HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Nắm được một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của các chất
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 tính chất nóng chảy của chất – tách chất ra khỏi hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 Bài 3 BÀI THỰC HÀNH 1 :
Tuần 2
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT – TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Nắm được một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của các chất
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp
B. Chuẩn bị dụng cụ :
Mỗi nhóm gồm :
+ Dụng cụ : 1 ống nghiệm 1 kẹp gỗ, 1 phễu thuỷ tinh, 1 ống nghiệm có nhánh, 1 ống dẫn khí, 1 ống nhỏ giọt, 1 giá thuỷ tinh, 1 đèn cồn
+ Hoá chất : 1 lọ lưu huỳnh, 1 lọ parafin, 1 lọ muối ăn, 1 lọ cát
C. Tiến trình thực hành :
1. Mở bài : 1’
Làm thế nào xác định được nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất và làm thế nào để tách một chất ra khỏi hỗn hợp và cách sử dụng dụng cụ như thế nào cho an toàn ? Ta cùng tìm hiểu bài 3 .
2. Phát triển bài : 38’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4’
4’
10’
20’
I. Một số qui tắc an toàn :
( SGK trang 154 )
II. Cách sử dụng hoá chất :
( SGK trang 154 )
III. Hướng dẫn sử dụng một số dụng cụ đơn giản :
IV. Tiến hành thí nghiệm :
- Thí ngiệm 1 :
+ Nhiệt độ nóng chảy của parafin : 42oC ; nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh : 113oC
- Thí nghiệm 2 :
+ Khuấy đều hỗn hợp
+ Dùng giấy lọc tách cát
+ Hơ nóng dung dịch để tách muối
- Yêu cầu hs đọc SGK trang 145 phần : Một số qui tắc an toàn
- Cho hs ghi vào tập 4 qui tắc an toàn
- Gọi tiếp 1 hs đọc tiếp 3 cách sử dụng hoá chất trong phòng thí nghiệm
- Lần lượt giới thiệu : Tên, cách sử dụng 1 số dụng cụ đơn giản
- Gọi 1 hs nêu mục đích của thí nghiệm 1 và 2
- Sửa chữa - Kết luận
- Giới thiệu 1 số thao tác chính trong 2 thí nghiệm :
+ Thí nghiệm 1 : Đặt đứng ống nghiệm và nhiệt kế, khi nước sôi ta ngừng đun
+ Thí nghiệm 2 : Khuấy đều hỗn hợp cách xếp giấy lọc, chỉ đun phần nước lọc
- Yêu cầu các nhóm tiến hành
- Gọi các nhóm lần lượt báo caó kết quả
- Sửa chữa - kết luận
- HS đọc SGK nắm được 4 qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
- Học sinh đọc SGK nắm được 3 cách sử dụng hoá chất và ghi vào tập
- Chú ý các thao tác sử dụng dụng cụ
- Các nhóm cùng nhận xét, bổ sung
- Chú ý các thao tác
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi nhận kết quả
- Các nhóm cùng trao đổi, bổ sung
3. Viết tường trình thí nghiệm ( theo mẫu )
TT
Mục đích thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Kết quả thí nghiệm
4. Nhận xét đánh giá : 5’
- Tuyên dương và nhắc nhở các nhóm
- Rửa dụng cụ và vệ sinh phòng học
5. Dặn dò : 1’
- Hoàn thành bảng tường trình tiết sau nộp lại cho GVBM
- Chuẩn bị trước bài 4
File đính kèm:
- Tiết 4 Bài 3 BÀI THỰC HÀNH 1.doc