Bài giảng Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật

A. Mục tiêu:

 Qua bài học, học sinh nắm được những kiến thức và kỹ năng sau: Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể:

 - Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 - Cảm nhân ,phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.

 

doc31 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thế Kỳ – Tự chọn văn 9 – THCS Lê Hồng Phong Tiết 1,2. Ngày soạn: Ngày dạy : VAI TRò Và TáC DụNG CủA DấU CÂU TRONG VĂN BảN NGHệ THUậT. A. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh nắm được những kiến thức và kỹ năng sau: Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể: - ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. - Cảm nhân ,phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể. B.Chuẩn bị: GV: Tài liệu dấu câu và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật, các bài tập HS: Ôn tập các kiểu câu chia theo mục đích nói. C.Kiểm tra bài cũ: không. D.Tiến trình lên lớp: Hoạt động của thầy-trò Nội dung. a) Hoạt động 1: Ôn tập về các loại dấu câu đã học. - Kẻ bảng, nêu câu hỏi để học sinh thực hiện ? Em đã được học về các dấu câu ở các lớp 6,7,8; hãy cùng các bạn trong nhóm liệt kê các loại dấu câu, chức năng của từng loại dấu câu đã học theo bảng sau: Cho hs thảo luận theo nhóm Gọi đại diện nhóm lên bảng điền theo mẫu. Gọi hs khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. b) Hoạt động 2: Bài tập. * Bài tập 1. GV hứơng dẫn HS thực hiện các bài tập 1,2,3,4,5. ? Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chổ thích hợp. ? Đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chổ thích hợp. * Bài tập 2: ? Đặt dấu câu vào chổ thích hợp cho đoạn văn sau: * Bài tập 3 Ghi chữ Đ vào trước câu đặt dấu đúng, chữ S vào trước câu đặt dấu câu sai. STT Dấu câu C. năng Ví dụ 1 2 3 4 Dấu (.) Dấu (?) Dấu (!) Dấu (,) …………… …................ …………… Tách vế ………… ………… ………… ………… 2. Bài tập. 2.1 Bài tập 1: a) “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước,nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm mát hơn cả hoa cau, hoa bưởi; Người ta nhớ heo may giếng vàng. Người ta nhớ cá mè, rau rút ; Người ta nhớ trăng bạc, chén vàng...” (Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai) b) “ Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ôi độc lập!” 2.2 Bài tập 2. “Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ sống ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ đã gặp nhau ở một điểm chung đó là niềm yêu mến những làng quê bình dị, những phong cảnh đẹp của đất nước. Nhưng khác với thơ Nguyễn Trãi và một số nhà thơ cổ khác, thơ Nguyễn khuyến là sự kết hợp hài hoà giữa ước lệ và tả thực nên cảnh quê hương đất nước trong thơ ông hiện lên với những nét đặc trưng không thể lẫn. Thơ ông mang đậm hơi thở cuộc sống của làng quê. Sau Nguyễn Khuyến có nhiều nhà thơ đã tiếp thu những nét nghệ thuật đặc sắc của thơ cổ và thơ hiện đại, làm nên những bức tranh phong cảnh sinh động và đẹp đẽ.” 2.3 Bài tập 3. Con đường nằm giữa hàng cây, toả rợp bóng mát. Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát. Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. Động Phong Nha gồm (Động khô và Động nước) Nơi đây vừa có nết hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Nơi đây vừa có nết hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẻ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: - Liệu người ta có bắt cả chúng nó củng hót theo tiếng đức không nhỉ. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đệp quá! đ Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đệp quá. * Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về dấu câu của từng cặp câu dưới đây? a, Mẹ đã về. Mẹ đã về! b, Bác tôi. Cụ Nguyễn Đạo Quán- là người giữ cuốn gia phả ấy. Bác tôi (Cụ Nguyễn Đạo Quán) là người giữ cuốn gia phả ấy. c, Đến bao giờ mẹ mới được gặp con? Đến bao giờ mẹ mới được gặp con! - Gv gọi hs phân tích ý nghĩa các dấu câu đặt sau các câu đã cho. E. Củng cố- dặn dò. * Củng cố: 2 Nêu các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể. * Dặn dò: Tìm trong sgk hoặc trong sách tham khảo những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ và phân tích vai trò, tác dụng của chúng. * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 3,4. Ngày soạn: Ngày dạy : Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật. (tiếp ) Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiến thức và kỹ năng sau: - ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. - Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật. Chuẩn bị: GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án. HS: Tìm những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ. Kiểm tra bài cũ: Gv sử dụng bảng phụ ghi đoạn văn Gọi 1 hs lên đặt dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp: “… Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi củng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ trước là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta, sau nữa ông lại cho cháu lễ sông ông, (chẳng có tiền bạc gạo lợn, hay mâm cao cổ đầy thì củng phải lấy đầu làm lễ gọi là chút lòng thành của con, cháu các cụ) rồi xin phép ông để chúng tôi đưa cháu về nhà làm ăn.” Tiến trình lên lớp: Hoạt động của thầy- trò Nội dung a) Hoạt động 1: Bài tập 4 Gv cho hs đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: ? Cùng một nội dung thông tin (ồ hắn kêu) nhưng sau mỗi câu tác giả lại dung các dấu câu khác nhau. Em hãy so sánh và nhận ra mục đích và tác dụng của dấu câu trong 2 câu văn trên. Hs phân tích làm rõ được: + Câu 1: Dấu chấm lửng mang ý nghĩa miêu tả, diễn tả một hành vi lạ lùng vủa Phí Phèo. + Câu 2: Dấu chấm than mang ý nghĩa cảm thán, diễn tả ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vi lạ lùng của Chí Phèo à sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ. Dấu chấm than đặt sau câu văn thứ ba có ý nghĩa gì? Nếu thay bằng dấu chấm thì ý nghĩa câu văn có gì thay đổi? Hs phân tích: à Thể hiện tâm trạng khao khát của Liên về một nơi náo nhiệt khác xa với không khí u buồn nơi Liên đang sống. ? Theo cách viết thông thường, em sẽ đặt dấu gì sau câu thứ hai? Theo em, tác giả đặt dấu chấm vào câu văn với dụng ý gì? HS phân tích được: Dấu câu: dấu hai chấm Dấu chấm có tác dụng thể hiện sự cương quyết của người nói. Theo em, tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng trong câu “Vậy mà dưới mắt tôi thì…”? Nừu không dùn dấu chấm lửng thì có cách diễn đặt tương đương nào? Cách diễn đạt nào hay hơn? HS phân tích: - Dấu chấm lửng diễn đạt ý chưa trọn vẹn. Trong trường hợp này, dùng dấu chấm lửng hay hơn vì tâm trạng của người anh đã được làm rõ ở phần trước của truyện. b) Hoạt động 2: Bài tập 5. - GV cho HS phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu: dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than trong các ví dụ: - HS phân tích tác dụng của dấu câu: + Dấu chấm than. + Dấu chấm lửng. + Dấu chấm. à Sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách. * - HS phân tích câu 1: - Dấu chấm đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. -> Biểu hiện tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên bong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước. - Diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó - GV gọi HS phân tích tiếp các câu 2,3 (VD2) * - GV gọi HS phân tích dấu chấm lửng dùng trong đoạn. HS phân tích được: + Dấu chấm lửng thể hiện lòng tự hào về thành tích của các chiến sĩ. ->Thái độ mỉa mai đối với địch. c) Hoạt động 3: Đọc bài tham khảo. -GV cho HS đọc bài “Dấu câu và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật”. GV sử dụng máy chiếu, gọi 2 HS đọc, cả lớp chú ý theo dõi. * Đoạn 1: Bỗng choang 1 cái thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng… ồ hắn kêu… Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. ồ hắn kêu lên! * Đoạn 2: Liên cầm tay em không đáp. Chuyền tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kem sáng hơn. Nhưng họ ở hà nội về! Liên lặng theo mơ tưởng… * Đoạn 3: Trong t/p Chữ người tử tù – Huấn Cao – một người tù tài hoa và đầy khí phách đã trả lời viên quản ngục: -Ngươi hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. * Đoạn 4: Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi nhà văn Tạ Duy Anh đã diễn đạt tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái mình: “Tôi giật sững người…” Vậy mà dưới mắt tôi thì … Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp. * Ví dụ 1: Ôi! Sáng xuân nay,xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về... Im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau,vui ngẩn ngơ… (Tố Hữu – Theo chân Bác) * Ví dụ 2: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi. * * * Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc. * * * Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiến hát ( Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước ) * Ví dụ 3: Một hồi kèn rúc Từ các ngọn núi của trợ chiến, tiếng súng chờ đợi gần một ngày trời bắt đầu nổ. Một trận đấu hoả lực, một trận đấu mócchê bắt đầu bằng… toàn các thứ đạn của địch chiếm được buổi sáng. (Trần Đăng) E. Củng cố, dặn dò. Nêu vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. Gv cho HS các câu hỏi về nhà luyện tập: 1, Viết đoạn văn ngắn có dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 2, Viết câu hoặc đoạn văn có dùng dấu chấm lửng, cho biết giá trị sử dụng của dấu câu này. 3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy; chỉ ra sự khác nhau về công dụng của hai dấu đó. * Bổ sung ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 5, 6. Ngày soạn: Ngày dạy: Vai trò và tác dụng của dấu câu Trong văn bản nghệ thuật (tiếp theo). A. Mục tiêu: - HS sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể. B. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị bài tập, tài liệu về dấu câu. - HS: Làm các bài tập đã cho ở tiết 3,4. C. Bài cũ: Nêu nhận xét của em về cách sử dụng dấu chấm lửng trong các câu thơ dưới đây: Mai sau… Mai sau… Mai sau… Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. (Nguyễn Duy). Tiến trình lên lớp: Hoạt động của thầy - trò Nội dung 6 a) Hoạt động 1: Luyện tập GV nêu yêu cầu bài tập: ? Tìm trong SGK, Sách tham khảo những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như mọt biện pháp tu từ và phân tích vai trò, tác dụng của chúng. Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó dùng dấu hai chấm để báo hiệi lời trích dẫn và dùng dấu ngoặc kép để đ đóng khung lời trích dẫn. GV cho HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bị . GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung. ? Viết một câu hoặc một đoạn văn, trongđó có dùng dấu chấm lửng và cho biết giá trị sử dụng của loại dấu này. GV gọi HS trình bày. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung. GV cho HS viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng dấu phẩy, dáu chấm phẩy và chỉ ra sự khác nhau về công dụng của hai loại dấu cau đó. GV gọi HS trình bày bài tập vừa thực hiện. GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Viết 2 câu cùng nội dung thông tin nhưng dùng dấu câu khác nhau(một câu dùng dấu chấm và một câu dùng dấu chấm than) phân tích sự khác nhau về ý nghĩa của hai câu đó. HS nêu và phân tích ví dụ . GV tuyên dương những em cho ví dụ đúng, phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng dấu câu. GV cho điểm những bài làm khá. Viết một câu hoặc một đoạn văn ngắn trong đó sử dụng dấu chấm hỏi và dấu chấm than dfdặt trong ngoặc đơn với hàm ý châm biếm nghi ngờ. GV lưu ý đây là bài tập khó, HS cần chọn tình huống để đặt câu. ? Viết lời bình về công dụng dấu chấm lửng trong hai câu thơ sau: Anh đi đó, anh về đâu Cánh buồm nâu… Cánh buồm nâu… Cánh buồm... (Nguyễn Bính – Không đề). HS phân tích. Tìm các mẫu chuyện vui nói về việc sử dụng dấu câu không thích hợp dẫn đến việc hiểu sai ý nghĩa của câu. Phân tích: Do anh nhầm tưởng chổ ngắt quãng là ngắt câu nên anh hiiêủ lời dặn của bố là: -Đừng uống trà! Uống rượu con nhé! -Đừng đánh cờ! Đánh bạc con nhé! b) Hoạt động 2: Tài liệu tham khảo. GV cung cấp một số đoạn văn bình về vai trò và tác dụng của dấu câu. 7 7 Bài tập 1 1) Đoạn văn : Nào là ga Tiên An – ga Hà Thanh – ga Quảng Trị – ga Mỹ Chánh – ga Hiền Sĩ – ga Văn Xá - ga An Hoà - ga Huế- ga An Cựu –ga Hương Thuỷ – ga Phú Bài – ga Nong – ga Truồi – ga Cỗu Hai – ga Nước Ngọt – ga Thừa Lưu – ga Lăng Cô - ga Liên Chiểu – ga Nam Ô - ga TuaRan. àNhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê trong tuỳ bút Nhớ Huế của Nguyễn Tuân. 2) 3) 4) 5) VD: _ Anh ấy đi rồi. - Anh ấy đi rồi! Phân tích: Câu 1 có tính chất như một thông báo khách quan. Câu 2 diễn tả tâm trạng buồn nhớ của một người khi có người thân đi xa. 6)VD: - Anh mà cũng có lòng tốt thế cơ à ( ?! ) 7) 8) VD: Một ông bố sắp mất, gọi con trai tới để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con: - Đừng uống trà … uống rượu con nhé! - Đừng đánh cờ … đánh bạc con nhé! Anh con trai vốn có hiếu, luôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại. 1) Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt. Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt. (Thép Mới) _Phối hợp hai từ láy, dấu phẩy cắt hai câu văn ra nhiều đoạn đều nhau, đối nhau diễn tả cái nhịp nhàng, nhún nhẩy của đòn gánh tre trên vai những người dân công đi chiến dịch. (Đinh Trọng Lạc) 2) Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!.. Dấu chấm lửng ở đây gắn với phương tiện im lặng diễn tả sự nghẹn ngào, ngập ngừng. (Đinh Trọng Lạc ) 3) “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chảitên mặt này? Tao khong thể là người lương thiện được nữa. Biết không! Chỉ còn một cách… Biết không! Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!...”Hắn rút dao ra, xông vào, Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. =>Nhịp điệu nhanh , gấp gáp, hệ thống dấu câu,, nhịp điệu, ngữ điệu góp phần diễn tả rất thanh công tâm trạng dồn nén, uất ức và tình thế gấp gáp,khẩn trương của màn bi kịch này. (Nguyễn Đăng Mạnh - Đỗ Ngọc Thống) *) Đoạn văn tham khảo: Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái còn mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; Nhớ hoa sấu rụng đầu đường hàng trống,nhớ quả bàng rụng ở Hải Hởu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá Anh Vũ Việt trì, na Láng, bưởi Vặn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống. (Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai) à Tạo nên giọng điệu da diết, gấp gáp, diễn tả niềm nhớ nhung, thổn thức cháy bỏng cứ ăm ắp, cứ trào tuôn không thể kìm giữ được, những cảm xúc chất chứa nỗi lòng đau đáu khắc khoải của người con đi xa hướng về đất Bắc. Củng cố – dặn dò: * Củng cố: * Dặn dò: - Tìm những lời bình hay về việc sử dụng dấu câu trong những văn bản văn học - Tìm hiểu một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình. *) Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 7, 8 Ngày soạn: Ngày dạy: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trỡ tình Mục tiêu: Giúp HS: Nắm được nọi dung và kỹ năng cơ bản : Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm , tư tưởng của mình trong thơ trữ tình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố đó. Chuẩn bị: GV: SGK, tài liệu về phân tích thơ. HS: Ôn lại một số vấn đề về thơ trữ tình. Kiểm tra bài cũ: ( 7’) Phân tích vai trò tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn sau: “Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (Cây tre Việt Nam –Thép Mới) HS: Dấu phẩy thể hiện trọn vẹn mọi sự nhọc nhằn cơ cực của người nông dân . Tiến trình lên lớp: Hoạt động của thầy - trò. Nội dung Hoạt động 1:(47’) Một số vấn đề về thơ trữ tình. ? Hãy kể một số bài thơ em thuộc trong SGK Ngữ văn 6,7,8 HS kể tên tác phẩm GV treo bảng tên các bài thơ ? Em hiểu thế nào là trữ tình, tự sự ? Hai cách thể hiện này có gì khác nhau Có bạn giải thích trữ tình là tính tình cảm, còn tự sự là kể lại, thuật lại sự việc. Cách giải thích đó có gì đúng, chưa đúng? Khi đọc t/p Lão Hạc hay Tắt Đèn, em có thấy nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố xuất hiện trực tiếp không? Có khi nào Nam Cao nói trực tiếp trong truyện “Tôi thương Lão Hạc lắm không”? Ngược lại khi đọc đoạn thơ sau: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ. Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! ( Quê hương – Tế Hanh ) Thì t/c nhớ nhung với quê hương trong đoạn thơ có phải đã được Tế Hanh phát biểu một cách trực tiếp không? Có người khi phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương chỉ tập trung phân tích hình tượng chiếc bánh trôi, từ đó làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và số phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam. Theo em , cách phân tích đó còn thiếu điều gì quan trọng đối với thơ trữ tình? ? Có hai ý kiến khác nhau khi phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu: Tập trung phân tích và làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Lượm ( Vui tươi, nhí nhảnh, dũng cam, lạc quan…) Tập trung phân tích những tình cảm yêu thương trân trọng của nhà thơ đói với chú bé trong bài thơ ?ý kiến của em thế nào? Tại sao em lựa chọn , đề xuất ý kiến như thế. ? Qua các bài thơ trữ tình đã học, hãy xác định xem yếu tố hình thức nghệ thuật nào được chú ý khi phân tích. Những yếu tố nào ít thấy được chú ý phân tích và yếu tố nào chưa biết bằng cách ghi kí hiệu vào trước chữ cái của các yeéu tố . + Yếu tố được chú ý + Yếu tố ít được chú ý + Yếu tố chưa biết b) Hoạt động 2:(30’) Bài đọc: Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình. GV cho HS đọc bài đọc ( 5 HS đọc) GV chú ý cho HS khi đọc: Bài đọc có mấy phần? Mỗi phần nêu nội dung lớn gì? Lập dàn ý đại cương bài đọc. ? Những hình thức nghệ thuật nào thường được các nhà thơ sử dụng trong thơ trữ tình? Ngoài các hình thức nghệ thuật mà bài viết đã nêu còn có hình thức nào khác không? Hãy liệt kê và cho ví dụ cụ thể? Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì và tránh được những lỗi gì khi phân tích, cảm thụ thơ trữ tình? HS nêu được một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình 1) Tác giả thể hiện cảm xúc gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng nhân vật, các sự kiện xã hội và diễn biến của câu chuyện – nhà văn đã giấu mình. Tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình. Nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình. Thể thơ. Vần thơ. Thanh điệu – bằng trắc. Nhịp thơ. Từ ngữ, hình ảnh. Các biện pháp tu từ. Không gian và thời gian 2) Dàn ý bài đọc: Đặc trưng của thơ trữ tình và một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình. II. Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình: 1, Nhịp thơ 2, Vần thơ 3, Từ ngữ và các biện pháp tu từ 4, Không gian và thời gian Tránh các lỗi: - Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng t/p không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. - Có chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung. - Suy diễn máy móc, gượng ép phi lý các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật Củng cố, dặn dò: 4’ * Củng cố: Nêu một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình. *Dăn dò: Đọc lại các bài thơ đã học ở các lơp 6, 7, 8. Phân tích được một số yéu tố hình thức nghệ thuật đã nêu. */ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 9,10. Ngày soạn: Ngày dạy: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình A. Mục tiêu: Giúp HS nắm được: Các yếu tố nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó. Biết vận dụng những hiểu biết ban đầu để phân tích một số tác phẩm trữ tình. B.Chuẩn bị: GV: Chọn một số bài tập để HS làm tại lớp, bảng phụ. HS: Đọc lại các bài thơ trữ tình SGK lớp 6, 7, 8. C. Bài cũ : Nêu các yếu tố nghệ thuật cần chú ý khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình. D. Tiến trình lên lớp Hoạt động của thầy – trò. Nội dung Hoạt động 1: Bài tập 1. GV cho HS đọc các đoạn thơ và trả lời các câu hỏi ( GV sử dụng bảng phụ) ? Hãy chỉ ra các chữ mang vần trong 3 đoạn thơ và xác định đó là những vần gì. ? Cách gieo vần trong đoạn thơ thứ 3 có gì đặc biệt? Gieo vần như thế đã giúp được gì cho việc biểu hiện nội dung đoạn thơ. (Vần : an, ương, ắng, ọng à khúc nhạc ngân nga diễn tả niềm vui phơi phới… trước mùa xuân đất nước) GV cho HS đọc các câu thơ ? Thống kê các chữ mang thanh bằng, thanh trắc trong ba đoạn thơ sau.Cách sử dụng thanh bằng, thanh trắc của tác giả có gì đặc biệt? Thanh bằng thường diễn tả những gì nhẹ nhàng, êm ái, bâng khuâng; Ngược lại thanh trắc thường diễn tả những gì trúc trắc, nặng nề… Dựa vào đặc điểm này phân tích đặc điểm sử dụng thanh bằng, trắc trong các câu thơ trên Hoạt động 2: Bài tập 2 Khi đọc bài thơ Lượm đến những dòng thơ như: Ra thế Lượm ơi!... hoặc: Thôi rồi, Lượm ơi! Và: Lượm ơi, còn không? Có bạn vẫn đọc theo ngữ điệu như khi đọc các câu khác trong bài. Theo em như thế đúng không? Vì sao? Hoạt động 3: Bài tập 3 Đọc những câu thơ sau và chỉ ra cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho chính xác. d) Hoạt động 4: Bài tập 4. - Mở đầu bài thơ Hội Tây, Nguyễn Khuyến viết: Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo Chữ kìa trong câu thơ trên đã giúp nhà thơ diễn tả được điều gì? - Đọc các câu thơ: + Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao. + Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Có ý kiến cho rằng khi phân tích câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ cần chú ý các chữ lờn lợt, ăn gì là đủ.ý kiến của em thế nào? Có người nói trong bài thơ Khóc Dương Khuê, Nguyễ Khuyến viết thừa một chữ thôi và có thể thay vào đó bằng chữ mất. ý kiến của em thế nào? e) Hoạt động 5: Bài tập 5. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: HS: so sánh. g) Hoạt động 6: Bài tập 6. Ca dao có câu: Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười. Chờ em đã tám hôm nay Hôm qua là chín, hôm nay là mười. ? Biện pháp tu từ sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nào. Các biện pháp ấy giúp tác giả dân gian thể hiện được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình ? ? Hãy sưu tầm một số câu thơ có chứa biện pháp tu từ trên. h) Hoạt động 7: Bài tập 7. Đọc câu thơ: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ông nghe có kém ai. ? Thái độ của tác giả trong 2 câu thơ trên là thái độ, tình cảm như thế nào? Biện pháp tu từ nào trong câu thơ đã giúp tác giả thể hiện được điều đó? Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó. i) Hoạt động 8: Bài tập 8. đọc các câu thơ sau: Trong như tiếng hát bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. ( Nguyễn Du) Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dát bay. (Nguyễn Đình Chiểu) Ta đi tới không thể gì chia cắt Mũi Nam Quan đến mũi Cà Mau. Trời ta chỉ một trên đầu Bắc Nam liền một biển Lòng ta không giới tuyến Lòng ta chung một Cụ Hồ Lòng ta chung một Thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam. (Tố Hữu) ? Trong các câu thơ trên, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ gì. ? Chúng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tình cảm của nhà thơ. HS phân tích, trình bày. - Tiếng suối trong như … … - Gậm một khối căm hờn … … Giương mắt bé giểu oai linh rừng thẳm - Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường Bạch Dương sương trắng nắng tàn Anh đi nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm một gọng đàn. (Tố Hữu) - Ô ! Hay buồm vươn cây ngô đồng Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông. (Bích Khê) - Đoạn trường thay lúc phân ly Vó cầu khấp khểnh, bánh xe gập gành. (Nguyễn Du) - Tài cao phận thấp chí khí uất Giang Hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà) - Một chiếc xe đạp/ băng vào bóng tối. (Xuân Diệu) - Càng nhìn ta/ lại càng say. (Tố Hữu) - Non cao/ tuổi vẫn chưa già. (Tản Đà) - Sau lưng thềm/ nắng/ lá rơi đầy. (Nguyễn Đình Thi) - Kìa: cho thấy Nguyễn Khuyến như đứng tách ra khỏi cáI hội tây ồn ào đầy những trò nhăng nhítdo bọn thực dân bày ra mà quan sát, mà ngẫm nghĩ, mà căn giận , mà đau đớn chua xót. - Lờn lợt: à thần tháicủa Tú Bà. - Ăn gì à liệt mụ vào 1 giống loài gì đó. Chúng đem bo

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van chi tiet.doc