1. Kiến thức:
- HS biết cách lập công thức hoá học và xác định được 1 công thức hoá học khi biết hoá trị của 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng lập công thức hoá học của chất, kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 7 bài 10. hoá trị ( tiếp theo ) tiết 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 BÀI 10. HOÁ TRỊ ( TT )
Tiết 14
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết cách lập công thức hoá học và xác định được 1 công thức hoá học khi biết hoá trị của 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng lập công thức hoá học của chất, kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
3. Thái độ:
- Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của công thức hoá học, dựa vào hoá trị.
II/. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
III/. Phương tiện:
- GV: chuẩn bị bảng 1,2 SGK trang 42, bảng phụ.
- HS: Đọc trước bài.
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
-Kiểm tra bài cũ
2. Mở bài:
Hoạt động 1:
+ Hoá trị là gì?
+ Nêu quy tắc hoá trị? Viết biểu thức?
-Hiểu được hoá trị, biết được hoá trị nhưng làm thế nào để lập được công thức hoá học cũng như viết đúng công thức hoá học ta dựa vào đâu?
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Tìm Hiểu cách lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị :
Mục tiêu:HS biết cách lập công thức hoá học khi biết hoá trị của cả 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
30/
III/. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
Thí dụ: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hoá trị VI và oxi.
Giải:
- Viết CT dạng chung:
VI II
SxOy
X . VI = y . II
. Tỉ lệ:
Þ x = 1, y = 3
- Vậy : Công thức hoá học của hợp chất : SO3.
* Các bước lập công thức hoá học.
- Viết công thức dạng chung AaxBby.
- Lập thành tích.
- Tỉ lệ:
x = b
Tìm
y = a
- Viết công thức hoá học.
a)Tiến hành:
- GV hướng dẫn HS lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hoá trị VI và oxi.
. Viết công thức dạng chung:
VI II
SxOy
x . VI = y . II.
Tỉ lệ:
x = 1
y = 3
- Vậy : Công thức hoá học của hợp chất : SO3.
+ Nêu các bước lập CTHH?
- GV yêu cầu HS làm ví dụ 2?
- GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành BT 5 SGK trang 38, yêu cầu lập CT đúng:
a) PH3 CS2 Fe2O3
b)NaOH CuSO4 Ca(NO3)2.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý HS: Nếu a,b chưa tối giản thì giản ước.
b). Tiểu kết:
Lập CTHH qua 4 bước.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ CTHH: Na2SO4.
- HS nhóm trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
9’
Củng cố – đánh giá:
- Nêu các bước lập công thức hoá học?
-Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai? Hãy sửa lại công thức sai cho đúng: K(SO4)2, CuO3, Na2O, Al(NO3)3,Zn(OH)3, a2(OH)2.
Học sinh trả lời câu hỏi
Học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét và lằng nghe giáo viên sửa bài ( nếu sai) và ghi vào tập.
1’
Dặn dò:
- Học bài, làm BT 6,7,8 SGK trang 38.
-Xem bài mới : “Luyện tập”.
-Ôn bài : Đơn chất – hợp chất – hoá trị, nghiên cứu bài tập SGK trang 41.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- TIET 14 HOA 8.doc