Bài giảng Tuần 16 tiết 31 + 32 : clo

A . Mục tiêu

- Học sinh nắm được các tính chất vật lí của clo : Là chất khí màu vàng lục , mùi hắc , rất độc .

- Học sinh nắm đước các tính chất hoá học của clo : Tác dụng với hiđro , kim loại , nước , có tính tẩy màu , tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối .

- Học sinh biết dự đoán tính chất hoá học của clo bằng các kiến thức liên quan , biết thao tác tiến hành các thí nghiệm thực hành liên quan . Biết quan sát hiện tượng xảy ra ,

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 16 tiết 31 + 32 : clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 31 + 32 : Clo Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Học sinh nắm được các tính chất vật lí của clo : Là chất khí màu vàng lục , mùi hắc , rất độc …. - Học sinh nắm đước các tính chất hoá học của clo : Tác dụng với hiđro , kim loại , nước , có tính tẩy màu , tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối . - Học sinh biết dự đoán tính chất hoá học của clo bằng các kiến thức liên quan , biết thao tác tiến hành các thí nghiệm thực hành liên quan . Biết quan sát hiện tượng xảy ra , giải thích và rút ra kết luận từ hiện tượng đó . - Rèn kĩ năng viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất hoá học của clo . - Giáo dục cho các em tính cẩn thận , ý thức học tập bộ môn cho học sinh B . Chuẩn bị Gv : Chuẩn bị dụng cụ hoá chất làm thí nghiệm * Dụng cụ : - Bình thuỷ tinh có nút - Đèn cồn . - Giá sắt - Hệ thống ống dẫn khí - Cốc thuỷ tinh * Hoá chất : - MnO2 - Dung dịch HCl đặc - Bình khí clo - Dung dịch NaOH - H2O C. Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : ( 14 phút ) GV ? : Nêu các tính chất hoá học của phi kim ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất đó ? Gv Gọi học sinh thứ hai : Chữa bài tập 2 / 76 SGK , học sinh thứ ba chữa bài tập 4 / 76 sgk Bài tập 2 : Các phương trình phản ứng xảy ra : 1 . S + O2 to SO2 2 . C + O2 to , CO2 3 . 2 Cu + O2 to 2 CuO 4 . 2 Zn + O2 to 2 ZnO * Phân loại các oxit tạo ra axit : SO2 , CO2 có axit tương ứng là : H2SO3 , H2CO3 * Phân loại các oxit tạo ra bazơ : - CuO có bazơ tương ứng là : Cu(OH)2 - ZnO là oxit lưỡng tính có bazơ tương ứng là Zn( OH)2 axit tương ứng là : H2ZnO2 Bài tập 4 : Các phương trình phản ứng xảy ra : 1 . H2 + F2 to 2 HF 2 . 2 H2 + O2 to , 2 H2O 3 . Fe + S to FeS 4 . C + O2 to CO2 5 . S + H2 to , H2S GV: Cho học sinh nhận xét sửa sai và cho điểm . 3 . Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Tính chất vật lí ( 3 phút ) Gv : Nêu mục tiêu của tiết học GV : Cho học sinh quán sát lọ đựng clo , kết hợp với đọc sách giáo khoa . Sau đó Gv gọi một học sinh nêu các tính chất vật lí của clo Hs : Nêu tính chất vật lí của clo : - Clo là chất khí , màu vàng lục , mùi hắc . - Clo nặng gấp 2,5 lần không khí . - Tan được trong nước . - Clo là khí độc Hoạt động 2 II . Tính chất hoá học của clo ( 18 phút ) Gv : Đặt vấn đề : Liệu clo có tính chất hoá học của một phi kim mà tiết trước chúng ta đã học không ? ( Cho học sinh suy nghĩ ) GV : Thông báo : Clo có những tính chất hoá học của phi kim - Tác dụng với kim loại tạo thành muối - Tác dụng với hđro tạo thành khí hidro clorua GV : Yêu cầu học sinh quan sát và viết các tính chất trên của clo . Có ghi trạng thái màu sắc của . GV : Cho học sinh xem bảng hình về thí nghiệm của sắt với clo và hidro với clo ….. Gv : Qua đó em có kết luận gì về clo GV : Cho học sinh đọc kết luận GV : Lưu ý : Clo không phản ứng trực tiếp với oxi GV : ĐVĐ : Ngoài các tính chất hoá học khác của phi kim clo còn có những tính chất hoá học nào khác ? ( gv ghi đề mục ) Gv : Làm thí nghiệm theo các bước : - Điều chế khí clo và dẫn khí clo vào cốc đựng nước . - Nhúng một mẩu quỳ tím vào dung dịch thu được . Gv ? Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra GV : Giải thích : Phản ứng của clo với nước xảy ra theo hai chiều : Cl2 + H2O HCl + HClO Nước clo có tính tẩy màu do axit hipoclorơ ( HClO ) có tính oxi hoá mạnh . Vì vậy ban đầu quỳ tím chuyển thành màu đỏ , sau đó ngay lập tức mất màu . Gv ? Vậy khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? ( Hs thảo luận theo nhóm ) Gv : Gọi đại diện nhóm ý kiến của nhóm mình . Gv : Chốt lại vấn đề như bên GV : Nêu vấn đề : Clo có phản ứng với chất nào nào nữa không ? GV : Làm thí nghiệm - Dẫn khí clo vào cốc đựng dung dich NaOH . - Nhỏ 1 đến 2 giọt dung dịch vừa tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím GV Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm : Đổ nhanh dung dịch NaOH vào bình đựng khí clo đậy nút lắc nhẹ . Dùng đũa thuỷ tinh chấm vào dung dịch thu được và nhỏ vào giấy quỳ tím Gv Hãy nêu hiện tượng xảy ra ? Gv : Dựa vào phản ứng của clo với nước , gv hướng dẫn học sinh viết phương trình hoá học của clo với NaOH . Gv Gọi tên sản phẩm . GV : Giải thích : Dung dịch nước gia ven có tính chất tẩy màu và NaClO là chất oxi hoá mạnh ( tượng tự như HClO ) HS : Viết các phương trình phản ứng 1 . Clo có những tính chất hoá học của phi kim không ? a , Tác dụng với kim loại . 2 Fe + 3 Cl2 to 2 FeCl3 ( r) ( k ) ( r ) ( vàng lục ) ( nâu đỏ ) Cu + Cl2 to CuCl2 ( r ) ( k ) ( r ) ( đỏ ) ( vàng lục ) ( trắng ) b , Tác dụng với hiđro H2 + O2 to 2 HCl ( k ) ( k ) ( k ) Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit . HS : Nêu kết luận : Clo có những tính chất hoá học của một phi kim như : Tác dụng với hầu hết các kim loại , tác dụng với hidro … Clo là một phi kim hoạt động hoá học mạnh 2 . Clo có tính chất hoá học nào khác.? a . Tác dụng với nước : HS : Quan sát giáo viên làm thí nghiệm HS : Nhận xét hiện tượng xảy ra : - Dung dịch nước clo có màu vàng lục , mùi hắc . - Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được , giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ , sau đó mất màu ngay . HS : Nghe và ghi bài . HS : Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra cả hai hiện tượng - Khí clo tan vào nước ( hiện tượng vật lí ) - Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới là HCl và HClO ( hiện tượng hóa học ) b , Tác dụng của clo với dung dịch NaOH HS : Làm thí nghiệm . HS : Nêu hiện tượng : - Dung dịch tạo thành không màu . - Giấy quỳ tím mất màu . HS : Phương trình phản ứng : Cl2 + 2 NaOH NaCl + NaClO + H2O ( k ) ( dd) ( dd) ( dd) ( l ) ( vàng lục ) ( không màu ) Sản phẩm : NaCl : Natri clorua NaClO : Natri hipoclorit Dung dịch hỗn hợp 2 muối trên được gọi là nước gia ven 4 . Củng cố : ( 8 phút ) Gv : Nhắc lại các tính chất hoá học của clo ? Hs : Nhắc lại các tính chất hoá học của clo : Gv Nêu bài tập : Viết các phương trình phản ứng hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho clo tác dụng với : a , Nhôm b , Đồng c , Hiđro d , Nước e , Dung dịch NaOH Học sinh hoạt động độc lập : GV : Gọi một học sinh lên bảng viết các phương trình phản ứng Yêu cầu : a , 2 Al + 3 Cl2 to 2 AlCl3 b , Cu + Cl2 to CuCl2 c , H2 + Cl2 to 2 HCl d , H2O + Cl2 HCl + HClO e , 2 NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O 5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học thuộc các tính chất hoá học của clo - Làm các bài tập : 3 , 4, 5 ,6 , 11 / 80 sách giáo khoa D . Rút kinh nghiệm Tiết 32 : Clo ( tiếp theo ) Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu - Học sinh nắm được các ứng dụng của clo , biết được phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm , trong công nghiệp - Biết quan sát sơ đồ , đọc nội dung sách giáo khoa …. từ đó rút ra các kiến thức về tính chất , ứng dụng và điều chế clo . - Rèn kĩ năng viết các phương trình phản ứng có liên quan đến clo . - Giáo dục cho các em ý thức học tập , tính cẩn thận khi làm thí nghiệm B . Chuẩn bị : Gv : Tranh vẽ sơ đồ ứng dụng của clo , bình điện phân dung dịch NaCl * Dụng cụ : Giá sắt , đèn cồn , bình cầu có nhánh , ống dẫn khí , bình thuỷ tinh có nút để thu khí clo , cốc thuỷ tinh đựng dung dịch NaOH đặc để khử clo dư . * Hoá chất : MnO2 ( hoặc KMnO4) , dung dịch HCl đặc , dung dịch H2SO4 , dung dịch NaOH dặc . C. Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : ( 14 phút ) GV : Nêu các tính chất hoá học của clo . Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất ? Gv : Gọi học sinh thứ hai lên chữa bài tập 6 và học sinh thứ ba chữa bài tập 11 trang 80 , 81 sách giáo khoa HS1 : Trả lời lí thuyết HS2 : Chữa bài tập 6 : Dùng giấy quỳ tím ẩm để thử : - Nếu thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ đó là khí HCl - Nếu quỳ tím bị mất màu là khí clo - Còn lại là khí oxi HS3 : Chữa bài tập 11 Phương trình hoá học : 2 M + 3 Cl2 2 MCl3 Gọi số mol của kim loại M là x mol Theo phương trình ta có số mol của MCl3 bằng số mol của M và bằng x Ta có : M . x = 10,8 ( gam ) ( 1 ) ( M + 35,5 . 3 ) . x = 53,4 ( gam ) ( 2 ) Giải ( 1 ) và ( 2 ) ta có M = 27 . Vậy kim loại đó là nhôm Al Gv : Cho học sinh nhận xét và sửa sai từng phần . 3 . Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 III . ứng dụng của clo ( 5 phút ) GV : Vào bài và giới thiệu mục tiêu của tiết học . Gv : Treo tranh vẽ và yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của clo GV : Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi , khử trùng nước sinh hoạt … ? Nước gia ven , clorua vôi được sử dụng trong đời sống hàng ngày như thế nào ? HS : Nêu các ứng dụng của clo : - Dùng để khử trùng nước sinh hoạt - Tẩy trắng vải sợi , bột giấy - Điều chế nước gia ven , clorua vôi - Điều chế nhựa P.V.C , chất dẻo , chất màu , cao su Hoạt động 2 IV . Điều chế khí clo 1 . Điều chế clo trong phòng thí nghiệm ( 7 phút ) Gv : Giới thiệu các nguyên liệu được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm . Gv : Làm thí nghiệm điều chế clo , từ đó gọi học sinh nhận xét hiện tuợng . Gv nêu phương trình phản ứng . GV : Hãy nêu cách thu khí clo ? Vì sao khi thu khí clo cần đặt ngửa bình thu ? GV : Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không ? GV : Bình đựng H2SO4 đặc có tác dụng gì trong việc thu khí clo ? GV ? Vai trò của bình đựng dụng dịch NaOH đặc HS : Nghe và ghi bài : * Nguyên liệu : - MnO2 ( hoặc KMnO4 , KClO3 ) , dung dịch HCl đặc * Cách điều chế : HS Quan sát gv làm thí nghiệm HS : Quan sát hiện tượng . Phương trình phản ứng : MnO2 + 4 HClđ MnCl2 + Cl2 + t0 H2O ( đen ) ( vàng lục ) Hs : Nêu cách thu khí clo : Thu bằng cách đẩy không khí ( đặt ngửa bình thu , vì khí clo nặng hơn không khí ) HS : Trả lời : Không nên thu khí clo bằng cách đẩy nước vì clo tan một phần trong nước , đồng thời phản ứng với nước . HS : Bình đựng H2SO4 đặc để làm khô khí clo Bình dựng dụng dịch NaOH đặc để khử khí clo dư sau khi làm thí nghiệm ( vì clo độc ) Hoạt động 3 2 . Điều chế clo trong công nghiệp ( 5 phút ) GV : Giới thiệu cách điều chế clo trong công nghiệp GV : Sử dụng bình điện phân dung dịch NaCl để làm thí nghiệm ( gv nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch ) GV : Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra Hướng dẫn học sinh dự đoán sản phẩm ( dựa vào mùi của khí thoát ra , màu hồng của phenolphtalein ) và gọi hs viết phương trình phản ứng . GV : Nói về vai trò của màng ngăn xốp , sau đó liên hệ thực tế sản xuất ở Việt Nam ( nhà máy hoá chất Việt Trì , nhà máy giấy Bãi Bằng . …..) HS : Nghe giảng và ghi bài : Trong công nghiệp clo được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hoà ( có màng ngăn xốp ) HS : Nêu hiện tượng : - ở hai điện cực có nhièu bọt khí thoát ra . - Dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng . Hs : Phương trình phản ứng xảy ra là đp có màng ngăn 2 NaCl + 2 H2O 2 NaOH + Cl2 + H2 4. Củng cố ( 12 phút ) GV : Nêu các tính chất hoá học của clo ? Nêu ứng dụng của clo ? Cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp ? Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau : HCl 1 2 3 Cl2 4 5 NaCl Hs : Đọc đề bài và hoạt động theo nhóm . Yêu cầu : t0 1 . Cl2 + H2 2 HCl t0 2 . 4 HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O 3 . HCl + NaOH NaCl + H2O t0 4 . Cl2 + 2 Na 2 NaCl 5 . 2 NaCl + 2 H2O 2 NaOH + Cl2 + H2O đp , màng ngăn GV : Gọi đại diện nhóm nêu các phương trình phản ứng của biến hoá . Gv : Cho học sinh nhận xét . 5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học thuộc tính chất hoá học của clo , cách điều chế clo trong công nghiệp , trong phòng thí nghiệm - Làm các bài tập : 7 ,8 ,9 ,10 trang 81 sách giáo khoa . D . Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 9 TUAN 16.doc
Giáo án liên quan