Bài giảng Tuần: 7. tiết: 13 bài 7: bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 1)

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:Biết được:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

1.2.Kĩ năng:

 Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.

 1.3.Thái độ: Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 7. tiết: 13 bài 7: bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Ngày dạy: 25/9/2012 Tuần: 7. Tiết: 13 Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 1) 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức:Biết được: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). 1.2.Kĩ năng: Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. 1.3.Thái độ: Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Ô nguyên tố Chu kì Mối liên hệ giữa cấu hình và vị trí nguyên tố 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (to) hoặc trên powerpoint 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 4.2.Kiểm tra miệng: (0 phút) 4.3.Tiến trình bài học: Đặt vấn đề: Đã có rất nhiều các nguyên tố hoá học được tìm ra, để sắp xếp các nguyên tố đó một cách khoa học người ta đa phải nghiên cứu rất nhiều và cuối cùng đã đưa ra bảng hệ thống tuần hoàn mà chúng ta đang sử dụng hôm nay của Mendeleep. Các nguyên tố được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1( 5’): Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn Mục tiêu: Học sinh biết về sự phát minh ra bảng tuần hoàn Gv yêu cầu học sinh đọc, gv thông tin thêm Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn Hoạt động 2 (12’): Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mục tiêu: Biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Gv: Giá trị nào đặc trưng cho hạt nhân và nguyên tử ? - Hs: Điện tích hạt nhân và số khối - Gv trình chiếu bảng tuần hoàn, chỉ cho hs số thứ tự của nguyên tố, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự dựa trên điều gì? - Gv Yêu cầu hs viết cấu hình e của 3 nguyên tố trên 1 hàng, nhận xét diểm giống nhau, rút ra kết luận gì? - Yêu cầu hs viết cấu hình của 3 nguyên tố trên 1 cột, nhận xét, kết luận - Gv thông tin về e hoá trị I/ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HÒAN: - Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. - Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột. * Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (e lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hoà) Hoạt động 3 (20’): Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mục tiêu: Biết cấu tạo bảng tuần hoàn ( ô nguyên tố, chu kì), hiểu mối liên hệ giữa cấu hình và thứ tự chu kì nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Gv thông tin về ô nguyên tố, số hiệu nguyên tử - Gv trình chiếu ô nguyên tố, yêu cầu hs cho biết ô nguyên tố cho biết những thông tin gì? - Vd: Ô nguyên tố nhôm, yêu cầu hs xác định các thông tin - Yêu cầu một số hs khác xác định thông tin của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Các nguyên tố có chung đặc điểm gì dược xếp vào một hàng? - Hs: Cùng số lớp electron - Vậy chu kì là gì? - Hs trả lời - Gv trình chiếu bảng tuần hoàn, yêu cầu hs quan sát, cho biết số nguyên tố trong mỗi chu kì - Gv: Các em có nhận xét gì về số lớp e với số thứ tự chu kì? - Hs trả lời - Gv thông tin về phân loại chu kì - Ta có nhận xét gì về chu kì, về nguyên tố đầu và cuối chu kì? - Gv thông tin về họ Lantan và Actini II/ CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN 1. Ô nguyên tố: - Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố. - Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Nguyên tử khối Trung bình Số hiệu nguyên tử 13 26,98 Al Nhôm [Ne] 3s23p1 1,61 +3 Kí hiệu hóa học Độ âm điện Tên nguyên tố Cấu hình electron Số oxi hóa 2. Chu kì: a. Định nghĩa Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. b.Giới thiệu các chu kì: - Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H(Z=1) đến He(Z=2) - Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li(Z=3) đến Ne(Z=18) - Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na(Z=11) đến Ar(Z=18) - Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K(Z=19) đến Kr(Z=36) - Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb(Z=37) đến Xe(Z=54) - Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs(Z=55) đến Rn(Z=86) - Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr(Z=87), đây là một chu kì chưa đầy đủ. c. Phân loại chu kì : - Chu kì 1, ,2, 3 là các chu kì nhỏ. - Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn. Nhận xét : - Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của chu kì. - Mở đầu chu kì là kim lọai kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ CKỳ 1); cuối chu kì là khí hiếm. - Dưới bảng có 2 họ nguyên tố: Lantan và Actini. 5. Tổng kết và hứơng dẫn học tập: (5’) 5.1. Tồng kết: Hệ thống lại các nội dung bài học - Viết cấu hình e của nguyên tử của nguyên tố có số thứ tự 15, 17, 20, cho biết nguyên tố đó thuộc chu kì nào? - Câu hỏi trắc nghiệm: 1) Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 7 2) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là: A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3 3) Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là: A. 8 và 18 B. 18 và84 C. 8 và 8 D. 18 và 18 4) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? a) Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân b) Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng c) Các nguyên tố có cùng số e hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột d) Cả a, b, c 5.2. Hướng dẫn học tập: (3’) - Học bài - Chuẩn bị phần nhóm nguyên tố 6. PHỤ LỤC: Bảng hệ thống tuần hoàn lớn 7. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... .............................................................................................................................. ********************************

File đính kèm:

  • docChuong IIBai 7 Bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc.doc
Giáo án liên quan