Bài giảng Tuần 14 tiết 27 : sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn

A . Mục tiêu :

- Học sinh nắm được khái niệm về sự ăn mòn kim loại , nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn , các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn ,từ đó biết cách bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn

- Học sinh biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại , những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn .

- Học sinh biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại .

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 14 tiết 27 : sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 27 : Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu : - Học sinh nắm được khái niệm về sự ăn mòn kim loại , nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn , các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn ,từ đó biết cách bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn - Học sinh biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại , những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn . - Học sinh biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại . - Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn B . Chuẩn bị GV : Bảng phụ , một số đồ dùng đã bị gỉ . HS : Đọc trước bài mới , chuẩn bị thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức : ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : (9 phút ) GV : ? Thế nào là hợp kim ? So sánh thành phần , tính chất và ứng dụng của gang và thép GV ? Nêu nguyên liệu , nguyên tắc sản xuất gang . Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ? GV : Gọi hai học sinh trả lời GV : Cho học sinh nhận xét và cho điểm 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? ( 5 phút ) GV : Cho học sinh quan sát một số đồ dùng bị gỉ như con dao bị gỉ …. sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại . Gv : Gọi hai học sinh đọc khái niệm đó GV : Giải thích nguyên nhân của sự ăn mòn . HS : Nêu khái niệm về sự ăn mòn kim loại: Sự phá huỷ kim loại , hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gị là sự ăn mòn kim loại HS : Ghi bài và nghe giáo viên nêu nguyên nhân của sự ăn mòn. Hoạt động 2 II . Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ? ( 10 phút ) GV : Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm mà học sinh đã chuẩn bị từ trước GV ? Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra ? GV : Từ các hiện tượng trên em có kết luận gì ? GV : Thuyết trình : Thực nghiệm cho thấy ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn : Ví dụ như thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để ở nơi khô ráo , thoáng mát . 1 . ảnh hưởng cuả các chất trong môi trường . HS : Nhận xét hiện tượng : - ở ống nghiệm1 : ( đinh sắt trong không khí khô ) không bị ăn mòn . - ở ống nghiệm 2 : Đinh sắt trong nước có hoà tan oxi ( không khí ) bị ăn mòn chậm . - ở ống nghiệm3 : đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị ăn mòn nhanh - ở ống nghiệm 4 : đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn HS : Sự ăn mòn kim loại không xảy ra họặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc 2 . ảnh hưởng của nhiệt độ HS : Nghe và ghi bài . Hoạt động 3 III . Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn ( 15 phút ) GV : Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận theo nhóm Vì sao phải bảo vệ kim loại để các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn ? GV : Thu các ý kiến của từng nhóm và tổng kết lại : Các biện pháp mà các nhóm nêu có thể được chia thành hai biện pháp chính : 1 , Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường . 2, Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn GV : ? Hãy nêu các biện pháp ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường GV ? Hãy nêu một số hợp kim mà em biết nó là hợp kim ít bị ăn mòn GV : Cho học sinh đọc phần " Em có biết " Quy trình bảo vệ một số máy móc . HS : Thảo luận theo nhóm để liệt kê các cách bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn trong thực tế HS : Các biện pháp bảo vệ kim loại 1 , Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường Ví dụ : - Sơn , mạ , bôi dầu mỡ … lên trên bề mặt kim loại - Để đồ vật ở nơi khô ráo , thường xuyên lau chùi sạch sẽ - Rửa sạch đồ dùng , dụng cụ lao động và tra dầu mỡ . 2 , Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn : thí dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crôm , niken …… 4 . Củng cố ( 3 phút ) GV ? Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? GV ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ? GV ? Làm thế nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ? 5 . Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Học thuộc nội dung phần củng cố - Làm bài tập 2 , 3, 4, 5 trang 67 sách giáo khoa - Ôn lại các kiến thức cơ bản của chương 2 D . Rút kinh nghiệm Tiết 28 : luyện tập chương 2 Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Học sinh được ôn tập , hệ thống lại các kiến thức cơ bản . So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại - Học sinh biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình phản ứng . Vận dụng để làm các bài tập định lượng , định tính - Giáo dục cho các em ý thức học tập bộ môn , tính cẩn thận trong quá trình làm bài tập B . Chuẩn bị GV : Bảng phụ , tấm bìa về tính chất , thành phần , ứng dụng của thép và gang HS : Ôn lại các kiến thức cơ bản của chương 2 C. Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ 3 . Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Các kiến thức cần nhớ ( 21 phút ) GV : Treo bảng phụ với mục tiêu của tiết luyện tập những kiến thức , kĩ năng cần được ôn trong tiết học GV : Nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại ? GV : Treo bảng phu với các tính chất hoá học của kim loại GV : Nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại ? GV : Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại GV : Treo bảng phụ với bài tập : Viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho các phản ứng sau : * Kim loại tác dụng được với phi kim : - Clo - Oxi - Lưu huỳnh * Kim loại tác dụng được với nước * Kim loại tác dụng được với dung dịch muối GV : Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập và đứng tại chỗ đọc kết quả Gv : Cho nhận xét , sửa sai GV : Treo bảng phụ với caua hỏi đề mục 2 và yêu cầu các nhóm thảo luận để : - So sánh được tính chất hoá học của nhôm và sắt . - Viết được các phương trình phản ứng minh hoạ GV : Treo bảng phụ với nội dung bài tập Bài tập 1 : Viết phương trình phản ứng thực hiện biến hoá sau : a , 1 2 3 Al đAl2(SO4)3 đ AlCl3 đ Al(OH)3 4 5 6 7 đ Al2O3 đ Al đ Al2O3 đ Al(NO3)3 b , 2 3 FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 1 Fe 4 5 6 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 7 8 Fe3O4 Fe GV : Thu bảng nhóm sau đó cho học sinh nhận xét chéo nhóm GV : Treo bảng phụ với bảng sau : Gang Thép Thành phần Tính chất Sản xuất Gv : Yêu cầu học sinh điền vào bảng cho phù hợp 1 . Tính chất hoá học của kim loại HS : Nêu các tính chất hoá học của kim loại : - Tác dụng với phi kim - Tác dụng với dung dịch axit - Tác dụng với dung dịch muối HS : Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại : K , Na , Mg , Al , Zn , Fe , Pb H , Cu , Ag , Au * ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại : - Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải . - Kim loại đứng trước Mg ( trừ K , Na , Ba , Ca …) phản ứng với nước ở nhiệt độ thường . - Kim loại đứng trước H phản ứng được với một số dung dịch axit như HCl , H2SO4 loãng … - Kim loại đứng trước ( trừ Na , Ca , Ba , Ca … ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối HS : Viết phương trình phản ứng minh hoạ : * Kim loại tác dụng được với phi kim : - Clo : t0 2 Fe + 3 Cl2 đ 2 FeCl3 - Oxi : t0 2 Cu + O2 đ 2 CuO - Lưu huỳnh : t0 2 Na + S đ Na2S * Kim loại tác dụng với nước : 2 K + 2 H2O 2 KOH + H2 * Kim loại tác dụng với dung dịch axit Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2 * Kim loại tác dụng với dung dịch muối Cu + 2 AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag 2 . Tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau : HS : Thảo luận theo nhóm a , Tính chất hoá học giống nhau : - Nhôm , sắt có những tính chất hoá học chung của kim loại - Nhôm , sắt đều không tác dụng với HNO3 , H2SO4 đặc nguôị . b , Tính chất hoá học khác nhau : - Nhôm có phản ứng với kiềm , còn sắt không phản ứng với kiềm . - Trong các hợp chất nhôm chỉ thể hiện hoá trị III , còn sắt thể hiện hai hoá trị là II , III HS : Hoạt động theo nhóm a , 1, 2 Al + 3 H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2 2, Al2(SO4)3 +3 BaCl2 đ3 BaSO4 + 2 AlCl3 3, AlCl3 + 3 KOH đ Al(OH)3 + 3KCl t0 4, 2 Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O 5, 2Al2O3 4 Al + 3 O2 điện phân nóng chảy 6, 4 Al + 3 O2 2 Al2O3 7, Al2O3 + 6 HNO3 2 Al(NO3)3 + 3H2O b , 1 , Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 2 , FeCl2 + 2 NaOH đ Fe(OH)2 + 2 NaCl 3 , Fe(OH)2 + H2SO4 đ FeSO4 + 2 H2O t0 4 , 2 Fe + 3 Cl2 đ 2 FeCl3 5 , FeCl3 + 3 KOH đ Fe(OH)3 + 3 KCl t0 6 , 2 Fe(OH)3 đ Fe2O3 + 3 H2O t0 7 , Fe2O3 + 3 H2 đ 2 Fe + 3 H2O t0 8, 3 Fe + 2 O2 đ Fe3O4 3 . Hợp kim của sắt : Thành phần , tính chất và sản xuất gang , thép : Gang Thép Thành phần Là hợp kim của sắt và cácbon với một số nguyên tố khác , trong đó hàm lượng cácbon từ 2 % đến 5 % Là hợp kim của sắt và cácbon với một số nguyên tố khác , trong đó hàm lượng cácbon dưới 2 % Tính chất Giòn , không rèn , không dát mỏng được . Đàn hồi dẻo ( có thể rèn , dát mỏng được ) cứng . Sản xuất Trong lò cao . Nguyên tắc : Dùng CO để khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao . t0 Fe2O3 + 3 CO đ 2 Fe + 3 CO2 Trong lò luyện thép : Nguyên tắc : oxi hóa các nguyên tố C , Mn , Si , P …. có trong gang t0 FeO+ C đ Fe + 3 CO GV :Hỏi - Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ? - Tại sao phải bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn ? - Những biện pháp nào bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn 4 . Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn : HS : Trả lời như sách giáo khoa Hoạt động 2 II . Bài tập ( 20 phút ) GV : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Bài tập 2 : Có các kim loại Fe , Al , Cu , Ag . Hãy cho biết trong các kim trên , kim loại nào tác dụng được với a , Dung dịch HCl b , Dung dịch NaOH c , Dung dịch CuSO4 Viết các phương trình phản ứng xảy ra ? GV : Cho học sinh đọc kết quả GV : Cho học sinh nhận xét sửa sai GV : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Bài tập 3 : Hoà tan 0, 54 gam một kim loại R ( có hoá trị III trong các hợp chất ) bằng 50 ml dung dịch HCl 2 M . Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí ( đktc ) a , Xác định kim loại R b , Tính nồng độ mol của dung dịch thu đuợc sau phản ứng GV : Yêu cầu học sinh đọc đề bài GV ? Bài toán cho biết gì yêu cầu gì ? GV : Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm GV : Thu bảng nhóm và cho học sinh nhận xét chéo nhóm HS : Làm bài tập vào vở a , Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl : Fe , Al Phương trình phản ứng xảy ra : Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 2 Al + 6 HCl đ 2 AlCl3 +3 H2 b , Những kim loại tác dung dịch NaOH là : Al 2 Al + 2 NaOH + 2 H2O 2 NaAlO2 + 3H2 c , Những kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 là : Al , Fe Phương trình phản ứng : Fe + CuSO4 đ FeSO4+ Cu 2 Al + 3 CuSO4 đ Al2(SO4)3 + 3 Cu HS : Làm bài tập theo nhóm : Phương trình phản ứng : 2R + 6 HCl đ 2 RCl3 + 3 H2 Số mol hiđrô thu được sau phương trình phản ứng : n H2 = V / 22,4 = 0,672 /22,4 = 0,03 (mol ) Theo phương trình phản ứng : nH2 . 2 nR = = 0,02 ( mol ) 3 m 0,54 MR = = = 27 n 0,02 Vậy R là kim loại nhôm: Al b , nHCl = ( ban đầu ) CM . V = 2 . 0,05 = 0,1 ( mol ) nHCl = ( phản ứng ) 2.n H2 = 2 . 0,03 = 0,06 ( mol ) nHCl = 0,1 - 0,06 0,04 ( mol ) n AlCl3 = nAl = 0,02 ( mol ) n 0,02 CM AlCl3 = = = 0,4 M V 0,05 n 0,04 CMHCl dư = = = 0,8 M V 0,05 4 . Củng cố Đã củng ccố trong giờ 5 . Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Làm bài tập : 1,2 3,4,5,6,7 trang 69 sách giáo khoa - Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho bài thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt . D . Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 9 TUAN 14.doc