Bài giảng Tuần 19 tiết 37 bài24 tính chất cuả oxi

A-MỤC TIÊU

 1)- Kiến thức

 Học sinh biết được :

 +Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

 + Khí Oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá hợp với nhiều phi kim, kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố Oxi chỉ có hoá trị II.

 2)- Kỹ năng

 

doc26 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 19 tiết 37 bài24 tính chất cuả oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 37 Bài24 TÍNH CHẤT CUẢ OXI A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Học sinh biết được : +Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. + Khí Oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá hợp với nhiều phi kim, kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố Oxi chỉ có hoá trị II. 2)- Kỹ năng + Viết được phương trình hoá học cuả khí Oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt, vớii hợp chất khí metan. + Nhận biết được khí Oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong khí Oxi. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Điều chế 06 lọ chưá khí Oxi. + Đèn cồn, 02 cây que, 03 mui sắt, 03 quẹt gaz. + Lưu huỳnh, photpho đỏ, dung dịch KMnO4. 2)- Phương pháp dạy học Phát vấn, thảo luận, thí nghiệm, thực hành trực quan. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Giáo viên đặt vấn đề : một nhà Sinh học đã nói :”Chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, song chúng ta không thể nhịn thở trong vài phút”. Quá trình hô hấp cuả con người và sinh vật phải có khí Oxi. Những hiểu biết về Oxi giúp chúng ta hiểu biết rất nhiều vấn đề trong đời sống, khoa học và sản xuất. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tính chất cuả Oxi. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài ð Hoạt động 1 : + Các nhóm hãy trình bày những hiểu biết cuả mình về Oxi? + Gv theo dõi và dẫn các ý đúng ghi lên bảng theo sườn bài. + Khí Oxi là chất ở dạng đơn chất cuả nguyên tố gì? + Khí Oxi có nhiều ở đâu? + Ở dạng hợp chất nguyên tố Oxi có nhiều trong đâu? ð Hoạt động 2 : + Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chất ở dạng đơn chất cuả nguyên tố Oxi. Đó là khí Oxi. + Muốn tìm hiểu chất ta phải tìm hiểu mấy yếu tố? + Đầu tiên tìm hiểu tính chất vật lý cuả khí Oxi. Cho các nhóm quan sát lọ chưá khí Oxi, thảo luận, nhận xét tính chất vật lý cuả khí Oxi. + Gv có thể đề nghị hs mở nút lọ khí Oxi và dùng bàn tay phẩy nhẹ khí Oxi vào mũi để nhận xét. + Yêu cầu hs đọc phần I.2.a/trang 81 và trả lời câu hỏi. + Yêu cầu hs đọc phần I.2.b/trang 81 và trả lời câu hỏi. + Người ta có thể hoá lõng khí Oxi không? Ở to bao nhiêu? Oxi lõng có màu gì? + Gọi một số hs đọc phần I.3/trang 81 đồng thời Gv viết lên bảng. ð Hoạt động 3 : Gv nêu vấn đề mới để chuyển qua tìm hiểu tính chất hoá học cuả khí Oxi. Đưa một lọ chưá không khí cho nhóm quan sát và nhận xét màu, mùi, thể và cho nhận xét so sánh với khí Oxi như thế nào? Và đó là các lọ chưá không khí, thế thì làm sao ta có thể phân biệt được các lọ khi nãy có chưá khí Oxi không hay là không khí? Hãy cùng nhau thảo luận, tìm ra phương pháp phân biệt và nêu cách thực hiện. Gv có thể gợi ý nếu hs không tìm được đáp án : bếp lưả sắp tàn ta làm sao để bếp cháy bùng lên? Chính nhờ vào khí gì? Kết luận : khí Oxi duy trì sự cháy. ðHoạt động 4 : Mỗi một chất đều có tính chất đặc trưng riêng, chúng ta cùng tìm hiểu tính chất hoá học cuả khí Oxi. Để biết tính chất hoá học cuả khí oxi ta lần lượt làm thí nghiệm cho khí Oxi tác dụng với : + Lưu huỳnh. Cho hs quan sát mẫu lưu huỳnh. Yêu cầu hs đọc phần II.1.a.Thí nghiệm/trang 81. Cho 2 hs lên tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu các nhóm quan sát và nhận xét. Nhắc nhở hs khi đốt xong cần lấy mui sắt ra thật nhanh và đậy kín nắp lọ. Sản phẩm tạo thành chủ yếu là SO2 và một ít SO3. SO2 là chất khí độc có mùi hắc và có tính tẩy màu. Các nhóm xác định : Chất phản ứng? Sản phẩm? Các chất ở thể gì? Viết phương trình hoá học xẩy ra. Yêu cầu hs cho dung dịch KMnO4 vào lọ chưá sản phẩm và nhận xét. Tiếp theo ta thực hiện phản ứng khí Oxi tác dụng với + Photpho Cho hs quan sát mẫu Photpho đỏ. Tương tự khi dạy phần S, Gv thực hiện thí nghiệm không đốt P ngoài không khí mà đưa ngay vào lọ Oxi. Yêu cầu hs nhận xét. Sau đó đốt P ngoài không khí rồi đưa vào lọ chưá O2. Yêu cầu các nhóm quan sát và nhận xét. (2 hs thực hiện thí nghiệm này) Chất phản ứng? Sản phẩm? Các chất ở thể gì? Viết phương trình hoá học xẩy ra. Ngoài S, P, khí Oxi có thể tác dụng với các phi kim khác như C, H2. Sản phẩm lần lượt là CO2, H2O với điều kiện phải cung cấp một lượng nhiệt. Viết phương trình phản ứng xẩy ra. Vậy Oxi là nguyên tố có hoá trị bao nhiêu? + Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất, chiếm 49 %. + Lên bảng viết KHHH, CTHH, NTK, PTK cuả Oxi. + Nguyên tố Oxi. + Không khí. + Trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người. + Tính chất vật lý và tính chất hoá học. + Quan sát, thảo luận, đại diện hs đứng lên trả lời về nhận xét cuả nhóm : - Trạng thái. - Màu. - Mùi. + Được. + Ở - 183 oC. + Màu xanh nhạt. + Tàn đóm + Bùng cháy + Khí Oxi + S cháy trong không khí. + S cháy trong O2. + So sánh hiện tương cháy cuả S trong 2 trượng hợp trên. + S và O2 + SO2 + P và O2 + P2O5 + P rắn, O2 khí, P2O5 rắn C + O2 to CO2 2 H2 + O2 to 2 H2O Hoá trị II + KHHH : O + NTK : 16 + CTHH : O2 + PTK : 32 I/-Tính chất vật lý Thể khí, không màu, không mùi. Tan ít trong nước. Nặng hơn không khí Khí Oxi hoá lõng ở -183oC. Oxi lõng có màu xanh nhạt. II/-Tính chất hoá học 1)-Tác dụng với Phi kim a-Với lưu huỳnh Tạo thành Lưu huỳnh Đioxit (SO2). Thí nghiệm (sgk) S + O2 to SO2 (rắn) (khí) (khí) b-Với Photpho Tạo thành Điphotpho pentaoxit. Thí nghiệm (sgk) 4 P + 5 O2 to 2 P2O5 (rắn) (khí) (rắn) D-CỦNG CỐ +Tiết sau ta sẽ tìm hiểu tiếp tính chất hoá học cuả khí Oxi. +Trả lời bài tập 6/trang 84. E-DẶN DÒ Học sinh xem tiếp phần còn lại cuả bài. Tiết 38 Bài24 TÍNH CHẤT CUẢ OXI (tiếp theo) A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Nắm vững các tính chất hoá học còn lại cuả Oxi. 2)- Kỹ năng Viết được phương trình hoá học cuả tính chất hoá học cuả Oxi và cân bằng phương trình. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Điều chế 04 lọ chưá khí Oxi. + Đèn cồn, dây sắt, quẹt gaz, que diêm. + Hai bảng phụ dùng để củng cố cả bài 24. 2)- Phương pháp dạy học Phát vấn, thảo luận, thí nghiệm, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Trình bày phương pháp phân biệt khí Oxi, không khí. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta tìm hiểu một phần về tính chất hoá học cuả Oxi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu hoàn tất tính chất hoá học cuả Oxi. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1: - Các kim loại để lâu ngoài không khí chúng sẽ ra sao ? - Có phản ứng hoá học xẩy ra không? - Phản ứng hoá học này xẩy ra do đâu? Các nhóm hãy thảo luận và cho Thầy biết chất gì đã tác dụng với sắt để nó bị gỉ? - Đúng, ở nhiệt độ thường sắt tác dụng với Oxi tạo Fe2O3 - Viết phương trình hoá học xẩy ra khi sắt tác dụng với Oxi ở nhiệt độ thường? 4 Fe + 3 O2 ® 2 Fe2O3 - Bây giờ hai nhóm lên đây chuẩn bị và làm thí nghiệm sau khi Thầy hướng dẫn. - Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm đồng thời yêu cầu học sinh đọc thao tác thí nghiệm trong sách giáo khoa trang 83. - Các nhóm quan sát thật kĩ và nhận xét thí nghiệm. - Hiện tượng gì xẩy ra ? - So với ban đầu các lọ đã đốt sắt các em thấy xuất hiện gì lạ ? - Đúng, đó chính là sản phẩm khi đốt sắt trong khí Oxi ở nhiệt độ cao và có tên là Oxit sắt từ (Fe3O4). -Viết phương trình hoá học. +Hoạt động 2: - Ta tìm hiểu phần tiếp theo. - Giáo viên cho học sinh quan sát quẹt gaz đồng thời đặt vấn đề : Quẹt gaz cháy nhờ gì? - Có nhiều loại gaz. Có loại nghười ta gọi là khí Biogaz tên hoá học là khí metan có công thức hoá học là CH4. - Khi gaz cháy chủ yếu chúng ta sử dụng để làm gì? Vì sao? - Sản phẩm tạo thành là nước (H2O) và khí Cacbonic (CO2). Viết phương trình hoá học xẩy ra. +Hoạt động 3: Vào muà khô, các phương tiện truyền thông thường kêu gọi toàn dân phòng chống điều gì? Vì sao? - Mọi chất cháy được nhờ vào đâu? - Qua tính chất hoá học các nhóm rút ra kết luận gì về khí Oxi? +Hoạt động 4: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1, 2/trang 84 sách giáo khoa, cho học sinh tự làm sau đó giáo viên điều chỉnh các sai sót. - Bị gỉ sét - Có - Với Oxi - Chất bột màu nâu đỏ - Học sinh viết phương trình hoá học. - Oxi ngoài không khí và gaz. -Tỏa nhiều nhiệt -Chống cháy -Trời khô, nóng. -Khí Oxi có trong không khí. 2)-Tác dụng với kim loại Ở nhiệt độ cao : to 3 Fe + 2 O2 ® Fe3O4 Chú ý : Oxi tác dụng được với nhiều kim loại khác. 3)-Tác dụng với hợp chất to CH4 + 2 O2 ® CO2 + 2 H2O (K) (K) (K) (H) Kết luận Khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố Oxi có hoá trị II. D-CỦNG CỐ Giáo viên sử dụng hai bảng phụ, mỗi bảng một câu hỏi, đồng thời yêu cầu học sinh hai dãy bàn trái và phải trả lời câu hỏi. Sau đó để các nhóm nhận xét lẫn nhau dưới sự hướng dẫn và điều chỉnh cuả giáo viên. 1)-Viết phương trình hoá học khi đốt các chất sau trong khí oxi : Al, Zn, Cu, Ag, C, N2 biết sản phẩm lần lượt là Al2O3 , ZnO , CuO , Ag2O , CO2 , N2O5. 2)- Bổ túc các phương trình phản ứng sau : Al + ? ® Al2O3 ? + O2 ® ZnO ? + ? ® CuO Ag + O2 ® ? C + ? ® CO2 N2 + ? ® N2O5 E-DẶN DÒ Học sinh học bài. Làm bài tập 3, 4, 6/trang 84 sách giáo khoa. Chuẩn bị và xem trước bài 25. KYÙ DUYEÄT TUAÀN 19 Ngaøy … thaùng 1 naêm 2008 Tuần 20 Tiết 39 Bài25 SỰ OXI HOÁ. PHẢN ỨNG HOÁ HỢP ỨNG DỤNG CUẢ OXI A - MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Học sinh hiểu được : + Sự tác dụng cuả Oxi với một chất là sự Oxi hoá. Biết dẫn ra được những ví dụ minh hoạ. + Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Biết dẫn ra được những ví dụ minh hoạ. + Ứng dụng cuả khí Oxi cần cho sự hô hấp cuả người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. 2)- Kỹ năng Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học cuả Oxit và phương trình hoá học tạo thành Oxit. B - CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học Sưu tầm trước một số tranh ảnh và tư liệu về ứng dụng cuả Oxi trong đời sống và sản xuất, bảng phụ, phiếu học tập. 2)- Phương pháp dạy học Phương pháp trực quan, dùng lời, thảo luận nhóm. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Nêu các thí dụ chứng minh rằng Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động ở nhiệt độ cao? + Giải thích tại sao : - Khi nhốt một con dế mèn vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đầy đủ thức ăn? - Người ta phải bơm sục không khí vào bể nuôi cá cảnh hoặc các chậu, bể chưá cá sống ở các cưả hàng bán cá ? 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Ở bài trước chúng ta đã nắm được tính chất hoá học cuả Oxi tác dụng được với kim loại, phi kim và các hợp chất. Quá trình trên được gọi là gì? Và phản ứng đó được gọi là phản ứng gì? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cưú kỹ hơn qua bài “SỰ OXI HOÁ – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CUẢ OXI’. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1: - Giáo viên cho học sinh nhắc lại Oxi tác dụng được với những chất nào? - Cho biết trong các phản ứng hoá học trên (dưạ vào phần kiểm tra bài cũ) giống nhau ở điểm nào? - Quá trình Oxi tác dụng được với các chất kể trên được gọi là sự oxi hoá. Þ Sự oxi hoá là gì ? - Giáo viên sưả chưã bổ sung và cho một số ví dụ về sự oxi hoá. - Quá trình sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ có phải là sự oxi hoá không? Giải thích. +Hoạt động 2: - Các phản ứng hoá học trên được gọi là phản ứng hoá hợp ® Giáo viên giới thiệu. - Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh nhận xét ghi số chất phản ứng và số sản phẩm. - Giáo viên bổ sung thêm, từ đó cho học sinh định nghiã phản ứng hoá hợp. - Cho học sinh ghi phiếu học tập : Trong các phản ứng hoá học sau đây, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? a) 4Al + 3O2 ® 2Al2O3 b) Fe + H2O ® FeO + H2 c) CaCO3 ® CaO + CO2 d) SO3 + H2O ® H2SO4 e) CaO + CO2 ® CaCO3 f) BaO + H2O ® Ba(OH)2 - Từ bài cũ giới thiệu hoạt động 3 +Hoạt động 3: Học sinh sử dụng tranh ảnh tư liệu đã sưu tầm và hình vẽ 4/4. - Kể một số ứng dụng cuả Oxi mà em biết? - Vì sao Oxi cần cho sự hô hấp? - Sự oxi hoá chất hữu cơ tạo ra gì? - Những người nào đặc biệt cần dùng nhiều oxi? - Giáo viên bổ sung - Xăng dầu khi đốt cháy trong Oxi hay trong không khí mạnh hơn ? - Giáo viên giới thiệu những nguyên tắc sản xuất gang, thép. - Bổ sung thêm một số chi tiết ứng dụng trong sự đốt nhiên liệu. - Oxi tác dụng được với đơn chất kim loại, phi kim và các hợp chất. - Học sinh thảo luận trả lời. - Đều tạo ra Oxit. - Học sinh thảo luận. - Sự tác dụng cuả oxi với một chất gọi là sự oxi hoá. - Học sinh thảo luận đưa ra một số ví dụ. - Là sự oxi hoá vì có sự tác dụng cuả oxi với sắt. - Số chất tham gia : 2 - Số chất sản phẩm : 1 - Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. - Các phản ứng hoá hợp : a, d, e, f. - Cần cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu. - Học sinh thảo luận và trả lời. I/-Sự oxi hoá Sự tác dụng cuả oxi với một chất là sự oxi hoá. II/-Phản ứng hoá hợp 1)-Nhận xét (Bảng phụ) 2)-Định nghiã Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. III/-Ứng dụng cuả Oxi Khí oxi cần cho sự hô hấp cuả người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. BẢNG PHỤ Phản ứng hoá học Số chất phản ứng Số chất sản phẩm 4 P + 5 O2 ® 2 P2O5 3 Fe + 2 O2 ® Fe3O4 CaO + H2O ® Ca(OH)2 2 2 2 1 1 1 D-CỦNG CỐ Bài tập 1, 2/trang 87 sách giáo khoa và một số bài tập thêm để khắc sâu khái niệm. E-DẶN DÒ Xem trước bài OXIT và bài tập 3, 4 sách gíao khoa. Tiết 40 Bài26 OXIT A-MỤC TIÊU + Học sinh biết và hiểu định nghiã Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là Oxi. + Học sinh biết và hiểu công thức hoá học cuả Oxit và cách gọi tên Oxit. + Học sinh biết Oxit gồm hai loại chính là Oxit axit và Oxit bazơ. Biết dẫn ra ví dụ minh hoạ. + Học sinh biết vận dụng thành thạo qui tắc lập công thức hoá học đã học ở chương I để lập công thức hoá học cuả Oxit. B-CHUẨN BỊ 1)- Phượng pháp Đàm thoại, nêu vấn đề. 2)- Đồ dùng dạy học + Phiếu học tập. + Bảng phụ + Sơ đồ điền khuyết. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Sự oxi hoá là gì? Cho ví dụ minh hoạ. + Thế nào là phản ứng hoá hợp? + Ở điều kiện chuẩn, 1 mol chất khí chiếm thể tích là bao nhiêu? 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Ở bài TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CUẢ OXI mà các em đã được học, em nào nhắc lại công thức và tên sản phẩm thu được khi đốt chát Fe, P, S ? Trong các công thức trên thành phần nguyên tố có gì giống nhau ? Ở phần tên gọi có phần nào giống nhau ? (có đuôi Oxit) Vậy bài hôm nay các em sẽ tìm hiểu về những hợp chất được gọi là Oxit. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1: - Ngoài các hợp chất trên còn rất nhiều hợp chất tạo thành khi cho đơn chất hoá hợp với Oxi tạo ra được gọi là Oxit. Ví dụ : Al2O3 , CuO , … - Trong thành phần cấu tạo các chất trên có gì giống và khác nhau ? (nhận xét) - Vậy em nào thử định nghiã Oxit ? - Giáo viên kết luận và khẳng định lại định nghiã đồng thời cho học sinh ghi vào tập. - Củng cố bằng bảng điền khuyết ghi công thức một số hợp chất, yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là công thức Oxit. +Hoạt động 2: - Ở bài trước các em đã được học về cách lập công thức hoá học, mỗi một chất đều biểu diễn bằng một công thức hoá học, vậy Oxit cũng thế. Các em sẽ tìm hiểu qua phần 2 : Công thức cuả Oxit. - Em nào nhắc lại Oxit tạo bởi mấy nguyên tố ? Trong đó phải có nguyên tố nào ? - Nếu đặt M thay cho ký hiệu cuả nguyên tố (khác Oxi) thì công thức Oxit sẽ có dạng: M x O y (Ký hiệu Oxi luôn viết sau) - Vậy làm thế nào để xác định giá trị cuả x và y ? Nêu qui tắc hoá trị (đối với hợp chất gồm hai nguyên tố) - Nếu hoá tri cuả M là n (Oxi hoá trị II) em nào lập biểu thức liên hệ giữa x, y và hoá trị cuả M (n) và O (II) ? - Suy ra tỉ lệ = ? - Giáo viên kết luận : để lập công thức hoá học cuả Oxit các em chỉ cần “Tối giản hoá trị (nếu được) rồi đánh chéo thành chỉ số” - Để củng cố giáo viên cho học sinh từng nhóm thiết lập công thức hoá học cuả Oxit tạo bởi Al, Fe (II), P (V), Na, S (VI). +Hoạt động 3: - Giáo viên thông báo cho học sinh biết Oxit được chia thành hai loại chính là Oxit axit và Oxit bazơ. - Giáo viên lấy ví dụ (sách giáo khoa) để giới thiệu : Oxit axit ® Axit tương ứng Oxit bazơ ® Bazơ tương ứng - Giáo viên chú ý cho học sinh : Oxit axit thường là Oxit phi kim. OXit bazơ thường là Oxit kim loại. +Hoạt động 4: Mỗi một chất đều có tên gọi (ít nhất 1 tên). Oxit cũng thế, mỗi Oxit cũng phải có tên gọi. Vậy nguyên tắc chung để gọi tên Oxit như thế nào ? - Em nào cho vài ví dụ về công thức cuả Oxit mà em biết ? Hãy đọc tên các Oxit đó - Trong các tên gọi trên có điểm gì giống nhau ? - Giáo viên đưa ra nguyên tắc gọi tên Oxit. - Giáo viên giới thiệu công thức cuả một số Oxit (Fe2O3 , MgO , P2O5 , SO3 , …) yêu cầu các nhóm thảo luận để đọc tên các oxit đó. - Đối với Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách đọc tên khác. Trước tiên các em phải nhớ các tiền tố chỉ số nguyên tử : 1: mono , 2: đi, 3: tri, 4: tetra, 5: penta - Giáo viên thông báo cách gọi tên Oxit axit. Cho vài ví dụ và hướng dẫn học sinh gọi tên. - Giáo viên giới thiệu thêm vài công thức Oxit axit cho học sinh thảo luận cách đọc tên. - Cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi cuả giáo viên. - Có hai nguyên tố, một trong hai nguyên tố là Oxi. - Từng nhóm trả lời. - Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra kết luận (ghi vào phim trong hay bảng phụ). Giáo viên kiểm tra và kết luận. - 2 nguyên tố - Oxi. - Dưạ vào hoá trị cuả M và O và áp dụng qui tắc hoá trị. - Phát biểu qui tắc hoá trị. - Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả : n . x = II . y Þ = =phân số tối giản - Các nhóm ghi kết quả vào phim trong, giáo viên kiểm tra và chấm điểm nếu cần. - Học sinh đọc k/n sách giáo khoa. - Học sinh chỉ ra đâu là Oxit axit, oxit bazơ từ các ví dụ cuả giáo viên. - SO2 , P2O5 , Fe3O4 , CO2 , H2O , … - Học sinh đọc tên các chất trên (đã biết qua bài tính chất hoá học cuả Oxi) - Các nhóm ghi tên gọi vào phim trong. - Học sinh thảo luận nhóm, đại diện mỗi nhóm gọi tên các Oxit đã cho. I/-Định nghiã Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là Oxi. II/-Công thức Công thức tổng quát : M x O y Ví dụ : III II Al2 O3 ® Al2O3 tối giản chỉ số IV II C O CO2 III/-Phân loại Oxit được chia làm hai loại chính : 1)-Oxit axit Thường là oxit cuả phi kim và tương ứng với một axit. Ví dụ : P2O5 , SO2 , … 2)-Oxit bazơ Là oxit cuả kim loại và tương ứng với một bazơ. Ví dụ : Na2O , Fe2O3 , … IV/-Cách gọi tên Tên Oxit = Tên nguyên tố (kèm theo hoá trị đối với nguyên tố có nhiều hoá trị) + Oxit. Ví dụ : Na2O : natri oxit SO2 : lưu huỳnh (IV) oxit. Tên Oxit axit = tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit Ví dụ : P2O5 : điphotpho pentaoxit SO3 :lưu huỳnh trioxit. D-CỦNG CỐ + Dùng bảng điền khuyết (chỉ ra công thức oxit, oxit axit, oxit bazơ và gọi tên) + Bài tập 2a, 2b sách giáo khoa. E-DẶN DÒ + Học kỹ bài. + Làm bài tập 1 ® 5 /trang 91 sách giáo khoa. + Xem trước bài : “ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY. KYÙ DUEÄT TUAÀN 20 Ngaøy … thaùng … naêm 2008 Tuần 21 Tiết 41 Bài27 ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI PHẢN ỨNG PHÂN HỦY A-MỤC TIÊU + Học sinh biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao) và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp (cho không khí lõng bay hơi hoặc điện phân nước). + Học sinh biết phản ứng phân hủy và so sánh với phản ứng hoá hợp. + Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích tại sao MnO2 được gọi là chất xúc tác ? B-CHUẨN BỊ 1)- Phượng pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 2)- Đồ dùng dạy học + Phiếu học tập. + Hoá cụ, hoá chất điều chế oxi từ KMnO4 . + Bảng phụ. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Oxit chia làm mấy loại ? Cho hai ví dụ mỗi loại. + Định nghiã, cách gọi tên Oxit. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Oxi tác dụng được với kim loại, phi kim và các hợp chất, đồng thời oxi cũng có rất nhiều ứng dụng như chúng ta đã tìm hiểu. Vậy muốn có Oxi chúng ta phải làm sao? Bài học hôm nay sẽ gíup chúng ta biết được một số phương pháp điều chế khí Oxi. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm điều chê`1 oxi từ KMnO4. - Yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết cách thu khí oxi, và thử tính chất cuả khí sinh ra từ đó kết luận là khí oxi. - Dưạ vào tính chất nào cuả oxi mà có thể thu khí oxi bằng hai cách ? - Thông báo ngoài KMnO4 có thể điều chế oxi từ KClO3. - Giáo viên đặt vấn đề yêu cầu học sinh thảo luận nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là gì ? - Hướng dẫn học sinh ghi sản phẩm cuả phản ứng. +Hoạt động 2: - Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh thảo luận để thấy được sự khác biệt về nguyên liệu, sản lượng và giá thành khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và sản xuất oxi trong công nghiệp. - Từ đó giới thiệu cho học sinh biết nguyên liệu để sản xuất oxi trong công nghiệp là nước và không khí. - Giáo viên hướng dẫn khi điện phân nước thu được hai chất khí riêng biệt là hiđro và oxi. +Hoạt động 3: Dùng bảng phụ điền khuyết như trang 93/sách giáo khoa. - Những phản ứng trên gọi là phản ứng hoá hợp được không? Tại sao? - Từ đó dẫn đến định nghiã phản ứng phân hủy. - Học sinh xem hình vẽ sơ đồ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. - Tiến hành điều chế oxi và thu vào hai lọ bằng hai cách. - Học sinh thảo luận. - Học sinh thảo luận. - Học sinh cân bằng phương trình hoá học. - Học sinh tóm tắt cách sản xuất oxi trong công nghiệp từ không khí, từ nước. - Học sinh lập phương trình hoá học điện phân nước. - Học sinh thảo luận và điền vào phần chừa trống. - Yêu cầu học sinh phát biểu định nghiã phản ứng hoá hợp và thảo luận. - So sánh sự khác biệt cuả hai phản ứng hoá hợp và phân hủy. I/-Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 1)-Nguyên liệu Đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 , KClO3 , … 2)-Phương trình hoá học to to 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2­ 2 KClO3 ® 2 KCl + 3 O2­ 3)-Thu khí Oxi Người ta thu khí oxi bằng hai cách : đẩy nước, đẩy không khí. II/-Sản xuất Oxi trong công nghiệp Nguyên liệu : không khí hoặc nước. 1)-Sản xuất oxi từ không khí 2)-Sản xuất oxi từ nước (sách giáo khoa) điện phân 2 H2O 2 H2­ + O2­ III/-Phản ứng phân hủy Là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. to Ví dụ : CaCO3 ® Ca O + CO2 ­ D-CỦNG CỐ Củng cố từng phần E-DẶN DÒ + Học bài + Làm bài tập trang 67 sách giáo khoa. + Xem trước bài : “KHÔNG KHÍ & SỰ CHÁY” Tiết 42 Bài28 KHÔNG KHÍ & SỰ CHÁY A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức + Yêu cầu HS biết không khí là hỗn hợp cuả nhiều chất khí. Thành phần cuả không khí theo thể tích gồm : 78% nitơ, 21% oxi, 1% các chất khí khác. + Học sinh hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm. 2)- Kỹ năng Học sinh tính toán được thể tích oxi, thể tích không khí khi giải các bài toán bằng cách lập phương trình hoá học. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Photpho đỏ, ống thủy tinh hình trụ, thià sắt có nút cao su, chậu thủy tinh, đèn cồn. + Tranh vẽ ảnh, tư liệu về tình hình ô nhiễ

File đính kèm:

  • docChuong IV.doc
Giáo án liên quan