. Bài 4: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC E TRONG NGUYÊN TỬ OBITAN NGUYÊN TỬ. I. Sự chuyển động của e trong nguyên tử. 1. Mô hình hành tinh nguyên tử. Trong nguyên tử e chuyển động theo quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định quanh hạt nhân. Tuy nhiên mô hình này không mô tả đúng trạng thái của e trong nguyên tử. 2. Mô hình hiện đại về sự chuyển động của e trong nguyên tử, obitan nguyên tử. a. Sự chuyển động của e trong nguyên tử. Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định. Người ta chỉ nói đến xác suất có mặt e tại một thời điểm quan sát được trong không gian của nguyên tử. b. Obitan nguyên tử. Obitan nguyên tử là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt e khoãng 90%. II. Hình dạng obitan nguyên tử. Dựa vào sự khác nhau về trạng thái người ta phân làm 4 loại obitan: s, p, d, f. Obitan s có dang hình cầu. Obitan p có 3 obitan px, py, pz có dạng hình số 8 nổi. Obitan d có 5 obitan có hình dạng phức tạp. Obitan f có 7obitan có hình dạng phức tạp. Ngày soạn: 17/9/2006 Tuần 3 tiết 7. Bài 5: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức: - Đặc tính của các hạt tạo nên nguyên tử. - Những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử. - Sự chuyển động của các e trong nguyên tử: obitan nguyên tử, hình dạng obitan nguyên tử. 2. Rèn luyện kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt tạo nên nguyên tử để giải các bài tập có liên quan. - Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tửđể giải các bài tập về nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. - Vẽ hình dạng các obitan s, p. II. Chuẩn bị: Sơ đồ câm và phiếu học tập. III. Phương pháp Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Các bước lên lớp: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết sự chuyển động của các e trong nguyên tử, obitan nguyên tử, hình dạng các obitan s, p. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Tổ chức cho học sinh kiểm tra bài tập của nhau trong nhóm. Nhóm trưởng báo cáo. Hoạt động 2: củng cố. Gv sử dụng sơ đồ câm và phiếu học tập để củng cố trọng tâm cho học sinh. Hoạt động 3: rèn kĩ năng sử dụng lí thuyết để giải bài tập. Bài 1: tính khối lượng của nguyên tử N gồm 7e, 7p và7n. tính tỉ khối của e trong nguyên tử N so với khối lượng của toàn nguyên tử. Gv: gợi ý cho học sinh sử dụng bảng 1 để tính khối lượng của N. Bài 2: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố K biết rằng trong tự nhiên K có ba đồng vị 39K chiếm 93,258%, 40K chiếm 0,012% và 41K chiếm phần còn lại. Gv: áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình. Bài 3: nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. trong tự nhiên đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Tính tỉ lệ phần trăm của 65Cu trong tự nhiên. Bài 5: LUYỆN TẬP Bài 1: m7p = 7.1,6726.10-27kg = 11,7082.10-27kg m7n = 7.1,7648.10-27kg = 11,7236.10-27kg m7e = 7.9,1094.10-27kg = 0,0064.10-27kg mN = 23,4382.10-27kg tỉ số khối lượng của e so với toàn nguyên tử là: = 0,0064.10-27kg/23,4382.10-27kg = 0,00027 khối lượng của e quá bé nên khối lượng của nguyên tử coi như bằng với khối lượng của hạt nhân. Bài 2: Nguyên tử khối trung bình của K là = (39.93,258 + 40.0,012 + 41.6,730)/100 = 39,13484 Bài 3: gọi % của 65Cu là x vậy % của 63Cu là 100 – x Aùp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình ta có 65.x/100 + 63.(100 –x)/100 = 63,546 x = 27 vậy 65Cu chiếm 27% Ngày soạn: 17/9/2006 Tuần 3 tiết 8. Baì 5: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1.Củng cố kiến thức: - Đặc tính của các hạt tạo nên nguyên tử. - Những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử. - Sự chuyển động của các e trong nguyên tử: obitan nguyên tử, hình dạng obitan nguyên tử. 2. Rèn luyện kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt tạo nên nguyên tử để giải các bài tập có liên quan. - Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tửđể giải các bài tập về nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. - Vẽ hình dạng các obitan s, p. II. Chuẩn bị: Sơ đồ câm và phiếu học tập. III. Phương pháp Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Các bước lên lớp: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết sự chuyển động của các e trong nguyên tử, obitan nguyên tử, hình dạng các obitan s, p. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Bài 4: Viết các loại công thức phân tử đồng(II) oxit biết đồng và oxi có các đồng vị: 2965Cu, 2963Cu và 816O, 817O, 188O. Gv: Biết cộng thức của đồng (II) oxit là CuO Bài 5: Cho biết các số proton, notron, electron và nguyên tử khối của các nguyên tử: 2914Si và 5426Fe. Bài 6: một nguyên tử có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 18. Xđ số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối và kí hiệu của nguyên tử. Gv: xđ trong nguyên tử những hạt nào mang điện và không mang điện dựa vào đề lập hệ phương trình giải. Bài 7: tính bán kính gần đúng của nguyên tử Ca biết thể tích của mật mol nguyên tử Ca là 25,87 cm3. biết trong tinh thể các nguyên tử Ca chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là khe trống. Gv: Tính thể tích thực của 1 mol Ca Tính thể tích của môt nguyên tử Ca. Có thể tích của Ca ta tính r. Bài 5: LUYỆN TẬP (tt) Bài 4: có sáu công thức: 2965Cu816O; 2965Cu817O; 2965Cu818O 2963Cu816O ; 2963Cu817O ; 2963Cu188O. Bài 5: ntử Sốp Số n NTK sốe 1429Si 14 15 29 14 2654Fe 26à 28 54 26 Bài 6: theo đề ta có: 2Z + N = 58 2Z – N = 18 ta có Z = 19 N = 20 Vậy : A = Z + N = 19 + 20 = 39 Số đơn vị điện tích hạt nhân 19 Kí hiệu nguyên tử : 3919K Bài 7: V 1 mol nguyên tử Ca = 25,87.74/100 = 19,15 cm3 V 1 nguyên tử Ca = 19,15/6.1023 = 3.10-23 cm3 R= 1,93.10-8 Ngày soạn: 17/9/2006 Tuần 3 tiết 9. Bài 6: LỚP VÀ PHÂN LỚP. I. Mục tiêu. Học sinh biết. - Thế nào là lớp và phân lớp electron. - Số lượng các obitan trong mọt phân lớp và một lớp. - Sư Ïgiống nhau và khác nhau giữa các obitan trong 1 phân lớp. - Dùng kí hiệu để phân biệt các lớp, phân lớp obitan. II. Chuẩn bị. Tranh vẽ hình dạng các obitan s, p. III. Phương pháp. Sử dung phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với trực quan IV. Các bước lên lớp. 1. Oån định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Tiết trước các em đã được biết các e chuyển động như thế nào trong nguyên tử, nay ta tiếp tục khảo sát xem e được sắp xếp như thế nào trong nguyên tử. Hoạt động 1: Lớp electron. Gv: thế nào là obitan nguyên tử, có máy loại obitan nguyên tử, dựa vào đâu người ta chia ra các loại obitan như trên. Gv: vậy trong nguyên tử e có mức năng lượng nhất định. Tuỳ vào trạng thái năng lượng này mà mỗi e có khu vực ưu tiên riêng. Gv: nguyên tử gồm có mấy phần, điện tích của chúng như thế nào? Gv đặc vấn đề: vạy hạt nhân hút e, e gần hạt nhân bị hát mạnh hơn, liên kết với hạt nhân chăc hơn người ta nói e gần nhân có mức năng lượng thấp, và ngược lại.Vậy các e có mức năng lượng thấp thường xuyên có mặt ở khu gần hạt nhân và ngược lại. Gv: Dựa vào mức năng lượng các e được sắp xếp theo từng lớp bắt đầu từ gần hạt nhân ra ngoài. Hoạt động 2: Phân lớp e Gv: các e trong 1 lớp có mức năng lượng như thế nào? Gv: các e có mức năng lượng như thế nào được xếp vào cùng một phân lớp? Gv: số lượng của các phân lớp tr

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 10 NANG CAO.doc
Giáo án liên quan