Bài giảng Tuần: tiết: 56 bài 34. flo

 1.Về kiến thức:

 Học sinh biết:

 -Trạng thái thiên nhiên của flo. Phương pháp duy nhất để điều chế flo là phương pháp điện phân.

 -Flo là phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất. Trong các hợp chất, flo chỉ thể hiện số oxi hoá -1 -Tính chất và cách điều chế hiđroflorua, axit flohiđric, oxiflorua(OF2).

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: tiết: 56 bài 34. flo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết: 56 Ngày soạn: Bài 34. FLO . A/- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Học sinh biết: -Trạng thái thiên nhiên của flo. Phương pháp duy nhất để điều chế flo là phương pháp điện phân. -Flo là phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất. Trong các hợp chất, flo chỉ thể hiện số oxi hoá -1 -Tính chất và cách điều chế hiđroflorua, axit flohiđric, oxiflorua(OF2). Học sinh hiểu: -Flo là phi kim mạnh nhất. Trong các hợp chất, flo chỉ thể hiện số oxi hoá –1 là do flo có độ âm điện lớn nhất và lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1 electron độc thân. -Điều chế flo chỉ dùng phương pháp duy nhất là phương pháp điện phân vì flo là chất oxi hoá mạnh nhất. Học sinh vận dụng: Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính phi kim mạnh nhất của flo. B/- CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề – Đàm thoại – Diễn giảng. 2. Chuẩn bị: Khai thác kiến thức SGK để hình thành kiến thức cho học sinh. C/- LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểmtra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh I/- Trạng thái tự nhiên. Điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên, flo chỉ tồn tại dạng hợp chất: Có trong men răng,mtrong lá một số loại cây. Phần lớn flo tập trung trong hai khoáng vật là florit (CaF2) và Criolit (Na3AlF6 hay AlF3.3NaF). 2. Điều chế: Phương pháp duy nhất để điều chế flo là điện phân nóng chảy hỗn hợp KF+2HF (nhiệt độ 700C). Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK rồi rút ra nhận xét tại sao flo chỉ tồn tại dạng hợp chất? Tại sao khi điều chế flo chỉ dùng một phương pháp duy nhất là điện phân nóng chảy hỗn hợp KF+2HF ? Học sinh nghiên cứu SGK và trên nền tảng kiến thức đãhọc về độ âm điện rút ra nhận xét chung. Do flo có độ âm điện lớn nhất nên có tính oxi hoá lớn nhất. Hoạt động 2: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh II/- Tính chất. Ứng dụng: 1. Tính chất: a) Tính chất vật lí: Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc. b) Tính chất hoá học: Do flo có độ âm điện lớn nhất. Vì vậy , flo có tính oxi hoá mạnh nhất. -Flo oxi hoá hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt. Ví dụ: F2 + 2Au ® 2AuF3. -Tác dụng trục tiếp với hầu hết các phi kim, trừ oxi và nitơ. Ví dụ: 3F2 + S ® SF6 -Tác dụng với hiđro ngay trong bóng tối: nổ mạnh ngay ở nhiệt độ thấp ở (-2520C). H2(k) +F2(k)®2HF (k). DH= -288,6KJ -Tác dụng mạnh với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. - Khi đun nóng nước sẽ bốc cháy trong flo. 0 -2 -1 0 2F2 + 2H2O ® 4HF + O2 Hãynêu tính chât vật lí của flo? Căn cứ vào cơ sở nào để xác định tính chất của flo?ất của flo là tính gì? Hãy cho biết flo có thể oxi hoá được những chất nào? viết phương trình phản ứng hoá học. Hãy so sánh tính chất hoá học giữa clo và flo? Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc. Dựa vào độ âm điện và cấu tạo nguyên tử để xác định tính chất của flo. ÞTính chất của flo là tính oxi hoá mạnh nhất. Học sing có thể suy ra tính chất và viết phương trình hoà học. Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo do flo oxi hoá được cả Au, Pt và cả nước ngay ở nhiệt độ thường. Hoạt động 3: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh 2. Ứng dụng: -Làm chất oxi hoá cho nhiên liệu lỏng trong tên lửa. -Dẫn xuất hiđrocacbon của flo điều chế teflon, freon (chủ yếu CFCl3 và CF2Cl2. -Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng. - Dùng trong công nghiệp làm giàu Hãy nêu ứng dụng của flo trong đời sống và trong sản xuất? Giáo viên giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thì không nên dùng hợp chất CFC Học sinh nêu ứng dụng của flo trong thực tế. Học sinh tiếp nhận vấn đề giáo viên diễn giảng và tìm hiểu thêm về tác hại của CFC. Hoạt động 4: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh III/- Một số hợp chất của flo: 1. Hiđo florua và axit flohiđric: a) Điều chế: Do phản ứng giữa flo với hiđro quá mãnh liệt nên phương pháp duy nhất để điều chế hiđro florua là cho CaF2 tác dụng vtới H2SO4 đặc ở 2500C. CaF2 + H2SO4 ® CaSO4 + 2HF Hãy Cho biết tại sao khi điều chế HF người ta không điều chế trực tiếp từ H2 và F2 ? Giáo viên nêu phương pháp điều chế khí HF Do phản ứng giữa H2 và F2 quá mãnh liệt, rất nguy hiểm. Học sinh viết phương trình điều chế. Hoạt động 5: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh b) Tính chất: Nhiệt độ sôi của khí HF cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của khí HCl (-84,90C) -Tan vô hạn trong nước tạo thành dung dịch axit flohiđric (axit yếu) nhưng có tính chất đặc biệt: SiO2 + 4HF ® SiF4 + 2H2O ÞDung dịch HF dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh và được bảo quãn trong chai lọ bằng chất dẻo. - Muối AgF dễ tan trong nước. Các muối florua đều độc. Hãy nêu tính chất hoá học của khí HF và dung dịch HF và viết phương trình phản ứng hoá học. Giáo viên diễn giảng về ứng dụng của dung dịch HF trong thực tế. Học sinh nêu tính chất và viết phương trình phản ứng hoá học. Học sinh tiếp nhận vấn để giáo viên diễn giảng. Hoạt động 6: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh 2. Hợp chất của flo với oxi: Vì độ âm điện của flo lớn hơn oxi nên trong hợp chất với oxi flo có số oxi hoá –1 và oxi cósố oxi hoá –2. Oxi florua được điều chế bằng cách cho flo qua dung dịch NaOH 2% và lạnh. 2F2 + 2NaOH ® 2NaF + H2O + OF2 OF2 là chất khí, có mùi đặc biệt, rất độc. Là chất oxi hoá mạnh, OF2 tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim tạo thành oxit và florua. Hãy cho biết trong hợp chất với oxi , flo có số oxi hoá như thế nào? Tại sao? Hãy nêu tính chất của OF2? Giáo viên diễn giảng về tính chất vật lí của OF2 Trong hợp chất với oxi, flo có số oxi hoá –1 do flo có độ âm điện lớn hơn oxi. Học sinh nghiên cứu SGK nêu tính chất của OF2 4. Củng cố: -Cho biết trạng thái tự nhiên của flo? Tại sao trong tự nhiên flo chỉ tồn tại dạng hợp chất? -Cho biết cách điều chế flo. -Flo có những tính chất hoá học nào? viết phương trình minh hoạ. -Hãy so sánh sự giống và khác nhau về tính chất giữa flo và clo? Nguyên nhân? -Hãy nêu những ứng dụng quan trọng của flo trong cuộc sống và sản xuất. -Cho biết tính chất của hiđro florua và axit flohđic. Ứngdụng? 5. Dặn dò: Học bài, làm các bài tập từ 1 đến 5 trang 139.SGK. Chuẩn bị bài: BROM Ký duyệt của Tổ Trưởng Chuyên Môn Ngày / / Tuần: Tiết: 57 Ngày soạn: Bài 35. BROM . A/- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Học sinh biết: -Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và tính chất hoá họccủa Brom. -Phương pháp điều chế và tính chất một số hợp chất của Brom. Học sinh hiểu: -Brom là phi kim có tính oxi hoá mạnh nhưng kém flo và clo, hợp chất với oxi của clo và brom. 2. Về kỹ năng: Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của brom và hợp chất của brom. B/- CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề – Diễn giảng – Đàm thoại. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị để tiến hành thí nghiệm oxi hoá ion I- bằng Br2. -Hoá chất: Nước brom, dung dịch KI. -Dụng cụ: Ống nghiệm, piet (hoặc ống nhỏ giọt). C/- LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: -Trình bày tính chất hoá học của flo? Nguyên nhân mà flo có những tính chất đó. -Hãy nêu một số hợp chất của flo? Tính chất của các hợp chất đó. 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh I/- Trạng thái tự nhiên. Điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: Giống như clo, brom tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối bromua của kali, natri, magie. Hàm lượng bromua kim loại it hơn clo và flo chủ yếu có trong nước biển và nước của một số hồ cùng với muối clorua. 2. Điều chế: Điều chế brom bằng cách lấy muối ăn ra khỏi nước biển, phần còn lại là muối bromua của natri và kali. Ngườita cho khí clo sục qua muối bromua. -1 0 -1 0 2NaBr + Cl2 ® 2NaCl + Br2 Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của brom? Học sinh cần thấy rằng khi đi từ trên xuống trong một nhóm halogen thì trạng thái tự nhiên giảm dần Khi điều chế brom người ta dùng clo tác dụng với dung dịch muối bromua là dựa trên nguyên tắc nào? Học sinh dựa vào SGK nêu trạng thái thiên nhiên của brom. Khi điều chế brom người ta dùng clo tác dụng với dung dịch muối bromua là dựa trên nguyên tắc clo có tính oxi hoá mạnh hơn brom. Hoạt động 2: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh II/- Tính chất. Ứng dụng: 1. Tính chất: a) Tính chất vật lí: Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi. Brom và hơi brom rất độc, dễ gây bỏng nặng. b) Tính chất hoá học: Brom là chất oxi hoá mạnh nhưng kém clo, flo -Oxi hoá nhiều kim loại và toả nhiệt: 3Br2 + 2Al ® 2AlBr3 -Tác dụng với hiđro, phản ứng xảy ra khi đun nóng, toả nhiệt: H2(k)+Br2(k)®2HBr(k).DH= -71,98KJ -Oxihoá được ion I-: Br2 + 2NaI ® 2NaBr + I2 Hãy nêu tính chất vật lí của brom? Hãy so sánh sự giống nhau về cấu tạo của brom so với clo? Từ đó hãy nêu tính chất hoá học của brom? Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng thể hiện tính chất của brom. Học sinh nhớ lai kiến thức bài khái quát về nhóm halogen và SGK nêu tính chất vật lí của brom Brom cũng có 7 electron ở lớp ngoài cùng nhưng do brom có bán kinh nguyên tử lớn hơn clo và flo nên brom cũng có tính oxi hoá mạnh nhưng yếu hơn clo và flo. ÞHọc sinh nêu tính chất hoá học của brom và viết phương trình phản ứng. Hoạt động 3: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh -Tác dụng với nước tương tự clo nhưng khó khăn hơn: Br2 + H2O HBr + HBrO -Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh: Br2 + 5Cl2 +6H2O ® 2HBrO3 + 10HCl Axit bromic 2. Ứng dụng: HS đọc SGK. Từ các phản ứng hoá học như trên hãy so sánh điều kiện các phản ứng của brom với điều kiện các phản ứng của clo, flo đã học. ÞRút ra két luân chung? Học sinh so sánh điều kiện các phản ứng của brom với điều kiện các phản ứng của clo, flo đã học. ÞKết luận: Brom là chất oxi hoá mạnh, tính oxi hó của brom yếu hơn flo, clo nhưng mạnh hơn iot. Brom còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá. Hoạt động 4: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh III/- Một số hợp chất của brom: 1.Hiđro bromua và axit bromhiđric: a) Điều chế: Thuỷ phân photpho tribromua: PBr3 + 3H2O ® H3PO3 + 3HBr Có thể điều chế HBr bằng phản ứng giữa NaBr với H2SO4 đặc nóng như HCl được không? Tại sao? Không thể điều chế HBr bằng phản ứng giữa NaBr với H2SO4 đặc nóng như HCl vì Br- có tính khử mạnh hơn Cl-. Hoạt động 5: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh b) Tính chất: Ở nhiệt độ thường, HBr là chất khí không màu , “bốc khói” trong không khí ẩm, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axit bromhiđric, là một axit mạnh, mạnh hơn axit clohiđric: -Thể hiện tính khử: 2HBr + H2SO4 ® Br2 + SO2 + 2H2O ÞTính khử mạnh hơn dd HCl. -Dung dịch HBr không màu, để lâu ngoài không khí trở nên có màu vàng nâu vì: 4HBr + O2 ® 2H2O + 2Br2 -Trong các muối của axit HBr, AgBr được ứng dụng để chế tạo phim ảnh. Dựa vào quy luật biến đổi tính axit, tính khử của các axit halogenhidric hãy so sánh tính axit, tính khử của các axit HBr, HCl, HF ? Trên cơ sở sự so sánh trên hãy trình bày tính chất của dung dịch HBr ? Viết phương trình minh hoạ các tính chất đó. Giáo viên diễn giảng về ứng dụng của muối AgBr Dựa vào quy luật biến đổi tính axit, tính khử của các axit halogenhidric ÞTính axit và tính khử của axit HBr mạnh hơn các axit HCl, HF bằng phản ứng: 2HBr + H2SO4 ® Br2 + SO2 + 2H2O 4HBr + O2 ® 2H2O + 2Br2 Học sinh tiếp nhận vấn đề giáo viên diễn giảng. Hoạt động 6: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh 2. Hợp chất chứa oxi của brom: HBrO: axit hipobromơ HBrO2: axit bromơ HBrO3: Axit bromic HBrO4: axit pebromic HBrO có thể điều chế tương tự HClO: Br2 + H2O HBr + HBrO ÞTính bền, tính oxi hoá, tính axit của HBrO đều kém hơn HClO. HBrO3, HBrO4 được điều chế bằng cách dùng nước clo oxi hoá brom. Vậy : Trong các hợp chất có oxi, brom thể hiện số oxi hoá dương +1, +3, +5, +7. Hãy nhắc lại những hợp chất có oxi của clo gồm những chất tiêu biểu nào? Hợp chất có oxi của brom có thành phần tương tự. Hãy viết công thức hoá học của các hợp chất có oxi của brom. Những hợp chất có oxi của clo gồm những chất tiêu biểu: HClO, HClO2, HClO3 và HClO4 Học sinh viết các hợp chất có oxi của brom và xác định số oxi hoá rồi rút ra kết luận chung. 4. Củng cố: Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của brom và viết phương trình điều chế brom. Hãy cho biết brom có những tính chất hoá học ? So sánh sự gống và khác nhau về tính chất hoá học giữa brom với clo và flo? Hãy kể tên các hợp chất có oxi của brom và viết phương trình minh hoạ tính chất. 5. Dặn dò: Học bài, làm các bài tập từ 1 đến 7 trang 142.SGK Chuẩn bị bài: IOT Ký duyệt của Tổ Trưởng Chuyên Môn Ngày / / Tuần: Tiết: 58 Ngày soạn: Bài 36. IOT. A/- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Học sinh biết: -Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụngcủa iot. -Tính chất hoá học của iot và một số hợp chất của iot. Phương pháp nhận biết iot. Học sinh hiểu: -Iot có tính oxi hoá yếu hơn các halogen khác. -Ion I- có tính khử mạnh hơn các ion halogenua khác. 2. Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của iot và hợp chất của iot. B/- CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề – Diễn giảng – Đàm thoại. 2. Chuẩn bị: -Giáo viên làm các thí nghiệm: Iot với hồ tinh bột, thử tính tan của iot trong nước và trong dung môi hữu cơ. -Hoá chất: Iot tinh thể), hồ tinh bột, rượu etylic. -Dụng cụ: Ống nghiệ, pipet . . . C/- LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: -Hãy trình bày tínhchất hoá học của Brom? Viết phương trính phản ứng minh hoạ. -Hãy nêu phương pháp điều chế và ứng dụng của Brom? 3. Dạy bài mới: Tiết 1 Hoạt động 1: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh I/- Trạng thái tự nhiên. Điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: Iot tồn tại dạng hợp chất có trong vỏ trái đất ít nhất so với các halogen khác. Hợp chất của iot có trong nước biển rất ít, trong một số loại rong biển, trong tuyến giáp của người. 2. Điều chế: Điều chế iot từ dung dịch NaI có trong rong biển (dùng clo oxihoá I- tương tự Br-) 2NaI + Cl2 ® 2NaCl + I2 Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của iot? Giáo viên diễn giảng: Iot có tong tuyến giáp của người nên nếu thiếu iot sẽ dễ bị bệnh bướu cổ. Hãy nêu phương pháp điều chế iot? Giáo viên có thể diễn giảng cách thức lấy muối NaI từ rong biển. Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời câu hỏi. Học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của ion trong tự nhiên. Học sing dựa vào khả năng oxi hoá của iot so với các halogen khác trong nhóm và SGK nêu phương pháp điều chế. Hoạt động 2: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh II/- Tính chất. Ứng dụng: 1. Tính chất: a) Tính chất vật lí: Iot là tinh thể màu đen tím có vẻ sáng kim loại. Khi đun nóng nhẹ iot biến thành hơi màu tím, khi làm lạnh hơi iot lại chuyển thành tinh thể gọi là hiện tượng thăng hoa. Iot nóng chảy ở 113,60C, sôi ở 185,50C, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Hãy nêu tính chất vật lí của iot? Tại sao khi đun tinh thể iot chuyển thành hơi vàkhi làm lạnh lại chuyển thành tinh thể gọi là hiện tượng thăng hoa? Iot là tinh thể đen tím khi đun nóng chuyển thành hơi màu tímvà khi làm lạnh lại chuyển thành tinh thể. Ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như: Rưựu etylic, xăng, ete, benzen . . . Hoạt động 3: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh b) Tính chất hoá học: -Iot tạo thành với hồ tinh bột một chất màu xanh. Þ Hồ tinh bột dùng làm thuốc thử nhận biết iot và ngược lại. -Iot oxi hoá được nhiều kim loại nhưng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có xúc tác. 0 0 +3 -1 Ví dụ: 2Al + 3I2 2AlI3 Þ Iot có tính oxi hoá yếu hơn brom. -Iot chỉ oxi hoá được hidro ở nhiệt độ cao vá có mặt chất xúc tác (phản ứng thu nhiệt) H2(k)+I2(k) 2HI(k). H = 51,88KJ -Iot hầu như không phản ứng với nước. Giáo viên làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt cồn iot vào hồ tinh bột. Hãy nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận gì? Ngoài tính chất trên iot còn có những tính chất nào? Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng. ÞKết luận gì? Khi nhỏ vái giọt iot váo hồ tinh bột sẽ tạo thành với hợp chất màu xanh. Kết luận: Hồ tinh bột là thuốc thử dùng nhận biết iot. Học sinh dựa vào những tính chất của các halogen đã học suy ra tính chất còn lại của iot và viết phương trình hoá học minh hoạ. ÞKết luận: Iot có tính oxi hoá yếu hơn các halogen khác trong nhóm Hoạt động 4: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh 2. Ứng dụng: -Dung dịch iot 5% trong cồn dùng làm thuốc sát trùng. Iot có trong thành phần của nhiều dược phẩm. Muối ăn có trộn lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. Hãy nêu các ứng dụng quan trọng của iot trong đời sống hằng ngày? Giáo viên liên hệ thực tế về tình trạng người thiếu iot sẽ dễ bị bệnh bướu cổ. Học sinh dựa vào kiến thức hiểu biết và sách giáo khoa nêu ứng dụng của iot. Hoạt động 5: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh III/- Một số hợp chất của iot: 1. Hiđro iotua và axit iothiđric: -Hiđro iotua kém bền với nhiệt hơn các hiđro halogenua khác. 2HI H2 + I2. -Hiđro iotua dễ tan trong nước tạo thành axit iothiđric là axit rất mạnh, mạnh hơn cả axit HCl và HBr. -Hiđro iotua coá tính khử mạnh hơn cả hiđro bromua: 8HI + H2SO4 ® 4I2 + H2S + 4H2O 2HI + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + I2 +2HCl Dựa vào đặc điểm cấu tạo của iot so với các halogen và các hiđro halogenua trong cùng một nhóm hãy cho biết tính bền, tính khử của hidro iotua và tính axit của axit iothiđric so với các hợp chất tương ứng được tạo bởi các halogen khác trong nhóm? Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phương trình hoá học của phản ứng. Học sinh dựa vào đặc điểm cấu tạo của iot so với các halogen và các hiđro halogenua trong cùng một nhóm suy ra HI có tính bền kém hơn HBr, HCl nhưng tính khử của HI mạnh hơn HBr và HCl. Hoạt động 6: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh 2. Một số hợp chất khác: -Đa số muối iotua dễ tan trong nước, nhưng một số muối iotua không tan và có màu như AgI (vàng), PbI2 (vàng). -Tác dụng với clo hoặc brom: 2NaI + Cl2 ® 2NaCl + I2 2NaI + Br2 ® 2NaBr + I2 -Iot tạo ra nhiều oxit và axit có oxi, trong đó iot có số oxi hoá dương. Hãy viết công thức một số muối iotua, một số axit có oxi của iot vàxác định số oxi hoá của iot trong các hợp chất đó. Hãy viết phương trình hoá học của KI với các Cl2, Br2? Nhậnxét về tính tan của các muối iotua? ÞKết luận gì? Học sinh dựa vào các halogen khác trong nhóm viết công thức các muối, các axit có oxi cùa iot Dựa vào tính oxi hoá của I2, học sinh viết phương trình 2KI + Cl2 ® 2KCl + I2 2KI + Br2 ® 2KBr + I2 Học sinh nêu tính tan của muối iotua. ÞKết luận: Iot trong các hợp chất có số oxi hoá –1, +1, +3,+5, +7; iot có tính oxi hoá kém Clo và brom. 4. Củng cố: -Dựa vào đặc điểmcấu tạo của Iot hãy nêu tínhchất hoá học của iot? -Trong cuộc sống hằng ngày iot có tầm quan trọng như thế nào? Nêu các ứng dụng đó. -Nêu phương pháp điều chế iot? Viết phương trình hoá học của phản ứng. -Từ các phản ứng trên hãy cho biết tính chất hoá học cơ bản của iot? So sánh tính chất của iot so với các halogen khác và tính chất của ion I- so với các ion CL-, Br- ? 5. Dặn dò: Học bài, làm các bài tập từ 1 đến 6 trang 145.SGK. Chuẩn bị bài: Luyện Tập Chương 5 Ký duyệt của Tổ Trưởng Chuyên Môn Ngày / / Tuần: Tiết: 59, 60. Ngày soạn: Bài 37. LUYỆN TẬP CHƯƠNG V. A/- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: -Cấu tạo , ứng dụng các halogen và hợp chất của chúng. -So sánh , rút ra qui luật về biến đổi tính chất các halogen và hợp chất của chúng. 2. Về kỹ năng: -Vận dụng lý thuyết cấu tạo nguyên tử giải thích tính chất các halogen và làm các bài tập vận dụng . B/- CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp: Đàm thoại – Vấn đáp. 2. Chuẩn bị: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập. C/- LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: -Viết phương trình phản ứng chứng minh HI có tính khử mạnh hơn HCl và HBr -Viết phương trình điều chế iot từ NaI . -Nhận biết ba lọ mất nhãn chứa các dung dịch NaI , NaCl , NaBr ( không dùng dung dịch AgNO3) 3. Dạy bài mới: Tiết 1 Hoạt động 1: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh Bài tập 2 trang 149 Chỉ dùng hai thuốc thử ( không dùng dung dịch AgNO3 ) nhận biết ba lọ mất nhãn chứa các dung dịch NaCl, NaBr, NaI. Giải : Lấy mỗi lọ một ít làm thí nghiệm Dẫn khí clo và hồ tinh bột vào mỗi lọ. Lọ không hiện tượng là NaCl Lọ có phản ứng xảy ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh là NaI. Lọ có phản ứng xảy ra nhưng không làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh là NaBr. Cho Học sinh tự tìm thuốc thử để nhận biết. Nếu học sinh làm không được thì thầy gợi ý Cho Học sinh viết hai phương trình phản ứng nhận biết . Làm theo yếu cấu của thầy Viết phương tình phản ứng nhận biết và ghi bài vào . Hoạt động 2: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh Bài 5 trang 149 Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết . Giải : Cho vào hổn hợp Brom và clo dung dịch NaBr. Khí clo phản ứng với NaBr tạo thành Br2. Vậy thu dđược Br2 tinh khiết. Cho Học sinh tìm cách làm. Nếu không được thì Giáo viên gợi ý vận dụng tính chất halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi hợp chất muối của nó. Làm bài tập này. Viết phương trình phản ứng đã dùng . Tiết 2 Hoạt động 3: Nội Dung Lưu Bảng Hoạt Động Của Giáo Viên Hoạt Động Của Học Sinh Bài 6 tran

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NC CHUONG V PHAN II.doc
Giáo án liên quan