1.Kiến thức:
- Tính chấtcủa hidro : tính chất vật lí và tính chất hóa học
- Ứng dụng và điều chế hidro, cách thu khí . . .
- Khái niệm phản ứng oxi hóa khử- đặc điểm nhận dạng phản ứng.
- Khái niệm về phản thế – Đặc điểm nhận dạng chúng.
2.Kĩ năng:
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tuần : 27 tiết : 51 bài 34: bài luyện tập 06, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27
Tiết : 51
Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6
Ngày soạn: 26/2/2011
Ngày dạy : 28/2/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh :
1.Kiến thức:
Tính chấtcủa hidro : tính chất vật lí và tính chất hóa học
Ứng dụng và điều chế hidro, cách thu khí . . .
Khái niệm phản ứng oxi hóa khử- đặc điểm nhận dạng phản ứng.
Khái niệm về phản thế – Đặc điểm nhận dạng chúng.
2.Kĩ năng:
Tiếp tục rèn kĩ năng viết PTHH, kĩ năng phân biệt các loại phản ứng hoá học
Củng cố các bài tập tính theo PTHH
3.Thái độ: Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn.
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Củng cố các bài tập tính theo PTHH
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:máy chiếu , bảng phụ
Học sinh : Chuẩn bị trước bài,ô n lại các kiến thức
2.Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm nhỏ…
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :1’
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài giảng 1:’
Những tiết vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về nguyên tố hiđrô. Để hệ thống lại những kiến thức trọng tâm đã học và giải quyết một số bài tập. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài Luyện tập. .
Đ
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Oân lại kiến thức cần nhớ của chương II( 10’)
Gv chiếu lần lượt các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời .
?Khí H2 có những tính chất hoá học như thế nào?
-GV chiếu bài tập 1 trang 118 và yêu cầu Hs độc lập làm trong vòng 3’ và hoàn thành .
GV chiếu hệ thống câu hỏi và yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học trả lời được:
?Có mấy cách thu khí H2.
?Tại sao ta có thể thu được H2 bằng cách đẩy nước.
?Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 sẽ có hiện tượng gì.
? Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro như thế nào?
-GV chiếu bài tập 3 trang 119 và yêu cầu HS trả lời .
-GV chiếu hệ trò chơi tìm ô chữ HS sử dụng kiến thức đã học trả lời được
?Kể tên các loại phản ứng đã học.
?Thế nào là phản ứng thế, cho ví dụ.
?Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử, cho ví dụ.
? Thế nào là chất khử , thế nào là chất oxi hóa ?
Bài tập: Các phản ứng sau bài 1 thuộc loại phản ứng gì?
-GV yêu cầu HS làm bài tập 5 a và 5b SGK / 119
I . Kiến thức cần nhớ
1. Tính chất của hidro
+Có tính khử.
+Dễ: phản ứng với : Oxi (đơn chất) .
Oxi (hợp chất) .
Bài tập 1
1) 2H2 + O22H2O + Q.
2) 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
3) 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O
4) H2 + PbO Pb + H2O
2. Cách thu khí :
à Có 2 cách thu :đẩy nước và đẩy không khí.
àVì H2 tan rất ít trong nước.
à-Hỗn hợp H2 và O2 cháy gây ra tiếng nổ.
à Bằng dd axit Clohidric hoặc axít sunfuric lõang tác dụng với kim loại.
Bài tập 3 : c
3. Các loại phản ứng :
+Phản ứng : hóa hợp, phân huỷ, oxi hoá – khử và thế.
+ Phản ứng thế : là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất , trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất .
Ví dụ
+ Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa .
Bài tập : Tất cả đều là phản ứng oxi hóa khử
Ngoài ra :
a còn là phản ứng hóa hợp
b, c , d là phản ứng thế .
Bài tập 5 :
a. PTHH :
H2 + CuO à Cu + H2O
3H2 + Fe2O3 à 2 Fe +3 H2O
b. Hidro là chất khử vì nó chiếm oxi của CuO và Fe2O3 và CuO và Fe2O3 là chất oxi hóa vì nó nhường oxi cho hidro
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
Gv chiếu đề bài tập sau và yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 2’ hoàn thành bài tập :
+ nhóm 1 và 3 : Câu a,e và c,
+ Nhóm 2 và 4 : Câu b, e và d
Bài 4/ 119 : lập PTHH của các phản ứng sau:
Cacbonđioxit + nước --> axít cacbonic (H2CO3)
Lưuhùynhđioxít + nước --> Axit Sunfurơ (H2SO3 )
Kẽm + axitClohidric --> kẽmClorua + hidro
Điphotpho Pentaoxít + nước à axít photpho ric (H3PO4)
Chì(II) oxit + hidro à Chì + nước
?Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại nào ?
-Gv chiếu đề bài tập 2 và yêu cầu HS làm theo bảng sau :
Cách thử
O2
Không khí
H2
Que đóm cháy.
Ngọn lửa bùng cháy
Bình thường
Lửa màu xanh nhạt.
? Còn cách nào khác nhận biết 3 chất trên ?
Bài tập 2: Dẫn 2,24 (l )khí H2 (ở đktc ) vào một ống nghiệm có chứa 12 gam CuO đã nung tới nhiệt độ thích hợp . Kết thúc phản ứng trong ống nghiệm còn lại a gam chất rắn.
Viết PT phản ứng.
Tính khối lượng nước tạo thành sau pứ trên.
Tính a ?
? Gọi 1 HS nêu cách giải bài toán ?
? Gọi 1 HS nhắc lại các bước tính theo PTHH ?
Chú ý: lấy số mol / hệ số phân tử.
? Gọi 1 HS giải và cho HS làm vào vở và gọi 1 số vở chấm điểm ?
II. Luyện tập
Bài tập 4/119
Bài giải:
CO2 + H2O à H2CO3 à phản ứng hóa hợp
SO2 + H2 O à H2SO3 à phản ứng hóa hợp
Zn + HCl à ZnCl2 + H2
à phản ứng thế
P2O5 + H2O à H3PO4à phản ứng hóa hợp
PbO + H2 à Pb + H2O
à phản ứng oxi hóa khử và phản ứng thế
Bài 2 /118:
- Dùng một lượng nhỏ các chất thí nghiệm
-Dùng que đóm cháy lần lượt vào 3 lọ
+ Lọ nào làm que đóm cháy sáng hơn à lọ đựng khí oxi
+ Lọ cháy bình thường à Không khí
+Lọ cháy à màu xanh nhạt: H2.
à HS trả lời đúng cho điểm .
Bài giải:
-Số mol của các chất theo đề bài.
- PTHH :
H2 + CuO Cu+ H2O.
Pt 1 mol 1 mol 1 mol 1 mol Trước: 0.1 mol 0.15 mol
Pu : 0.1mol 0.1 mol 0.1 mol 0.1
Sau pu 0 mol 0.05 mol
a. Khối lượng nước tạo thành là:
m = n * M = 0.1 * 18 = 1.8 g
b.Ta có chât rằn tạo thành sau phản ứng là Cu và CuO dư
Khối lượng CuO là :
m= n * M = 0.1 * 80 = 8 g
Khối lượng Cu dư là :
m = n* M = 0.05 * 64 = 3.2 g
à Khối lượng a là : 8+3.2 = 11.2 g
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1.Củng cố:3’
Giáo hệ thống lại kiến thức của chương.
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 5c/101 sgk
mFe = 2,8 g à mCu = 6-2,8= 3,2gam à số mol của Fe và Cu ;
nFe=2,8/56= 0,05 mol;nCu=3,2/64=0,05mol
Theo PTHH tìm số mol của từng chất à tiùnh khối lượng.
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O;
H2 + CuO Cu + H2O
Vhiđor6 = (3.0,05/2 ).22,4 + 0,05. 22,4 =1,68 + 11,2 = 12,88 lít.
2.Dặn dò :2’
Học bài và làm các bài tập và ôn lại trong sgk tr 118 và 119
Soạn trước bài thực hành theo biểu mẫu sau :
STT
Tên thí nghiệm
Tiến hành
Hiện tượng
PTHH và giải thích.
01
.
Phần phụ lục :
File đính kèm:
- tiet 51.doc