Bài giảng Tuần 2 bài 2. chất (tiếp) tiết 3

- Phân biệt được chất và hỗn hợp. Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác ( chất tinh khiết ), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn.

 - Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp.

 2. Kỹ năng:

 - Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý ( lắng, gạn, lọc, làm bay hơi, ).

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 bài 2. chất (tiếp) tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 BÀI 2. CHẤT (T.T) Tiết 3 I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được chất và hỗn hợp. Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác ( chất tinh khiết ), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn. - Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp. 2. Kỹ năng: - Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý ( lắng, gạn, lọc, làm bay hơi,… ). - Rèn kỹ năng quan sát, tìm đọc qua hiện tượng hình vẽ . - Sử dụng ngôn ngữ chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp. 3. Thái độ: - Có kiến thức sử dụng tính chất của chất vào cuộc sống. II/. Phương pháp: - Diễn giảng, kết hợp, hỏi đáp, gợi mở. III/. Phương tiện: - GV: .Tranh vẽ H1.3, H1.4,H1.5. .Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, chén sứ, đèn cồn. .Hoá chất: Muối ăn, chai nước khoáng, ống nước cất. - HS: Chai nước khoáng, muối ăn. IV/. Tiến trình bày giảng: TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. -Kiểm tra bài cũ: 2. Mở bài: Hoạt động 1: + Chất có ở đâu? Nêu tính chất của chất? +HS làm bài tập 1,2 SGK trang 11 -HS đã phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định, hôm nay ta sẽ rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp. Học sinh trả lời và giải bài tập Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Mục tiêu: - HS phân biệt được hỗn hợp và chất tinh khiết, cách tách chất. 15/ III/. Chất tinh khiết: 1. Hỗn hợp: - Gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. - Có tính chất thay đổi. 2. Chất tinh khiết: - Không có lẫn chất nào khác. - Có tính chất nhất định. H 1.4 Chưng cất nước tự nhiên. a). Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục III.1, quan sát chai nước khoáng, nước cất, thảo luận trả lời: + Hãy nêu thành phần các chất có trong nước khoáng ? + Nước khoáng là nguồn nước có trong tự nhiên. Hãy kể các nguồn nước khác trong tự nhiên? + Nước tự nhiên là hỗn hợp, vậy hỗn hợp là gì? + Tính chất của các hỗn hợp như thế nào? - GV: Nước sông, nước biển, nước suối,… đều là những hỗn hợp nhưng chúng đều có thành phần chung là nước, vậy có cách nào tách được nước ra khỏi nước tự nhiên à phải dùng phương pháp chưng cất nước. - GV: yêu cầu HS đọc 1 SGK, quan sát H 1.4. - GV mô tả quá trình chưng cất nước, cho HS nhớ lại hiện tượng những giọt nước đọng trên nắp ấm đun nước. + Nước thu được sau khi cất gọi là gì? + Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết + Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. b). Tiểu kết: - Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn. - Nước cất là chất tinh khiết. -HS đọc 1 mục III.1 quan sát nước khoáng, nước cất, thảo luận. + Nước biển, sông, giếng, ao, hồ. + Gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn. + Có tính chất thay đổi. + Nước lỏng à hơi nước chuyển qua ống sinh hàn, ngưng tụ à nước lỏng à nước cất. - HS đọc 1 SGK, quan sát H 1.4. - HS nghe giảng và nhận xét. + Nước cất. + Không có lẫn chất khác. + Chất tinh khiết. - Hs tự rút ra kết luận. Hoạt động 3: Mục tiêu: HS biết cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. 18/ IV/. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. 1. Thí nghiệm: - Cho muối ăn vào nước, đun sôi à nước bay hơi, còn lại là muối. 2. Tách chất: - Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. a). Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 SGK, quan sát H1.5 a,b,c - GV hướng dẫn HS cách tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối. + Dựa vào tính chất nào của chất ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp ? + Hãy mô tả thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối? -HS đọc 1 quan sát H 1.5 + Muối tính (NACL), hoà tan thành dung dịch trong suốtà đunà bay hơià muối tinh. 5’ 4. Củng cố – đánh giá: -Hỗn hợp là gì ? Thế nào là chất tinh khiết? -Dựa vào tính chất của chất nào ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp? -Hãy tách hỗn hợp : sắt – lưu huỳnh? Học sinh trả lời câu hỏi Học sinh: Thảo luận nhóm giải bài tập, học sinh các nhóm nhận xét và hoàn thành vào tập sau khi giáo viên sửa sai 2’ Dặn dò: -Học bài, làm bài tập 7,8 SGK trang 12. -Xem bài mới: “Bài thực hành 1”. -Mỗi tổ đem : Parafin, muối ăn, cát, chậu nước. Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

File đính kèm:

  • docTIET 3 HOA 8.doc
Giáo án liên quan