Bài giảng Tuần : 22 tiết : 41 bài 27: điều chế khí oxi và Phản ứng phân hủy

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh

 1.Kiến thức: Biết được

- Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp . Hai cách thu khí oxi trong PTN

- Khái niệm phản ứng phân huỷ

 2.Kĩ năng:

- Viết được PT điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4

- Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 22 tiết : 41 bài 27: điều chế khí oxi và Phản ứng phân hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 Tiết : 41 Bài 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HỦY Ngày soạn: 19/1/2013 Ngày dạy : 21/1/2013 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh 1.Kiến thức: Biết được Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp . Hai cách thu khí oxi trong PTN Khái niệm phản ứng phân huỷ 2.Kĩ năng: Viết được PT điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân huỷ hay hoá hợp 3.Thái độ: Yêu thích bộ môn II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Cách điều chế oxi trong PTN và CN Phản ứng phân huỷ III. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Hóa chất Dụng cụ -KMnO4 -KClO3 -MnO2 -Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm, - Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất. -Diêm, que đóm, bông. - Bảng phụ ghi sẵn các bài tập Học sinh :Học bài và chuẩn bị bài mới . . 2.Phương pháp : Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp tái hiện ... IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Oån định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ’: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ? Phản ứng hóa hợp là gì ? Cho biết trong các phản ứng sau , phản ứng nào là phản ứng hóa hợp .Vì sao ? 2Cu + O2 2 CuO CaCO3 CaO + CO2  2Mg + O2 2MgO 2KMn O4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2P + 5O2 2P2O5 2H2 + O2 2H2O ? Thế nào gọi là sự oxi hóa ? Trong các phản ứng hóa học trên phản ứng nào xảy ra sự oxi hóa ? HS1 : - Định nghĩa - Phản ứng hoá hợp là : a, c, e, f - HS2 : - Định nghĩa -Phản ứng a, c, e, f 3.Bài giảng : Như vậy chúng ta đã thấy .Các sản phẩm tạo thành trong 4 phản ứng trên đều là hợp chất của oxi , người ta gọi nó là oxít .Vậy ! oxít là gì ? Có mấy loại oxít CTHH của oxít bao gồm những thành phần nào cách gọi tên oxít như thế nào ? Đó là nội dung của bài học hôm nay . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế oxit trong phòng thí nghiệm. -Theo em những hợp chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? -Hãy kể 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu tạo có nguyên tố oxi ? -Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có nhiều nguyên tử oxi ? -Trong các giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ? -Những chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như : KMnO4, KClO3 à được chọn làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92. -GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử chất khí bay ra bằng que đóm có tàn than hồng. +Tại sao que đóm bùng cháy khi đưa vào miệng ống nghiệm đang đun nóng ?+HD HS viết phương trình hóa học. -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1b SGK/ 92. -Biểu diễn thí nghiệm đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2 trong ống nghiệm. + MnO2 làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn à vậy MnO2 có vai trò gì ? + Viết phương trình hóa học? - Yêu cầu HS nhắc lại tính chất vật lý của oxi. à Vì vậy ta có thể thu oxi bằng 2 cách: +Đẩy nước. +Đẩy không khí. -Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm à Biểu diễn thí nghiệm thu khí oxi. - Theo em tại sao khi làm thí nghiệm phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi tập trung đun ở đáy ống nghiệm? - Tại sao khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm ? -Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, tại sao phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình ? - Theo em làm cách nào để biết được ta đã thu đầy khí oxi vào bình ? -Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý điều gì ? => Qua các thí nghiệm trên em có thể rút ra được kết luận gì ? - Những hợp chất làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là những hợp chất có nguyên tố oxi. -SO2 , P2O5 , Fe3O4 , CaO , KClO3, KMnO4, … -Những hợp chất có nhiều nguyên tử oxi: P2O5 , Fe3O4 , KClO3, KMnO4, à hợp chất giàu oxi. - Trong các giàu oxi, chất kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4 -1-2 HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92 à làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp. + Vì khí oxi duy trì sự sống và sự cháy nên làm cho que đóm còn tàn than hồng bùng cháy. +Phương trình hóa học: t0 KMnO4 à Chất rắn + O2 (KMnO4 và MnO2) -Đọc thí nghiệm 1b SGK/ 92 à Ghi nhớ cách tiến hành thí nghiệm. -Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và nhận xét: khi đun nóng KClO3 à O2 + MnO2 đóng vai trò là chất xúc tác. + Phương trình hóa học: t0 2 KClO3 à 2 KCl + 3 O2 -Oxi là chất khí tan ít trong nước và nặng hơn không khí. -Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV để trả lời các câu hỏi: - Khi làm thí nghiệm phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi tập trung đun ở đáy ống nghiệm để ống nghiệm nóng đều à không bị vỡ. à Khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm để tránh thuốc tím theo ống dẫn khí thoát ra ngoài. à Vì khí oxi nặng hơn không khí nên khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình. - Để biết được khí oxi trong bình đã đầy ta dùng que đóm đặt trên miệng ống nghiệm. - Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý: rút ống dẫn khí ra khỏi chậu trước khi tắt đèn cồn. - Đại diện HS kết luận: I. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. 1. Thí nghiệm: SGK/ 92 2. Kết luận: KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2 KClO3 2 KCl + 3 O2 -Có 2 cách thu khí oxi: + Đẩy nước. + Đẩy không khí. Hoạt động2:Tìm hiểu phản ứng phân hủy -Yêu cầu HS hoàn thành bảng SGK/ 93. - Yêu cầu HS trình bày kết quả và nhận xét. ? Các phản ứng trong bảng trên có đặc điểm gì giống nhau ? à Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng phân hủy. Vậy phản ứng phân huỷ là phản ứng như thế nào ? -Hãy cho ví dụ và giải thích ? -Hãy so sánh phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy à Tìm đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại phản ứng trên ? -Trao đổi nhóm hoàn thành bảng SGK/ 93 -Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả và bổ sung. -Các phản ứng trong bảng trên đều có 1 chất tham gia phản ứng. -Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. PƯHHợp PƯPHủy Chất t.gia Nhiều 1 Sản phẩm 1 Nhiều à Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy trái ngược nhau. III. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1.Củng cố: Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc phần đóng khung trong SGK . nhắc lại cách sản xuất oxi trong PTN, trong công nghiệp? Thế nào là pứ phân huỷ ? Bài tập : Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu đươc sau phản ứng là 3,36 lít (đktc) ? Bài toán cho biết gì ? tìm gì ? ? Trình bày cách tính khối lượng KClO3 Tính số mol Oxi Tính số mol KClO3 Tính khối lượng KClO3 2.Dặn dò : - Học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk trang 94 Chuẩn bị bài mới : không khí và sự cháy + Thành phần không khí + Không khí ô nhiễm thì gây tác hại gì ? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành . + Sưu tầm một số hình ảnh ô nhiễm không khí .

File đính kèm:

  • doctiết 41. điều chế oxi, phản ứng phân hủy.doc
Giáo án liên quan