Bài giảng Tuần 30 - Tiết 60. dung dịch

- Học sinh hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà

- Hs hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn

- Rèn kỹ năng pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 30 - Tiết 60. dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 - TIẾT 60. DUNG DỊCH I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà Hs hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn Rèn kỹ năng pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà II. Phương tiện: Hoá chất: 2 gói muối ăn có khối lượng bằng nhau (1 gói muối tinh, 1 gói muối hạt ), dầu thực vật, xăng Dụng cụ: 4 cốc thuỷ tinh, cối, chày sứ, đế đun, lưới, đèn cồn, binh nước, đũa thuỷ tinh, thìa lấy hoá chất, ống hút lấy chất lỏng III. Phương pháp: Nêu vấn đề Quan sát Nghiên cứu sgk IV. Tiến trình bài giảng Gv-Hs Mở bài: Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày, các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có dung dịch đường, dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu® Gv: hướng dẫn hs làm thí nghiệm 1 (sgk) Bảng Tiết 60. Dung dịch I. Dung môi - chất tan – dung dịch Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra Yêu cầu hs quan sát, nhận xét ? Chất tan có bắt buộc là chất rắn không Hs: .... ? Hãy cho vd chất tan là chất lỏng, chất khí Hs: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Cồn 900 tan trong nước Khí oxi tan trong nước Gv: hướng dẫn hs làm thí nghiệm 2: Dùng 2 cốc thuỷ tinh, một cốc cho nước vào khoảng 2ml, một cốc cho xăng. Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào 2 cốc, khuấy nhẹ. Yêu cầu hs quan sát, so sánh hiện tượng, nhận xét 1. Thí nghiệm 1: Hoà tan đường vào nước được dung dịch nước đường 2. Thí nghiệm 2: Hoà tan dầu ăn vào xăng và nước Kết luận: - Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch - Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan Gv: hướng dẫn hs làm thí nghiệm 3: Hs: Dung dịch này vẫn hoà tan thêm đường Gv: Ta có dung dịch chưa bão hoà Gv: yêu cầu hs cho tiếp tục thêm đường khuấy nhẹ cho đến khi đường không tan thêm nữa, nhận xét Hs: Gv: Ta có dung dịch bão hoà. ? Vậy qua thí nghiệm trên, em cho biết thế nào là dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà II. Dung dịch chữa bão hoà, dung dịch bão hoà Thí nghiệm 3: Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ Kết luận: Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan chất tan III. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn Gv: hướng dẫn hs làm thí nghiệm Dùng 2 cốc thuỷ tinh chứa cùng một thể tích nước (2ml), cho một thìa muối vào mỗi cốc: 1 cốc khuấy, 1 cốc không khuấy. Dùng 2 cốc thuỷ tinh chứa cùng một thể tích nước (2ml), cho một thìa muối vào mỗi cốc: 1 cốc đem đun trên ngọn lửa đèn cồn, 1 cốc không đun Dùng 2 cốc thuỷ tinh chứa cùng một thể tích nước (2ml), cho một thìa muối đã nghiền nhỏ vào cốc 1, một thìa muối hạt vào cốc 2 Yêu cầu cả lớp quan sát, nhận xét Hs: thảo luận, đại diện trả lời Củng cố: Bài tập 3, 4 , 5 sgk Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2, hoặc 3 biện pháp: Khuấy dung dịch Đun nóng dung dịch Nghiền nhỏ chất rắn

File đính kèm:

  • doctiet 60. dung dich.doc
Giáo án liên quan