1.1Kiến thức:
- Biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí đối với không khí
1.2Kĩ năng:
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, đối với không khí
1.3Thái độ:
- HS tư duy tích cực trong học tập.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: tiết 29 tuần dạy: tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:
Tiết 29
Tuần dạy: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
1. MỤC TIÊU:
1.1Kiến thức:
- Biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí đối với không khí
1.2Kĩ năng:
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, đối với không khí
1.3Thái độ:
- HS tư duy tích cực trong học tập.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Biết cách sử dụng tỉ khối để so sánh khối lượng các khí
3.CHUẨN BỊ:
3.1GV: phiếu học tập, hình vẽ cách thu một số chất khí
3.2HS: bảng nhóm, đọc trước bài tỉ khối ở nhà
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1 Vắng:
8A2 Vắng:
2. Kiểm tra miệng:
1/ Gọi HS viết CT tính thể tích chất khí (đktc).(2đ)
2/ Tính thể tích khí (đktc) của:
a/ 0,5 mol O2.(4đ)
b/ 0,5 mol H2.(4đ)
1/ -Vđktc = n . 22,4 (l)
2/
a/ VO2 = n . 22,4 (l) = 0,5 . 22,4 = 11,2(l)
b/ VH2 = n . 22,4 (l) = 0,5 . 22,4 = 11,2(l)
4.3 Triến trình bài học: Giới thiệu bài : Tính khối lượng mol của khí O2 và khí H2 . Khí O2 và Khí H2 khí nào nặng hơn? Nặng hơn bao nhiêu lần?
HS: Khí Oxi nặng hơn khí hiđro = lần .
GV: số 16 gọi là tỷ khối của khí O2 đối với khí H2.Vậi tỷ khối của chất khí là gì? Xác định bằng cách nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Gv: ghi bảng
Hoạt động Thầy Trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt Động 1:(10P) Tìm Hiểu Bằng Cách Nào Để Biết Được Khí A Nặng Hay Nhẹ Hơn Khí B(HS biết được cách tính tỉ khối của khí A so với khí B)
-GV: Đặt Vấn Đề: số 16 gọi là tỷ khối của khí O2 đối với khí H2. Như vậy tỷ khối của khí A so với khí B ( kí hiệu dA/B) là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích khí A so với khối lượng của một thể tích khí B khi đo ở cùng đk nhiệt độ và áp suất.
p GV: Biết kí hiệu tỷ khối của khí A đối với khí B là dA/B .Hãy viết biểu thức biểu diễn cách tính tỷ khối của khí A đối với khí B? và ngược lại của khí B với khí A?
+ HS: và
+ Hs : giải thích các ký hiệu có trong công thức.
p-gv: treo bảng phụ ghi bài tập:
+Hs làm BT 1:
vd1: Hãy cho biết khí CO2 , nặng hơn hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
+ Hs: làm
M CO2 = 12 + 16 x 2 = 44 g
M H2 = 1 x 2 = 2 g
=> dCO2/ H2= M CO2/ M H2 = 44/ 2 = 22
Trả lời: khí cacbonic nặng hơn khí hidro 22 lần hay tỉ khối của CO2 đối với H2 là 22..
p-gv: nhận xét chung.
Ví dụ 2: Hãy cho biết khí metan nặng hơn hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?
+ Hs: d CH4/ o2 = .
Vậy khí metan nhẹ hơn khí oxi 0,5 lần hay tỉ khối của khí metan đối với oxi là 0,5.
? Từ 2 ví dụ trên em hãy cho biết các bước tính tỷ khối của khí đối với khí B?
+ HS: 1/ Tìm MA và MB
2/ Tính dA/B theo CT
* Mở rộng: từ ct: . Em hãy cho biết cách tính MA? hay MB?
+ Hs: MA = da/B.MB và MB =
p-gv: đưa bảng phụ lên bảng:
Tìm khối lượng mol của khí A có tỷ khối đối với khí H2 là 32?
+ HS: MA = 32.2 = 64(g)
*GV: Người ta bơm khí nào vào bong bóng bay để bóng có thể bay lên được?
+Hs: bơm khí hidro vào bong bay thì bóng bay lên được
pNếu bơm khí oxi hoặc khí cacbonic thì có bay lên được hay không? vì sao?
+Hs: Nếu bơm khí oxi hoặc khí cacbonic thì bóng bay sẽ không bay lên được?
p-gv: gợi ý hs trả lời vì khí CO2 và O2 nặng hơn không khí. Vậy bằng cách nào để xác định khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ta tìm hiểu phần II.
* Hoạt động 2:(10P) Tìm hiểu bằng cách nào có thể biết được khí a nặng hay nhẹ hơn không khí?(HS biết cách tính tỉ khối của khí A đối với không khí)
p-gv: từ công thức: d A/B = M A/ M B
nếu B là không khí. Em hãy viết công thức tính tỷ khối cuả khí A đối với kk?
+ HS: d A/Kk = M A/ M Kk
-pgv: giải thích: Mkk là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp không khí. các em hãy tính mkk trung bình ( biết thành phân của không khí là 0,2mol khí oxi; 0,8 mol khí nitơ )
GV: gợi ý:
? Nhăùc lại CT tính khối lượng chất?
+ HS: m = n . M.
? Tính khối lượng của kk?
+ Hs :Mkk = ( 28 x 0,8) + ( 32x 0,2)
= 29 (g)
pgv: em hãy thay giá trị trên vào công thức và
hãy tính khối lượng mol của A ( MA =?)
+ HS: mA = dA/B. 29
p-gv: đưa đề vd3 lên bảng:
Có các khí sau: SO3; C2H4. hãycho biết các khí trên nặng hơn không khí hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
+Hs: M so3 = 80 g; M C2H4 = 28g
=> d so3/kk = = 2, 759
=> d c3h6/kk= = 0,965
Trả lời: khí SO3 nặng hơn không khí 2,759 lần; khí C2H4 nhẹ hơn không khí 0,965 lần
*Tư duy:
p-gv: trực quan hình vẽ thí nghiệm cách thu khí H2.
?Bằng cách nào để thu khí H2 vào bình ( trong phòng thí nghiệm) Tại sao?
A/ Đặt đứng bình thu?
B/ Đặt ngượcbình thu?
+ HS: B vì khí H2 nhẹ hơn không khí.
Liên hệ thực tế:
GV: tại sao người và động vật xuống đáy giếng sâu thường bị ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí ?
+ HS: Vì có nhiều khí CO2.. khí CO2 nặng hơn không khí nên thường tích tụ dưới đáy giếng, trên nền hang sâu.
GV: Vì vậy người ta luôn mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống.
Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
hoặc
Trong đó:
dA/B: là tỉ khối của khí A so với khí B
MA : là khối lượng mol của khí A
MB : là khối lượng mol của khí B
Ví dụ 1: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
Trả lời: Khí cacbonic nặng hơn khí hidro 22 lần hay tỉ khối của CO2 đối với H2 là 22.
Vd 2: Tỉ khối của khí metan (CH4) đối với khí oxi (O2)
II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
d A/kk =
=> MA = 29 x d A/kk
Vd3:
M SO3 = 80 g; M C2H4 = 28g
=> = 2, 759
=> = 0,965
KL:
Khí SO3 nặng hơn không khí 2,759 lần; khí C2H4 nhẹ hơn không khí 0,965 lần
4.4Tổng kết:
1/ Hãy cho biết :
a/ khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?
b/ khí C2H2 nặng hay nhẹ hơn khí không khí bao nhiêu lần?
2/ Tìm khối lượng mol của những khí A :
a/ Có tỷ khối đối với khí CH4 là: 2
b/ Có tỷ khối đối với không khí là 2,207
HS: thảo luận nhóm 5 phút.
+ Nhóm 1,3,5 : Câu 1
+ Nhóm ; 2,4, 6 câu 2.
GV: Tóm tắt nội dung bài.
1/
a/ => khí N2 nặng hơn khí H2 14 lần
b/ => khí C2H2 nhẹ hơn khí không khí 0,896 lần?
2/
a/ MA = 2.16 = 32
b/ MA = 2,207.29 =64
5.Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, làm BT 1, 2, 3/ 69 sg và đọc: Em có biết/ 69 sgk và trả lời câu hỏi: Vì sao trong tự nhiên khí cacbonic CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu?
Gợi ý HS: Vì khí cacbonic nặng hơn không khí?
* HS khá giỏi làm thêm bài: Hợp chất A có công thức dạng chung là RO2. biết d =A/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của A?
*GV hướng dẫn BT 3: Tính tỷ khối của các khí đối với không khí.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo.
Chuẩn bị bài: “ Tính theo công thức hóa học”: Ôn lại cách tính M, m, n
5.PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- 29.doc