1.Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm độ tan theo khối lượng và thể tích
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chát khí : nhiệt độ, áp suất
2.Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan đề xác định chất tan, chất không tan
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tín tan một số chất cụ thể rắn , lỏng , khí
- Tính được độ tan của một vài chất ở những nhiệt độ xác địn theo số liệu thực ngiệm
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 32 tiết : 61 bài 41: độ tan của một chất trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32
Tiết : 61
BÀI 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
Ngày soạn: 2/04/2011
Ngày dạy : 4/04/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
Khái niệm độ tan theo khối lượng và thể tích
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chát khí : nhiệt độ, áp suất
2.Kĩ năng:
Tra bảng tính tan đề xác định chất tan, chất không tan
Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tín tan một số chất cụ thể rắn , lỏng , khí
Tính được độ tan của một vài chất ở những nhiệt độ xác địn theo số liệu thực ngiệm
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Độ tan của một chất trong nước
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Dụng cụ và hóa chất theo bảng sau chia làm 4 nhóm:
Hóa chất
Dụng cụ ( 4 bộ )
- Nước cất
- Cốc thủy tinh 100 và 250ml
- CaCO3
- Đèn cồn, giá đun , lưới Amiang
-NaCl
- Đũa khuấy.
- Tấm kính, kẹp gỗ
-Bảng phóng to tính tan của một số axit, bazơ, muối.
- Tranh phóng to hình 6.5 và 6.6 : ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí .
Học sinh :Bảng con
2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp ..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :1’
2.Kiểm tra 5’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?Thế nào là dung môi , chất tan , dung dịch ? Lấy ví dụ minh họa?
? Thế nào là dung dịch bảo hòa, dung dịch chưa bão hòa? Làm bài tập số 4 / 138
- Nhận xét và cho điểm
- Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.( có thể là chất rắn , lỏng hoặc khí)
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Học sinh làm bài
3.Bài giảng 2’ :
Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hằng ngày, các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có dung dịch đường, dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì ? các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
.HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất tan và chất không tan (12’)
* GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 , 2 sgk
? Thí nghiệm trên cần những dụng cụ và hóa chất nào
GV phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1,2 sgk
TN 1: lấy vài mẫu CaCO3 vào nước cất, lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc, làm bay hơi.
TN 2: lấy muối ăn hoà tan vào cốc nước, sau đó lấy vài giọi làm bay hơi.
Gv :Chú ý thao tác thí nghiệm cho Hs và yêu cầu Hs cẩn thận , Gv quan tâm đến nhóm Hs yếu
? Yêu cầu HS ghi chép các hiện tượng và rút ra nhận xét ?
? Qua 2 thí nghiệm, ta kết luận được điều gì ?
GV : Tuy nhiên đối với 1 số chất tan thì có chất tan nhiều , có chất tan ít à Dựa vào tính tan chất được chia làm mấy loại?
? Ta vừa làm thí nghiệm và biết muối NaCl tan trong nước, muối CaCO3 lại không tan, còn các muối khác có tính tan trong nước như thế nào ?
GV: Để tìm hiểu tính tan trong nước của các muối, ta xem bảng tính tan trong nước của các axít, bazơ, muối trang 156 sgk
-GV treo bảng tính tan và hướng dẫn Hs cách quan sát tìm CTHH của muối , axít và bazơ , tìm hiểu các kí hiệu và cách tra bảng
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ ( 1 bàn 1 nhóm trả lời các câu hỏi sau:
?Nhận xét tính tan của axít, bazơ ?
?Những muối của kim loại nào, gốc axít nào đều tan hết trong nước ?
?Những muối nào phần lớn đều không tan -Gv yêu cầu HS kết luận
-GV trao bảng phụ bài tập :
Bài tập: viết côg thức của
a) 2 axít tan, một axít không tan.
b) 2 bazơ tan, 1 bazơ không tan.
c) 2 muối tan, 2 muối không tan
- HS đọc thí nghiệm và trả lời câu hỏi
-Các nhóm nhận dụng cụ và hóa chất.
-HS làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV
-Hs ghi chép hiện tượng quan sát được
àCaCO3 không tan và NaCl tan trong nước
-HS trả lời
-HS nghe và tiếp thu kiến thức.
-HS lắng nghe
-HS theo dõi và thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
à Hầu hết các axít đều tan trong nước ( trừ H2SiO3) và phần lớn bazơ không tan.
à Tính tan của muối (sgk)
- Dại diện học sinh kết luận
-HS làm nhanh vào vở và chấm điểm 3 HS nhanh nhất
I. CHẤT TAN – CHẤT KHÔNG TAN .
1. Thí nghiệm
TN 1: CaCO3 không tan trong nước .
TN 2: NaCl tan được trong nước .
* Kết luận:
Chất chất không tan
Chất tan (ít hoặc nhiều)
2. Tính tan trong nước của một số axít, bazơ, muôi.
SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ tan của một chất trong nước (18’)
GV: để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “ độ tan “
“ độ tan có thể biểu thị bằng :
- số gam chất tan trong 100 gam nước
- số gam chất tan trong100 gam dung dịch
- số gam chất tan trong 1 lít nước ở O0C và 1atm”
GV: gọi 1 HS đọc định nghĩa độ tan
GV: vậy khi nói về độ tan của 1 chất nào đó trong nước cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ
? ở 250C: độ tan của đường là 204 gam, của muối ăn là 36 gam, của AgNO3 có nghĩa là gì ?
? Em có nhận xét như thế nào về độ tan các chất ?
GV: kết luận
GV: Treo hình 6.5 và yêu cầu HS quan sát
? Khi tăng nhiệt độ , độ tan của chất rắn như thế nào
GV: yêu cầu HS quan sát hình 6.6 và rút ra nhận xét
? Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất khí như thế nào?
GV: liên hệ thực tế là cách bảo quản bia hơi, nước ngọt có ga ...
? Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chấ khí ngoài nhiệt độ
Hs theo dõi gv thuyết trình
HS đọc định và ghi vào vở
à Trong 100 g nuớc hòa tan 204 g đường và 36 g muối ăn
à Các chất khác nhau độ tan không giống nhau ở cùng nhiệt độ
HS thảo luận trả lời
-HS quan sát
à Hầu hết các chất rắn khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng
-HS quan sát tranh và trả lời đựợc: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất khí giảm.
-HS lắng nghe
à Aùp suất
II. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
1, Định nghĩa
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trogn 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.
Ví dụ: ở 250C độ tan của đường là 204 gam có nghĩa là 204 gam đường hoà tan 100 gam nước để tạo thành dd bão hoà.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
- Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.
- Độ tan của chất khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
.Củng cố: 5’
- Gv yêu cầu HS đọc phần đóng khung sgk
- Gv treo bảng phụ bài tập và yêu cầu HS làm bài ;
Bài 1 : Cho biết những câu sau có ý nghĩa gì?
a. Độ tan của muối ăn ở 25 độ C là 36 g
b. Độ tan của AgNO3 ở 25 độ C là 221 g
Chọn câu trả lời đúng nhất
Bài 2 : Khi tăng nhiệt độ , độ tan của chất rắn trong nước:
Đều tăng b. Đều giảm
c. Phần lớn là tăng d. Phần lớn là giảm
e. Không tăng , không giảm à c
Bài 3: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất , độ tan của chất khí trong nước sẽ:
Đều tăng
Đều giảm
Không tăng , không giảm
Có thể tăng và có thể giảm à b
Dặn dò2’:
Học bài và làm bài tập 1à 5 / 142 Sgk
Chuẩn bị bài nước tiếp theo: Nồng độ dung dịch
+ Nồng độ phần trăm là gì?
+ Kí hiệu ?
+ Xem trước các thí dụ 1.2 3 / 143 và 144 sgk
File đính kèm:
- TIET 61.doc