Bài giảng Tuần 11 tiết: 21 tính chất vật lý của kim loại

Mục tiêu:

- Biết được tính chất vật lý của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể , nhận xét rút ra kết luận về mỗi hiện tượng.

- Liên hệ tính chất với một số ứng dụng.

II. Chuẩn bị:

- Có thể yêu cầu Hs chuẫn bị một số vật mẫu: dây thép, đồ vật bằng nhôm (ca, thước, giấy gói kẹo ), v.v

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 11 tiết: 21 tính chất vật lý của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS :10/9 Chương II : KIM LOẠI Tuần 11 Tiết: 21 TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu: - Biết được tính chất vật lý của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể , nhận xét rút ra kết luận về mỗi hiện tượng. - Liên hệ tính chất với một số ứng dụng. II. Chuẩn bị: - Có thể yêu cầu Hs chuẫn bị một số vật mẫu: dây thép, đồ vật bằng nhôm (ca, thước, giấy gói kẹo…), v.v… III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ ( không) 3. Bài mới : Hôm nay, chúng ta sang chương học mới, đó là chương nói về kim loại. Trước tiên, trong bài học hôm nay, ta sẽ tìm hiểu về một số tính chất vật lý của kim loại. Tìm hiểu về tính dẻo của kim loại Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Gv đàm thoại với Hs, nêu các ví dụ để các em liên tưởng đến các hiện tượng nói lên tính dẻo của kim loại. (uốn cong một cây đinh sắt, đập dẹp một cây đinh, cán mỏng lá nhôm,…) Liên tưởng đến những hiện tượng đã gặp trong cuộc sống hằng ngày. I. Tính dẻo: Các kim loại có thể bị uốn cong, dát mỏng, kéo sợi,… để tạo ra các vật có hình dáng và độ dày khác nhau. Kết luận: kim loại có tính dẻo. Tìm hiểu tính dẫn điện của kim loại Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs nhận xét hiện tượng khi cắm phích cắm vào ổ điện. Hs liên tưởng thực tế để đưa ra nhận xét: đèn sáng Đặt vài câu hỏi để Hs thảo luận: - Dây điện thường làm bằng gì? - Các kim loại khác có dẫn được điện không? - Độ dẫn điện của các KL khác nhau có như nhau không? Hs thảo luận nhóm để trả lời, và bổ sung những phần còn thiếu của nhóm bạn. II. Tính dẫn diện: Kim loại có tính dẫn điện, được ứng dụng để làm dây dẫn điện. Cần cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại. Tính dẫn nhiệt của kim loại Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs cầm một dây thép và hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn cồn. Làm thí nghiệm, nhận xét: phần dây thép không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên. III. Tính dẫn nhiệt: Kim loại có tính dẫn nhiệt. Yêu cầu Hs giải thích. Giải thích: do dây thép truyền dẫn nhiệt. Kim loại có ánh kim Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs nhận xét về bề mặt các vật trang sức bằng kim loại? Nhận xét: chúng có vẻ sáng lấp lánh. IV. Ánh kim: Kim loại có ánh kim. Vẻ sáng của kim loại được gọi là ánh kim. IV. Củng cố – Dặn dò: - Các tính chất vật lý của kim loại? - Dựa vào các tính chất đó, người ta có thể ứng dụng kim loại để làm gì? - Học bài, làm bài tập sgk Chuẩn bị bài “ tính chất hóa học của kim loại “ . + Kim loại tác dụng với phi kim,dd axit, dd muối ? V. Rút kinh nghiệm: NS : 11/9 Tiết: 22 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu: HS biết được : - Tính chất hóa học chung của kim loại: tác dụng với phi kim, dd axit và dd muối. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể , nhận xét rút ra được tinh chất hóa học của kim loại - Viết các phương trình hóa học để minh họa tính chất của kim loại. - Tính khối lượng của kim loại tỏng phản ứng ,thành phần % về khối lượng của 2 kim loại trong hỗn hợp . II. Chuẩn bị: GV: dụng cụ : lọ thuỷ tinh ,giá ống nghiệm ,đèn cồn ,muôi sắt Hoá chất: Dd (HCl ,CuSO4, AgNO3) : MnO2 kim loại Na ,dây Cu, Fe, Zn, lọ O2 III-Tiến hành bài giảng : 1. Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : - Trình bài tính chất vật lí của kim loaị 3.Bài mới :kim loại có những tính chầt hoá học nào hôm nay chúng ta học bài mới TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1 : tác dụng với phi kim GV: Tình huống học tập => Bài mới GV: Tiến hành biểu diển thí nghiệm : Đốt dây sắt trong lọ đưng khí oxi => quan sát hiện tượng GV: Tiến hành biểu biển thí nghiệm theo SGK HĐ 2: tác dụng với axit GV: cho HS nhắc lại thí nghiệm điều chế khí H2 bằng cách cho kim loại tác dụng với dd axit GV: Biểu diển thí nghiệm cho HS quan sát àviết ptpư GV: Lưu ý với H2SO4, HNO3 đặc nguội không phản ứng HĐ 3: tác dụng với dd muối GV: hướng dẩn HS làm thí nghiệm theo SGK => quan sát hiện tượng viết pt: GV: cho HS viết pt nêu nhận xét về khả năng hoạt động của một số kim loại Mg + CuSO4 à Al+ CuSO4 à HS:quan sát hiện tượng thí nghiệm viết ptpư HS: quan sát hiện tượng và viết ptpư Na + Cl2à HS :nhắc lại thí nghiệm điều chế khí H2 HS: quan sát hiện tượng và viết ptpư Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẩn => quan sát viết pt HS: viết pt , nhận xét I-tác dụng với phi kim 1 –tác dụng với oxi Hầu hết kim loại ( trừ Ag, An ,Pt..) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thưòng hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit (thường là oxit bazơ ) Kim loại + oxi à oxit 3Fe + 2O2 à Fe3O4 2-tác dụng với phi kim khác Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối Kim loại + phi kim à Muối 2Na + Cl2 -- 2 NaOH II-Tác dụng với axit Một số ki loại tác dụng với axít tạo thành muối và giải phóng khí hidro Kim loại + dd Axit à Muối + H2 Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 III-Tác dụng với dung dịch muối Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn ( trừ K, Na, ca,) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dd muối , tạo thành muối mới và kim loại mới Zn + CuSO4 à ZnSO4 + Cu IV – Củng cố - dặn dò - Kim loại có những tính chất hóa học gì? - Hoàn thành các ptpư sau : Na +O2 à Fe + S à Fe + H2SO4 à Mg + HCl à Al + CuSO4 à - Học bài ,làm bài tập SGK - Chuẩn bị : “ Dãy hoạt động hoá học của kim loại” + Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng ntn ? + Ýù nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại ? V. Rút kinh nghiệm: NS :12/9 Tuần 12 Tiết 23 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I-Mục tiêu : - Biết dãy hoạt động hoá học của kim loại : K , Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb,(H),Cu,Ag,Au - Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại . - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể , nhận xét rút ra được tinh chất của dãy hoạt động hóa học của kim loại - Vận dụng được ý nghĩa của dãy hoạt động hh của kim loại. - Tính khối lượng của kim loại tỏng phản ứng ,thành phần % về khối lượng của 2 kim loại trong hỗn hợp . II-Chuẩn bị : -Dụng cụ : Giá ống nghiệm, ống nghiệm ,cốc thuỷ tinh kẹp gỗ -Hoá chất: Na, đinh sắt ,dây đồng ,dây bạc ,dd CuSO4,dd FeSO4, dd AgNO3, dd HCl, H2O , dd phenolphtalein III-Tiến trình bài giảng: 1- Oån định : 2 - Kiểm tra bài cũ -trình bài tính chất hoá học của kim loại và viết phương trính phản ứng minh hoạ? -GV: gọi HS chữa bài tập 2,3,4,SGK/51 3-Bài mới :Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của kim loạiđược thể hiện như thế nào ? có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với chất khác hay không? Dãy hoạt động hoá học của kim loại sẽ giúp em trả lời câu hỏi đó 3-Bài mới : DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1 :Xây dựng dãy hoạt động hh của kim loại: GV: hướng dẫn HS tíên hành thí nghiệm quan sát hiện tượng,giải thích và viết pt Fe +CuSO4 GV: cho HS tiến hành thí nghiệm 2 quan sát hiện tượng,giải thích và viết pt Cu + Ag NO3 GV: Gọi đại diện HS trình bày các hiện tượng quan sát được GV: cho HS tiến hành thí nghiệm3 quan sát hiện tượng,giải thích và viết pt GV: Nêu câu hỏi qua các thí nghiệm hãy sắp xếp lạicác nguyên tố theo thứ tư giảm dần khả năng hoạt động của các kim loại trên HĐ2 : Ý nghĩa của dãy hđhh GV: Thuyết trình theo SGK -HS: Tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng,giải thích và viết pt Fe +CuSO4 -HS:Tíên hành thí nghiệm quan sát hiện tượng,giải thích và viết pt Cu + Ag NO3 HS: Tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng,giải thích và viết pt HS: sắp xếp I-Dãy hoạt động hoá học được xây dựng như thế nào ? Fe hoạt động mạnh hơn Cu Cu hoạt động mạnh hơn Ag nhưng yếu hơn H Na hoạt đông mạnh hơn Fe Dãy hoạt động hoá học các kim loại K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb,(H), Cu, Ag,Au II-Ý nghĩa -Biết mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái sangphải -Kim loại trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hidro -kim loại trước H2 phản ứng với một số dd axit giải phóng khí hidro -kim loại đứng trước ( trừ Na ,K …) đẩy kim loâi đứng sau ra khỏi dd muối D-Củng cố – Dặn dò - Củng cố : 1- Cho các kim loại Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au.Kim loại nào tác dụng được với : a/ dd H2SO4 loãng b/ dd FeCl2 c/ dd AgNO3 Viết các ptpư xảy ra 2-Cho 6g hỗn hợp gồm Cu, Fe vào 100ml dd HCl 1,5 M ,phản ứng kết thúc thu được 1,12 lit khí (ở đktc ) a/ Viết pthh xảy ra . b/ tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu. c/ tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng ( coi thể tích của dd sau phản ứng thay đổi không đáng kểso với thể tích của dd HCl đã dùng ) - Dặn dò : -Làm bài tập 1,2 SGK /54 -Chuẩn bị bài “Nhôm” + Tính chất vật lí và tính chất hoá học của nhôm . + Ứng dụng và sản xuất nhôm . V. Rút kinh nghiệm: NS : 14/9 Tiết 24 NHÔM ( Al = 27 ) I-Mục tiêu : -Biết tính chất vật lí hoá học của nhôm -nhôm được sản xuất bằng điện phân nóng chảy -Biết làm thí nghiệm quan sát hiện tượng viết được pthh II-chuẩn bị : -Dụng cu ï:đèn cồn, lọ nhỏ( nát có đục nhiều lỗ ), giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, -Hoá chất : dd AgNO3, dd HCl, dd CuCl2, dd NaOH, Bột Al ,dây Al, một số đồ dùng bằng nhôm , Fe III-Tiến trình bài giảng : 1- Oån định : 2 - Kiểm tra bài cũ -Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại -Dãy hoạt động hoá họccủa một số kim loại được sắp xếp như thế nào ? -Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học đó -GV gọi HS chữa bài tập SGK/54 3-Bài mới: Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ trái đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất .Nhôm có tính chất vật lí ,hoá học nào và có ứng dụng gì quan trọng ? NHÔM Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1:Tính chất vật lí của nhôm GV: Cho HS đọc SGK => Nêu tính chất vật lí ? HĐ2 : Tính chất hóa học lí của nhôm GV:Hướng dẫn cho HS tiến hành thí . GV: Cho HS đọc SGK ,Viết pt GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm . GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm => Quan sát và viết pt : Al +CuCl2 à GV: cho HS đọc SGK Viết phương trình HĐ3 Ứng dụng- sản xuất nhôm GV:Al có những ứng dụng nào? - GV cho HS nêu nguyên liệu và phương pháp sx nhôm SGK HS: trả lời theo SGK HS: Tiến hành thí nghiệm theo SGK:quan sát hiện tượng => kết kuận HS: Đọc SGK Viết pt 2Al +3Cl2-à 2AlCl3 HS: tiến hành thí nghiệm Quan sát và viết pt Al+HClà HS tiến hành thí nghiệm => Quan sát và viết pt =.> kết luận Al +CuCl2 à HS:đọc SGK Viết phương trình Al + NaOH + H2O à HS:Trả lời theo SGK - HS nêu nguyên liệu và phương pháp sx nhôm - HS viết pt đpnc Al2O3 I-Tính chất vật lí : -Al màu trắng có ánh kim -D=2,7 g/cm3 -Dẩn điện, nhiệt ,dẽo II-Tính chất hoá học 1-Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không? a-Phản ứng của nhôm với phi kim phản ứng của nhôm với oxi à oxit 2Al +3O2 -à2Al2O3 phản ứng của nhôm với phi kim khácà muối 2Al +3Cl2-à 2AlCl3 b-Phản ứng của nhôm với dung dịch axit (HCl ,H2SO4 loãng…) à Muối và giải phóng khí H2 2Al+6HClà2AlCl3 +3H2 c-Phản ứng của nhôm với dd muối : Al phản ứng với nhiều dd muối của những kim loại hoạt động yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới 2Al +3CuCl2 à 2AlCl3 + 3Cu Al có những tính hoá học của kim loại 2-Nhôm có tính chất hoá học nào khác ? -Al phản ứng với dd kiềm Al + NaOH + H2Oà NaAlO2 + 3/2 H2 III-Ứng dụng (SGK) -Đồ dùng gia đình ,dây dẫn điện ,vật liệu xây dựng ….. IV- Sản xuất -Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bôxit ( thành phần chính là Al2O3) -Phương pháp: điện phân nóng chảycủa nhôm oxitvà criolit : -Phương trình điện phân nóng chảy 2Al2O3 criolit 4Al + 3 O2 Đpnc D- Củng cố –dặn dò - Củng cố : 1/ có 3 lọbị mất nhãn , mỗi lô đựng một trong các kim loại sau : Al, Ag, Fe Em hãy trình bày phuơng pháp hoá học để phân biệt các kim loại trên 2/ Cho 5,4 g bột nhôm vào 60 ml dd AgNO3 1M ,khuấy kĩ để phản ứngxảy ra hoàn toàn .sauphản ứng thu được m gam chất rắn . Tính m ? - Dặn dò: -học bài làm bài tập 1,2,3,4,5,6 SGK/58 -Soạn bài : “Sắt” + Tính chất vật lí của sắt ? + Tính chất hoá học của sắt ? V. Rút kinh nghiệm: NS : 15/9 Tuần 13 Tiết 25 SẮT ( Fe = 56 ) I-Mục tiêu: -Biết tính chất vật lí ,hoá học của lim loại sắt ( Fe có tính chất hóa học chung của kim loại) -Biết Fe không tác dụng với H2SO4 đặc nguội . -Biết liên hệ tính chất củaFe trong dãy hoạt động và trong đời sống -Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức để kết luận về tính chất hoá học của sắt . Biết viết đuợc pthh minh hoạ -Tính thành phần % về khối lượng của sắt … II-Chuẩn bị: + GV:dụng cụ :-bình thuỷ tinh miệng rộng, đèn cồn kẹp gỗ -Hoá chất : -dây sắt hình lò xo ,dd HCl ,CuSO4 +HS:ôn lại tính chất hoá học của kim loại III-Tiến trình bài giảng : 1- Oån định : 2-Kiểm tra bài cũ : -nêu tính chất hoá học của nhôm và viết ptpư minh hoạ -HS chữa bài tập 2 SGK /58 và bài tập 6 3-Bài mới : Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặt hợp kim loại .ngày nay trong số tất cả các kim loại,sắt vẩn được sử dụng nhiều nhất .Hãy tìm hiểu những tính chất vật lí và hoá học củasắt SẮT Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1 :Tìm hiểu tính chất vật lí của sắt -GV nêu câu hỏi tính chất vật lí của Fe ? HĐ2 : Tìm hiểu tính chất hóa học của sắt -GV: nêu câu hỏi : Nêu tính chất hoá học chung của kim loại ? -GV: Biểu diển thí nghiệm :Fe tác dụng với oxi và Cl2 ->yêu cầu HS quan sát ht, giải thích, viết pthh ? Fe + O2à Fe + Cl2 à -GV: khi Fe + Cl2thì tạo ra Fe III Khi Fe + HCl thì tạo ra Fe II Ở nhiệt độ cao Fe tác dụng với nhiều phi kim khác như :S Br2.. -GV: cho vd về phản ứng của axit với dd axit nêu hiện tượngvà viết ptpư ? -GV: chú ý Fe không tác dụng với HNO3 H2SO4 đặc nguội Fe + HNO3,H2SO4không giải phóng khíH2 -GV:cho HS tiến hành thí nghiệmgiữa Fe tác dụng với CuSO4 _ GV nhận xét các nhóm - HS trả lờitheo SGK . -HS: trả lời -HS: quan sát hiện tượng ,giải thích và viết ptpư Fe + O2à Fe + Cl2 à -HS:Trả lời; viết ptpư Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 -HS: tiến hành làm thí nghiệm quan sát hiện tượng , giải thích và viết pt Fe + CuSO4 ->Các nhóm khác nhận xét=> k luận I-Tính chất vật lí Màu trắng xám có ánh kim ,dẫn nhiệt dẫn điện ,nhiệt độ nóng chảy =15390C II-tính chất hoá học : 1-tác dụng với phi kim tác dụng với oxi Fe cháy trong oxi tạo thành Fe3O4 3Fe +2O2 à Fe3O4 *Tác dụng với Clo : Fe cháy trong Cl2à FeCl3 2Fe +3 Cl2 à 2 FeCl3 sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối 2-tác dụng với dd axit : Fe tác dụngvới dd HCl, H2SO4…loãng tạo thànhmuối sắt II vàgiải phóng khí H2 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 3-tác dụng với dd muối : Fe tác dụng với dd muối tạo thành muối sắt II và kim loại mới Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu Kết luận : sắt có những tính chất hoá học của kim loại D-Củng cố – dặn dò I-Củng cố: 1/ viết các ptpư biểu diển các chuyển hoá sau FeCl2 Fe(NO3)2 Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe 2/ hoàn thành pthh sau : Fe + HCl --à ? + H2 Fe + ? --à FeCl3 Fe + CuCl2 --à ? + Cu Fe + O2 --à ? II-dặn dò 1-Học bài và làm bài tập SGK 2-Chuẩn bị : Hợp kim của sắt Sản xuất gang thép + Gang là gì ? + Thép là gì ? à Cách sx gang thép . V. Rút kinh nghiệm: NS: 16/9 Tiết 26 HỢP KIM SẮT:GANG THÉP A-Mục tiêu: -Gang là gì? Thép là gì ? tính chất và một số ứng dụng của gang thép -Nguyên tắc ,nguyên liệu quá trình sản xuất gang thép trong lò cao và trong lò luyện gang thép -viết được các phương trình hoá học chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang thép B- Chuẩn bị : -Một số mẫu vật gang thép ,tranh vẽ sơ đồ lò cao .tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép C-Tiến hành bài giảng : 1-Kiểm tra bài củ: Nêu tính chất hoá học của sắt và viết phương trình phản ứng hoá học minh hoạ ? GV gọi HS chữa bài tập 2 và 4 SGK /60 2-Mở bài : Trong đời sống và trong kĩ thuật ,hợp kim của sắt là gang ,thép được sử dụng rất rộng rãi .Thế nào là gang thép? Gang thép được sản xuất như thế nào ? 3-Bài mới : HỢP KIM SẮT : GANG THÉP Hoạt động của GV & HS Nội dung GV: Tình huống học tập => nêu câu hỏi . hợp kim là gì ? hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là hợp kim nào ? HS: Trả lời theo SGK GV: Nêu câu hỏi : gang là gì ? gang có thành phần nào ? tính chất của gang ? ứng dụng HS: Trả lời theo SGK GV: Thép là gì ? thành phần của thép ? tính chất của thép .và ứng dụng của thép HS: trả lời theo sách SGK GV: Cho quan sát hình 2.16 SGK => nêu câu hỏi : -Nguyên liêu sản xuất gang ? nguyên tắc sản xuất gang ? quá trình sản xuất trong lò cao ? + các pư trong lò + gang tạo thành và lấy ra như thế nào ? + xỉ được tạo như thế nào ? HS: Trả lời theo SGK GV: Giải thích than cốc là gì và giới thiệu về sự tạo thành xỉ GV: Cho HS quan sát hình 2.17 SGK, nêu câu hỏi -Nguyên liêu sản xuất thép ? nguyên tắc sản xuất thép ? các phản xảy ra ? HS: Trả lời theo SGK I – Hợp kim của sắt Hợp kim của sắt là chất rắn thu được sau khi làm nguội hổn hợp nóng chảy của nhiều kim loại hoặc kim loại và phi kim 1 –Gang là gì ? -Gang là hợp chất của Fe với cacbon và một số nguyên tố khác -có 2 loại gang 2- thép là gì ? Thép là hợp kim của Fe với cacbon và một số nguyên tố khác .cacbon chiếm dưới 2% Tính chất : Đàn hồi cứng…. Ứng dụng : sản xuất máy. Dụng cụ lao động … II- Sản xuất gang ,thép 1-Sản xuất gang : +Nguyên liệu : quặng sắt manhetit, hematit ,than cốc, không khí giàu oxi, phụ gia khác như CaCO3 +nguyên tắc :Sản xuất : Dùng Co khư oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò cao + Quá trình sản xuất : Các phương trình phản ứng chính xảy ra trong lò cao C r+ O2 k à CO2 k C r + CO2 à 2 CO k Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt : 3 CO (k ) + Fe2O3 --à 2 Fe(r ) + 3 CO2 ( k ) 2-Sản xuất thép +nguyên liệu : khí oxi gang nóng chảy + nguyên tắc : khí oxi oxi hoá Fe tạo thành oxit sắt +oxit sắt oxi hoá C,Mn,Si,S,P… +quá trình sản xuất : Feo + C à Fe + CO D- Củng cố –dặn dò I-củng cố : Hợp kim là gì ? Có mấy loại ,đặc điểm mối loại ? Nguyên liệu ,nguyên tắc sản xuất gang và thép Các phản ứng xảy ra trong lò ? II-dặn dò học bài ,làm bài tập SGK Chuẩn bị +sự ăn mon kim loại + Bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docT21....doc
Giáo án liên quan