I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh
1.Kiến thức: Biết được
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy , cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách có hiệu quả nhất .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 23 tiết : 43 bài 28: không khí - Sự cháy ( tiết hai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23
Tiết : 43
Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY ( t2)
Ngày soạn: 15/01/2011
Ngày dạy : 17/1/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh
1.Kiến thức: Biết được
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy , cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách có hiệu quả nhất .
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát , tìm hiểu các hiện tượng thực tế ,
- Phân biệt sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng trong đời sống sản xuất.
3.Thái độ: Yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy
Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt đám cháy.
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:
Các phiếu học tập, các tranh ảnh về sự cháy, sự oxi hóa chậm
Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập .
Học sinh :Học bài và chuẩn bị bài mới . .
2.Phương pháp : :Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp tái hiện , trực quan quan sát thí nghiệm
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ
?Em hãy nêu thành phần của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành ?
3.Bài giảng :
Chúng ta đã nghiên cứu về thành phần theo thể tích của không khí. Khi nói đến không khí, không thể bỏ qua sự cháy và sự oxi hoá chậm, đó là hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi. Sự cháy và sự oxi hoá là gì ? tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm.
? em hãy nhắc lại thế nào là sự oxi hoá 1 chất ?
? em hãy lấy 1 ví dụ về sự oxi hoá một chất mà các em đã được học ?
? S, P, Fe cháy trong khí oxi có những hiện tượng nào?
? Hằng ngày các em nấu cơm bằng củi, khi củi cháy có phải là sự oxi hoá không ? tại sao ?
? Khi củi cháy có những hiện tượng nào ?
Gv: Những hiện tượng trên gọi là sự cháy.
? Vậy, thế nào sà sự cháy ?
Gv: Kết luận và ghi bảng
? Em cho ví dụ khác về sự cháy ? (gợi ý cho học sinh thấy hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng là sự cháy)
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn va trả lời câu hỏi sau :
? Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi có gì giống và khác nhau ?
? Tại sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong không khí ?
+Gv gợi ý:
? thành phần của oxi trong không khí.
?Thể tích khí oxi trong không khí.
-Gv chốt lại kiến thức.
Gv:Yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ làm bằng sắt, thép, gang ... ?
? Những đồ dùng trên để lâu trong tự nhiên mà bảo quản không tốt sẽ sinh ra hiện tượng gì ?
? Tại sao các đồ vật bị gỉ ? trong không khí có chất khí nào làm cho đồ vật bị oxi hóa ?
Gv: Trong quá trình sắt bị gỉ còn kèm theo hiện tượng toả nhiệt, do lượng nhiệt toả ra ít nên ta không cảm nhận được.
Gv: Năng lượng để duy trì hoatï động sống của chúng ta được sinh ra từ sự oxi hoá chậm liên tục các chất hữu cơ trong cơ thể.
? trong quá trình oxi hoá các chất hữu cơ tạo ra năng lượng còn kèm theo hiện tượng nào ?
Gv: Hai hiện tượng trên gọi là sự oxi hoá chậmà Vậy, thế nào là sự oxi hoá chậm ?
Gv: Kết luận và ghi bảng.
? Em cho ví dụ về sự oxi hoá chậm.
Gv: Bổ sung “về sự tự bốc cháy”
Ví dụ: Phốt pho trong cơ thể người chết bị oxi hoá lâu ngày, khi gặp điều kiện thuận lợi thoát khỏi mặt đất và bốc cháy tạo thành hiện tượng ma trơi.
Gv: vì vậy trong các nhà máy, người ta không được chất giẻ lau máy dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy
Gv: phát phiếu học tập HS thảo luận câu hỏi sau:
“? Sự cháy và sự oxi hoá chậm giống và khác nhau như thế nào ?”
HS nhắc lại
à S,P,Fe, CH4 +O2
à Phát sáng và toả nhiệt.
à Phải. Vì củi cháy được là phải tác dụng với oxi.
àPhát sáng và toả nhiệt.
- HS trả lời.
- HS ghi bài
- Ga cháy, nến cháy
- HS thảo luận theo bàn trả lời:
+ Giống: sự oxi hoá
+ khác: toả nhiệt và phát sáng
- Trong không khí 4/5 là khí ni tơ, một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ.
àCuốc, dao, cửa sổ…
à Nếu để lâu trong không khí sẽ bị gỉ…
- Trong không khí có oxi
-HS nghe
- HS nghe
- toả nhiệt
- HS trả lời.
- HS ghi bảng.
- Rác chất thành đống bị mục.
- HS nghe và ghi vào vở
- HS lưu ý
- HS thảo luận vào phiếu học tập và đại diện trả lời.
- giống nhau: đều là sự oxh, có toả nhiệt
- khác nhau:
+sự cháy có phát sáng
+ sự oxh chậm không phát sáng
II. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HOÁ CHẬM.
1. Sự cháy:
là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: nến cháy, S,P, Fe… cháy trong khí oxi
2. Sự oxi hoá chậm:
là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Ví dụ: gang, sắt, thép để lâu ngày trong không khí bị gỉ.
Chú ý: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, gọi là sự tự bộc cháy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy
? Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng tự bốc cháy không ? vì sao ?
? muốn cháy được phải có điều kiện gì ?
Gv: Dùng bậc lửa đốt một que tăm và một thanh củi lớn ? vì sao que tăm cháy được mà thanh củi chưa cháy?
? Đối với bếp than, nếu ta đóng của lò, có hiện tượng gì xảy ra ? vì sao ?
? Trước khi nhúm bếp ta phải lấy bớt lớp tro đầy trong bếp và sắp xếp củi thành từng lớp nhằm mục đích gì ?
?Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?
Gv: kết luận và ghi bảng
? Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, ngưòi ta thường dùng những biện pháp nào ? Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó ?
? Vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào ?
GV: kết luận
Hs vận dụng kiến thức quan sát thực tế và trả lời câu hỏi:
- không tự cháy
-đốt cháy(cung cấp nhiệt độ )
à Thanh củi chưa tới nhiệt độ cháy.
- than sẽ cháy chậm,và có thể tắt vì thiếu oxi
à tăng diện tích tiếp xúc với khí oxi.
- HS trả lời
- HS ghi bài.
- Ngưòi ta thực hiện:
+ Phun nước:hạ nhiệt độ
+ phun khí CO2, trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa để ngăn cách vật cháy với không khí.
- HS trả lời
- HS ghi bài…
III. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ DẬP TẮT ĐÁM CHÁY
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải có đủ oxi cho sự cháy
2. Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- cách li chất cháy với oxi.
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Củng cố : Gv yêu cầu HS đọc phần đóng khung trong SGK
Bài 1: Đâu là sự cháy, sự oxi hoá chậm
Các hiện tượng
Sự cháy
Sự oxi hoá chậm
A. C cháy trong oxi tạo ra khí CO2
B. Đống rác để lâu ngày bị mục
C. Ngọn đèn cồn cháy trong kk rất sáng
D. Con dao để ngoài trời lâu ngày bị gỉ.
E. Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu
X
X
X
X
X
Bài 2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao ?
( vì xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nỗi lên vẫn cháy, có thể làm đám cháy lan rộng . thường trùm vải dầy hoặc cát phủ lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với không khí – đó là một trong hai biện pháp để dập tắt sự cháy.)
Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 3, 4, 5, 6 trang 99 SGK và 28.3 trang 35 SGK
-Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương V tiết sau ôn tập.
. Thông tin bổ sung:
14h chiều 12/5, một ngọn lửa bốc cao 20m đã thiêu rụi tồn bộ nhà kho với hàng trăm phi hĩa chất ở phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP HCM. Một người bị bỏng nặng.
File đính kèm:
- tiết 43 . không khí và sự cháy 2.doc