Củng cố cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.
- Biết cách tính hoá trị của nguyên tố; biết CTHH đúng hay sai cũng như lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.
2- Kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng tính toán trong học tập hoá học
3- Thái độ: Nâng cao lòng say mê bộ môn
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 8 tiết 15 bài luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 15
Bài luyện tập 2
Ngày:
A- Mục tiêu.
1- Kiến thức
- Củng cố cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.
- Biết cách tính hoá trị của nguyên tố; biết CTHH đúng hay sai cũng như lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.
2- Kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng tính toán trong học tập hoá học
3- Thái độ: Nâng cao lòng say mê bộ môn
B. đồ dùng dạy học.
Bảng phụ . ghi bài 2 Tr 41, bài 3 Tr.41 ( SGK )
C. Tiến trình tiết dạy .
I. Tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi
Yêu cầu cần đạt
1. Chữa bài 6 trang38 (SGK) ?
2.Làm bài 8 T38 (SGK ) ?
GV. Đánh giá cho điểm.
HS1
CaCl2 (thoả mãn với quy tắc về hoá trị.)
vì II.1= I. 2 (3 công thức hoá học còn lại viết sai)
HS2.
a. Ba(II), PO4(III)
b. CTHH đúng D Ba3(PO4)2
HS khác- nhận xét.
III. Bài mới.
Hoạt động 1 : Củng cố các kiến thức về hoá trị và Công thức hoá học
Hoạt động của gV
Hoạt động của hS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
? Cách biểu diễn các công thức tổng quát của đơn chất kim loại và phi kim các bon, lưu huỳnh...
? Tại sao công thức tổng quát chỉ ghi bởi kí hiệu hoá học
? Lấy ví dụ minh hoạ .
? Cho biết, công thức tổng quát của đơn chất phi kim ( thể khí như oxi ;hiđrô...)
? Tại sao có cách ghi đó .
? Nêu cách biểu diễn công thức hoá học của hợp chất .
*Nhấn mạnh cách ghi CTHH của hợp chất ( cách viết chỉ số , kí hiệu hoá học.
? Tại sao công thức hoá học của hợp chất phải có từ 2 kí hiêụ hoá học .
? Lấy ví dụ về công thức hoá học của hợp chất gồm
+ 2 nguyên tố
+ 1 nguyên tố và 1 nhóm nguyên tử.
- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của công thức hoá học.
* Đưa ra công thức
Al2(SO4)3
- Yêu cầu học sinh tự học lại phần hiểu biết về hoá trị
? Phát biểu quy tắc hoá trị .
- Đưa ra AxBy
* Yêu cầu học sinh tự xem ví dụ tìm hoá trị ở SGK
? vận dụng làm bài 1
Gợi ý OH (I ): Cl ( I )
O (II ) ; NO3 ( I )
? Quy tắc hoá trị còn được vận dụng để làm gì
? Nêu các bước lập công thức hoá học khi biết hoá trị
GV. Cho học sinh tự xem ví dụ .
* Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.
- Nêu được công thức tổng quát A.
+ Vì mỗi phân tử của đơn chất kim loại chỉ gồm 1 nguyên tử còn
( C,S,P... theo quy ước )
HS. Lấy ví dụ - lên bảng ghi công thức hoá học .
HS. Thảo luận nhanh
+ Ax ( x= 2,3...)
+ 1 phân tử có 2 hoặc 3 nguyên tử...
- 1-2 ý kiến
* Thảo luận ý kiến
AxBy
- Hợp chất tạo lên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
HS. Ví dụ ; CuO , CO2 ...
H2SO4, NaOH ...
HS. Lên bảng ghi
- Em khác nhận xét
+ Nêu được ý nghĩa của công thức hoá học
HS Nêu những điều biết được khi nhìn vào công thức hoá học
Al2(SO4)3
- Phát biểu quy tắc hoá trị
HS. Biểu diễn nội dung
Quy tắc . a.x = b .y
HS. Làm bài 1Tr. 41
- 4 em lên bảng làm
Tìm ra Cu (II) ; Si (IV)
P ( V ): Fe ( III)
HS . Lập công thức hoá học
- AxBy
- a.x = b.y
- x/ y = b/a = b’/a’
- x= ? ; y = ?
- Công thức hoá học .
I. Kiến thức cần nhớ
1- Chất được biểu diễn bằng công thức hoá học
a. Đơn chất
Công thức tổng quát . A
(Kim loại và cácbon, lưu huỳnh ...)
ví dụ
Sắt : Fe, Natri: Na
Bạc : Ag Đồng :Cu
Phôtpho P
- Công thức tổng quát
Ax ( x= 2,3... )
(đơn chất phi kim )
ví dụ : Khí oxi O2
Khí hiđrôxit H2
b. Hợp chất
Công thức tổng quát
AxBy...
Ví dụ. CO2 , H2O ..
H2SO4: Fe2(SO4)3
+ ý nghĩa của công thức hoá học.
Ví dụ . Al2(SO4)3 cho biết.
- 3 nguyên tố. Al, S, O tạo nên
- 2 Al , 3S , 12O trong 1 phân tử
- PTK là . 2.27 + 3 ( 32+ 16 .4 ) = 342
2. Hoá trị ( SGK T40 )
a. quy tắc hoá trị
a b
AxBy
a.x = b.y
b. Tính hoá trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử chưa biết .
Bài 1 ( trang 40SGK )
- gọi hoá trị Cu là a trong Cu(OH)2
a.I = I.2 -> a = I.2/ 1 =II
Vậy Cu (II )
- Tương tự P ( II) trong PCl5
Si (IV ) trong SiO2
Fe ( III) trong Fe (NO3)3
c. Lập công thức hoá học
( SGK tr 41)
Hoạt động 2: Bài tập vận dung nội dung kiến thức của hoạt động1
* Yêu cầu học sinh làm bài 2 ( bảng phụ )
Chỉnh sửa bài 2
+ Nhấn mạnh cách tìm hoá trị ( theo H, O ).
+ Xác định đúng quy tắc hoá trị -> công thức hoá học sẽ đúng.
GV. Treo bảng phụ có đề bài câu 3 T 41
Hướng dẫn làm như câu 2.
- Cho thảo luận nhóm
GV nhận xét.
câu 4
? Lập công thức hoá học giữa :
a. Ba và Cl
b. K và SO4
- Tính phân tử khối.?
*Gọi học sinh làm và nhận xét.
- Hướng dẫn cách làm các phần còn lại .
+ Nhớ hoá trị .
+ Nhớ các bước lập công thức hoá học.
+ Khi a = b đ công thức hoá học AB
+ a khác b ( rút gọn ) đ đổi chéo a,bđ CTHH
- Thảo luận nhóm làm bài 2
- 1 nhóm báo cáo
- nhóm khác bổ sung.
- 1 HS làm câu 3 T41
- HS khác . nhận xét
làm bài 3 vào vở bài tập
* HS thảo luận nhóm
HS nhận xét
- Cử đại diện 2 nhóm lên làm
a. BaCl2
137 + 2.35,5 = 208
b. K2SO4
2.39 + 32+ 4.16 = 174
Nhận xét - bổ sung
- Về nhà làm các phần còn lại tương tự .
( làm đầy đủ các bước )
- Khi thành thạo .
Nếu a = b đ CTHH ...
Nếu a # b đ CTHH......
II. Bài tập
Bài 2 Tr.41
Từ công thức hoá học XO ta có X hoá trị II
CTHH YH3 đ Y hoá trị III
- Vậy công thức hoá học đúng là D
X3Y2 vì II .3 = III . 2
( thoả mãn với quy tắc hoá trị )
.
Bài 3 Tr. 41
Gọi a là hoá trị của sắt trong Fe2O3
Ta có a.2 = II .3
đ a = III
vậy Fe hoá trị (III)
- CTHH D đúng Fe2(SO4 )3
vì III .2 = II.3
Bài 4 Tr 41
a. công thức dạng chung
BaxCly
II.x = I.y -đ x/y = I/II = 1/2
x=1
y=2
CTHH là: BaCl2
- PTK BaCl2 là 208
b. Công thức dạng chung
Kx (SO4)y
I.x = II.y
x/y = II/I = 2/1
đ x = 2
đ y = 1
CTHH K2 SO4
PTK là K2SO4 = 174
IV - Hướng dẫn học ở nhà
- ôn luyện các vấn đề sau .
+ Nguyên tử ( Mô tả thành phần , cấu tạo theo sơ đồ )
+ Định nghĩa : Nguyên tố hoá học , phân tử đơn chất , hợp chất .
+ ý nghĩa : Kí hiệu hoá học và công thức hoá học.
+ Lập công thức hoá học ( nhớ hoá trị , quy tắc hoá trị )
+ Tính phân tử khối .
- Giờ sau kiểm tra 45 phút .
( gồm cả câu hỏi trắc nghiệm - tự luận).
Tuần 8
Tiết 16
Kiểm tra 45 phút
Ngày:
A- Mục tiêu: Học sinh tự giải quyết một số vấn đề cơ bản sau
- Hiểu biết về thành phần nguyên tố; tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố đó
- Cách phân loại chất dựa vào thành phần nguyên tố hoá học
- ý nghĩa của CTHH
- Lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị; biết tính phân tử khối
- Rèn kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ hoá học; cách ghi CTHH; tính phân tử khối
- Nâng cao lòng yêu thích bộ môn thông qua sự lôgic của các nội dung kiến thức trong bài kiểm tra.
B - Đồ dùng dạy học
GV ra đề,HS chuẩn bị giấy,bút,…
C.Tiến trình bài học.
I. Tổ chức.
II. Kiểm tra.
Đề Bài:
Họ và tên:………………………………..Lớp 8… Ngày:20/10/2008
Kiểm tra 45 phút môn hoá 8 (bài 1)
Điểm
Nhận xét
Đề bài.
A.trắc nghiệm.(3đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả đúng.
Câu1. Chất có phân tử khối bằng nhau là: A.O3 và N2 B. N2 và CO C. C2H6 và CO2 D. NO2 và SO2 Câu 2. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi.
A. Hạt proton và hạt electron B. Hạt nơtron và hạt electron
C. Hạt proton và hạt nơtron D. Cả ba loại hạt trên
Câu 3. Cho các chất sau : O3 , N2 ,CO,C2H6, CO2, NO2, SO2,Cl2,Dãy chất gồm các đơn chất là : A. O3 , N2, C2H6 B. Cl2, O3 , N2 C. N2 ,CO , C2H6, CO2 D. NO2, SO2,Cl2,CO
Câu 4. Hãy chọn cụm từ đúng trong các cụm từ sau để chỉ dãy các chất .
A. Chất dẻo,thước kẻ,than chì B. ấm nhôm,đồng,dây điện
C. Bút chì,nước,túi nilon D.Muối ăn,kẽm,đường
Câu 5. Phân tử khối của axít sunfuríc ( H2SO4) là : A. 96 đvC B.98 đvC C.100 đvC D.94 đvC
Câu 6. Hãy chọn công thức đúng của nhôm ôxít: A. AL2O3 B. Al2O3 C. O3Al2 D. Al2O3
B.Tự luận(7đ)
Câu 1. Viết công thức hoá học của đơn chất : Sắt,kẽm,hiđrô,clo
Câu 2. Xác định hoá trị của nguyên tố sắt trong các hợp chất sau: FeO và Fe2O3
Câu 3. Lập công thức hoá học của các hợp chất sau rồi xác định phân tử khối của chúng.
a.Mg(II) và O b. Al(III) và gốc SO4(II)
( Biết Mg= 24,O = 16, Al = 27, S = 32 )
Bài làm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đáp án.Biểu điểm.
A Trắc nghiệm : Mỗi ý đúng 0.5 đ
1-B; 2-C; 3-B; 4-D; 5-B; 6-B.
B Tự luận :
Câu 1(2đ) – Viết đúng mỗi công thức hoá học 0.5đ
Câu 2 (2đ) – Xác định đúng hoá trị của sắt trong mỗi hợp chất 1đ
Câu 3 ( 3đ) – Lập đúng mỗi công thức 1đ
Tính được phân tử khối của mỗi hợp chất 0.5đ
III. Hướng dẫn về nhà .
Làm lại các bài tập vào vở bài tập.
Đọc trước bài “ Sự biến đổi chất”
Hết tuần 8:
File đính kèm:
- hoa8tuan8.doc