1.Kiến thức: biết được
- Định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuan
2.Kĩ năng:
- Tính khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của các chất
3.Thái độ: Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 13 tiết : 26 bài 18: chất mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13
Tiết : 26
Bài 18: MOL
Ngày soạn: 26/11/2012
Ngày dạy : 28/11/2012
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh
1.Kiến thức: biết được
Định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuan
2.Kĩ năng:
Tính khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của các chất
3.Thái độ: Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:
Bảng phụ ghi sẵn các bài tập , bảng phụ nhóm .
Phóng to hình 3.1 :
1 mol CO2
1 mol N2
1 mol H2
Học sinh : Xem lại cách tính khối lượng phân tử
Chuẩn bị bài trước ở nhà
2.Phương pháp :
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :1’
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài giảng :1’
Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử ,phân tử là vô cùng nhỏ bé ,không thể cân đo ,đong ,đếm chúng được .Nhưng trong Hóa học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng ,thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học .
Để đáp ứng được yêu cầu này ,các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho hạt vi mô đó là MOL ( đọc là “mon”)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mol là gì ? (13’)
Gv thí dụ : đến cửa hàng bách hóa ,em hỏi mua 1 tá bút chì ,2 tá bút chì ,10 yến gạo
? 1 tá là nói đến lượng chất chứa bao nhiêu cái ?
? 1 yến là nói đến lượng chất chứa bao nhiêu kg ?
GV: Tương tự như vậy các nhà khoa học đã sử dụng 1 khái niệm nói lên số lượng của 6.1023 nguyên tử hoặc phận tử là mol .
à Mol là gì ?
GV: Con số 6. 1023 được gọi là số Avôgađrô (kí hiệu là N )
GV: gọi 1 HS đọc phần có thể em chưa biết
?1mol ngtử nhôm có chứa bao nhiêu ptử nhôm
? 0,5 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu ngtử CO2 ?( có thể yêu cầu Hs sử dụng quy tắc tam xuất )
- GV nhận xét yêu cầu Hs sửa sai nếu cần .Nhấn mạnh : các nguyên tử dù có khác nhau nhưng 1 mol vẫn chứa đủ 6.1023 nguyên tử , phân tử .
-GV: chiếu đề bài tập và yêu cầu Hs thảo luận nhómtrong vòng 3’: Điền vào chỗ trống các ý thích hợp:
1,5 mol nguyên tử Al có chứa ………… nguyên tử Al
b) 0,05 mol phân tử H2O có chứa ……………… phân tử H2O
c) ………………… phân tử NaCl có chứa 3N (18.1023 ) phân tử NaCl
HS tiếp thu kiến thức
à 12 cái
à 10kg
à Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phận tử của chất đó
- HS đọc
à1 mol nhôm có chứa N ntử Al hay 6.1023 Al
à0.5 mol CO2 có chứa 0.5N phân tử CO2
- HS thảo luận cặp hoàn thành bài tập .Đại diện HS trả lời cả lớp nhận xét bổ sung .
à 9.1023
àà 0,3.1023
à 3mol
I. MOL LÀ GÌ?
Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hay phân tử của chất đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol (15’)
-GV Giới thiệu: Khối lượng mol (M) là khối lượng của 1 chất tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
-GV Yêu cầu HS tính nguyên tử khối của Al, O2, CO2, H2O, N2.
-Giáo viên đưa ra khối lượng mol của các chất. gyêu cầu HS nhận xét về khối lượng mol và NTK hay PTK của chất ?
-Bài tập: Tính khối lượng mol của: H2SO4, SO2, CuO, C6H12O6.
-Gọi 2 HS lên làm bài tập và chấm vở 1 số HS khác.
-Nghe và ghi nhớ.
-HS tính ng khối các chất:
NTK PTK
Al
O2
CO2
H2O
N2
Đ.v.C
27
32
44
18
28
-Khối lượng mol và NTK (PTK) có cùng số trị nhưng khác đơn vị.
-Thảo luận nhóm giải bài tập:
+Khối lượng mol H2SO4 : 98g
+Khối lượng mol SO2 : 64g
+Khối lượng mol CuO: 76g
+Khối lượng mol C6H12O6 : 108g
II KHỐI LƯỢNG MOL (M)
của 1 chất là khối lượng của N nguyên tử hay phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng NTK hoặc PTK.
Hoạt động 3:Tìm hiểu thể tích mol của chất khí (10’)
-Yêu cầu HS nhắc lại khối lượng mol g Em hiểu thể tích mol chất khí là gì ?
-Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK/ 64
+Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng như thế nào ?
+Em có nhận xét gì về thể tích mol của chúng ?
Vậy trong cùng điều kiện: t0, p thì 1 mol của bất kì chất khí nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau. Và ở điều kiện tiêu chuẩn (t0=0, p =1 atm) thì V của các chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít.
-Yêu cầu HS làm bài tập 3a SGK/ 65
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử 3 chất khí đó.
-Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi :
Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng khác nhau còn thể tích mol của chúng lại bằng nhau.
-Nghe và ghi nhớ:
Ở đktc, 1 mol chất khí có V khí = 22,4 lít.
III. THỄ TÍCH MOL
(V) của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1.Củng cố:4’
? Mol là gì? ?
? Khối lượng mol là gì?
? Thể tích mol là gì?
Treo đề bài tập:
Nếu em có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 , hãy cho biết:
a.Số phân tử chất mỗi chất là bao nhiêu ?
b.Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu ?
c.Thể tích mol của các khí trên khi ở cùng điều kiện t0, p là thế nào ? Nếu ở cùng đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu
à Đáp án :
a.Có N phân tử.
b. M O2 = 32g ; M H2 = 2g
c. Ở cùng điều kiện t0, p: V bằng nhau. Ở đktc V = 22,4 lít.
2.Dặn dò :1’
Làm bài tập 2,4 sgk
Học bài và chuẩn bị bài mới : sự chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích và lượng chất
+ Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và số mol
+ Công thức chuyển đổi giữa thể tích và số mol
Phần phụ lục :
File đính kèm:
- tiet 26 mol.doc