A . Mục tiêu
+ Học sinh nắm được mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ : Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ , sự chuyển đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại
+ Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các biến hoá
+ Tiếp tục phát triển tư duy lôgic cho học sinh
+ Giáo dục cho các tính cẩn thận , tính chính xác trong quá trình viết phương trình phản ứng và cân bằng phương trình phản ứng .
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 18 tiết 35 : ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Tiết 35 : ôn tập học kì I
Ngày soạn : Ngày dạy :
A . Mục tiêu
+ Học sinh nắm được mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ : Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ , sự chuyển đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại
+ Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các biến hoá
+ Tiếp tục phát triển tư duy lôgic cho học sinh
+ Giáo dục cho các tính cẩn thận , tính chính xác trong quá trình viết phương trình phản ứng và cân bằng phương trình phản ứng .
B . Chuẩn bị
Gv : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập
Hs : Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên
C . Các hoạt động trên lớp
1 . ổn định tổ chức ( 1 phút )
2 . Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ
3 . Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I . Các kiến thức cần nhớ ( 10 phút )
Gv : Cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa
Nhóm 1 + 2 : Làm phần 1
Nhóm 3 + 4 : Làm phần 2
Gv : Cho đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm
Gv : Cho đại diện nhóm khác nhận xét chéo nhóm
Gv: Có thể bổ sung thêm cho đủ như sách giáo khoa
1 . Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ
Hs : Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm ( Như sách giáo khoa trang 71 )
Hs : Ghi vào vở như sách giáo khoa
Hoạt động 2
II Bài tập ( 30 phút )
Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : 1 / 71 sách giáo khoa : Viết phương trình phản ứng biểu diễn biến hoá sau :
a , Fe FeCl3 Fe(OH)3
Fe2(SO4)3 FeCl3
b , Fe( NO3)3 Fe(OH)3
Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH)2
Gv : Gọi hai học sinh lên bảng trình bày lời giải , các em khác trình bày lời giải vào vở bài tâp
Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai
Gv : Chốt lại cách giải dạng bài tập này .
Gv : Treo tiếp bảng phụ với nội dung bài tập 2 : ( bài tập 4 / 72 sgk )
Axit H2SO4 loãng tác dụng được với tất cả cac chất nào trong dãy chất nào dưới dây ?
a , FeCl3 , MgO , Cu , Ca(OH)2 ,
b , Mg(OH)2, CaO , K2SO3 , NaCl
c , NaOH , CuO , Ag , Zn
d , Al , Al2O3, Fe(OH)2 , BaCl2
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Gv : Gọi học sinh đọc đề bài
Gv : Bài toán cho biết gì ?
Yêu cầu gì ?
Gv ? Muốn làm được bài này em cần phải biết được gì ?
Gv ? Nêu tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng .
Gv : Vậy trong các cặp chất đó , cặp chất nào tác dụng được với H2SO4 loãng .
Gv : Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lời giải .
Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai .
Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập 3 : Cho 12 gam một hỗn hợp hai kim loại nhôm và bạc phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 7,35 % . Sau khi phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí ( đo đktc )
a , Viết phương trình phản ứng xảy ra
b , Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại
c , Tính thể tích dung dịch axit đã dùng . Biết khối lượng riêng của dd axit là 1,025 g/ml .
Gv : Cho học sinh đọc đề bài .
Gv : Hãy tóm tắt đề bài
Gv : Gọi một học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng
Gv : Muốn tính thầnh phần % em làm như thế nào ? Hãy lên bảng trình bày lời giải
Gv : Gợi ý phần còn lại để học sinh về nhà làm
Hs : Hai em lên bảng viết phương trình phản ứng
t0
a , 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3+3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3+3H2SO4 Fe2(SO4)3+6H2O
Fe2(SO4)3 + BaCl2 FeCl3 + BaSO4
b ,
Fe(NO3)3+3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3
t0
2Fe(OH)3 Fe2O3 +3 H2O
t0
2Fe2O3 + 3C 3CO2 + 4Fe
Fe + 2 HCl FeCl2 + H2
FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 +2 NaCl
Hs : Nhận xét sửa sai
Hs : Lên bảng trình bày lời giải .
Axit H2SO4 loãng tác dụng được với các chất có trong phần d .
Phương trình phản ứng
3 H2SO4 + 2 Al Al2(SO4)3+ 3 H2
3H2SO4 +Al2O3 Al2(SO4)3+ 3 H2O H2SO4 + Fe(OH)2 FeSO4+ 2 H2O H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2 HCl
Hs : Đọc đề bài tập
Hs : Tóm tắt đề bài .
Hs : Viết phương trình phản ứng
3 H2SO4 + 2 Al Al2(SO4)3+ 3 H2
Hs : Lên bảng trìng bày lời giải phần b
Số mol của khí H2 thu được là :
13,44 : 22,4 = 0,6 ( mol )
Theo phuơng trình phản ứng ta có
= 0.4 ( mol )
Khi đó khối lượng của Al có trong hỗn hợp là : 0,4 . 27 = 10,8 ( g)
Vậy % Al = ( 10,8 : 12 ) . 100% = 90 %
% Ag = 100 % - 90 % = 10 %
4 . Củng cố : Đã củng cố trong giờ
5 . Hướng dẫn về nhà : ( 4 phút )
+ Xem lại các bài tập đã chữa .
+ Ôn thật kĩ các kiến thức cơ bản đã học trong học kì I
+ Về nhà làm tiếp bài tập còn lại
+ Làm các bài tập : 5 , 7 , 8 , 10 / 72 sgk
+ Giờ sau kiểm tra học kì I
D . Rút kinh nghiệm
Tiết 36 : Kiểm tra học kì I
Ngày soạn : Ngày dạy :
A . Mục tiêu
Học sinh được củng cố khắc sâu hơn nữa các kiến thức cơ bản của học kì I
Rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải bài toán hoá học nhất là kĩ năng viết phương trình phản ứng
Giáo dục cho các em tính chính xác , tính trung thực trong các công việc
B . Chuẩn bị
Gv : Ra đề và chép đề lên bảng phụ
Hs : Ôn tập các kiến thức cơ bản của học kì I
C . Các hoạt động trên lớp
1 . ổn định tổ chức ( 1 phút )
2 . Kiếm tra
Đề bài
Phần I : Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Câu 1 :( 1,25 điểm ) Cho các kim loại sau : K , Ca , Fe , Mg , Na , Cu . Bạn Vân Anh đã sắp xếp các kim loại theo khả năng hoạt động hoá học giảm dần
A . K , Mg , Ca , Na , Fe , Cu
B . K , Na , Ca , Mg , Fe , Cu
C . Fe , Na , K , Ca , Mg , Cu
Theo em cách xếp nào là đúng
Câu 2 :( 1,25 điểm ) Hãy chọn Đ hoặc chọn S để điền vào ô trống nếu câu đó em cho là đúng hoặc nếu câu đó em cho là sai
Tại sao trong vỏ trái đất , những kim loại như sắt , nhôm không tồn tại ở dạng đơn chất ?
Vì .
A . Sắt đứng trước nhôm trong dãy hoạt động hoá học
B . Sắt và nhôm tan nhiều trong nước
C . Sắt và nhôm là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất
D . Sắt và nhôm là hai kim loại quý hiếm
E . Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 3 : (1,5 điểm ) . Cho các kim loại Zn , Al , Cu , Ag và các dung dịch FeSO4 , AgNO3 , CuSO4 , ZnSO4 . Em hãy điền kim loại hay hợp chất vào chỗ trống sao cho phản ứng xảy ra được .
1 . ...........+ FeSO4 Al2(SO4)3 + ............
2 . ...........+ Cu Ag + ............
3 . ...........+ .......... Zn(NO3)2 + Ag
4 . Al + CuSO4 ............. + ............
5 . ...........+ Zn Fe + ............
6 . ...........+ ......... Al2(SO4)3 + Zn
Phần II : Tự luận ( 6 điểm )
Cho một dung dịch HCl 0,5 M phản ứng vừa đủ với một dung dịch Ca(OH)2 2M .
a . Viết phương trình phản ứng xảy ra .
b . Tính thể tích của hai dung dịch ban đầu nói trên biết sau phản ứng thu được 11,1 g muối tan .
c . Tính nồng độ mol dung dịch sau phản ứng .
đáp án + Biểu điểm
Phần I : Trắc nghiệm
Câu 1 : ( 1,25 điểm ) : Chọn ý B
Câu 2 : ( 1,25 điểm ) :
Câu đúng : C
Câu sai : A , B , D , E
Mỗi câu cho 0,25 điểm
Câu 3 :( 1,5 điểm ) Mỗi phương trình chọn đúng cho 0,25 điểm
Phần II : Tự luận
a , Viết đúng phương trình phản ứngcho 1 điểm
2 HCl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2 H2O
b , Số mol muối CaCl2 thu được : 11,1 : 111 = 0,1 ( mol ) ( 0,5 điểm )
Số mol HCl cần dùng : 0,1 . 2 = 0,2 ( mol ) ( 1 điểm )
Thể tích dung dịch HCl : 0,2 : 0,5 = 0,4 ( lit ) ( 1 điểm )
Thể tích dung dịch Ca(OH)2: 0,1 : 2 = 0,05 ( lit) ( 1 điểm )
c , Thể tích dung dịch sau phản ứng : 0,4 + 0,05 = 0,45 ( lit ) ( 1 điểm )
Nồng độ mol của dung dịch thu được là : 0,1 : 0,45 = 0,22 M ( 0,5 điểm )
3 . Thu bài + Hướng dẫn về nhà
Đọc trước bài “ Axit cacbonic và muối cacbonat ”
D . Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- GIAO AN HOA HOC 9 TUAN 18.doc