Mục tiêu: SGV
II. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
III. Phương pháp: đàm thoại nêu vấn đề kết hợp đồ dùng trực quan.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với việc học bài mới.
2. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ý nghĩa của bảng tuần hoàn của các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Mục tiêu: SGV
II. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
III. Phương pháp: đàm thoại nêu vấn đề kết hợp đồ dùng trực quan.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với việc học bài mới.
2. Bài mới:
- Hoạt động 1: để thấy được mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, vị trí và tính chất hoặc so sánh tính chất của một ngtố với các ngtố lân cận thì chúng ta đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV hỏi :
- Biết vị trí của 1 nguyên tố có thể biết được cấu tạo nguyên tử không?
- Thí dụ: nguyên tố Ca có số thứ tự 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Vị trí này giúp ta biết điều gì về cấu tạo nguyên tử cùa nó.
- HS trình bày phương hướng giải quyết :
-Biết số thứ tự của nguyên tố suy số p, số e.
-Số thứ tự của chu kỳ suy số lớp e.
-Số thứ tự nhóm A suy được số e lớp ngoài cùng hay số e hoá trị.
* Hoạt động 2: GV đặt vấn đề: cho cấu hình e của nguyên tử nguyên tố là:1s22s22p63s23p5. Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- HS trình bày phương hứơng giải quyết :
+ Từ cấu hình e ® tổng số e ® số thứ tự nguyên tố.
+ Từ cấu hình e ® nguyên tố s hoặc p ® thuộc nhóm A.
+ Từ cấu hình e ® số e ngoài cùng ® số thứ tự của nhóm.
+ Từ cấu hình e ® số lớp e ® số thứ tự của chu kỳ.
* Hoạt động 3: Gv cũng cố quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong Bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử.
* Hoạt động 4: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có suy ra các tính chất cơ bản cùa nó được không?
- Nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA có tính kim loại (Trừ Bo).
- Nguyên tố nhóm VA,VIA, VIIA có tính phi kim .
- Hóa trị cao nhất với oxi, hoá trị với hidro.
- Công thức oxit cao nhất. Hợp chất khí với hidro.
- Oxit và hidroxit có tính axit hay bazơ.
* Hoạt động 5: GV đặt vấn đề: Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các trong bảng tuần hoàn, ta có thể so sánh tính chất với các nguyên tố lân cận. Quy luật biến đổi tính chất
Trong chu kỳ, theo điện tích hạt nhân tăng: tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần
Oxit và hidroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit tăng dần.
- So sánh tính chất hoá học của P (Z = 15) với Si(Z=14)và S (Z=16) với N(Z=7) và As (Z=33) Trong bảng tuấn hoàn các nguyên tố Si, P, S thuộc cùng chu kỳ. Dựa vào quy luật sự biến đổi tính phi kim trong chu kỳ, nên P có tính phi kim yếu hơn S và mạnh hơn Si.
H3PO4 có tính axit yếu hơn HNO3 và H2SO4.
I. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
Vị trí
-Số thứ tự nguyên tố
-Số thứ tự chu kỳ
-Số thứ tự nhóm A
Cấu tạo nguyên tử
-Số proton
-Số lớp
-Số e lớp ngoài cùng
II. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT
* Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuấn hoàn ta suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó.
- Nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA có tính kim loại (trừ Bo).
- Nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất với oxi, hoá trị với hidro.
- Công thức oxit cao nhất. Hợp chất khí với hidro.
- Oxit và hidroxit có tính axit hay bazơ.
* Thí duÏ: Nguyên tố S ở ô 16, nhóm VIA, chu kỳ 3, suy ra S là phi kim.
- Hoá trị cao nhất với oxi là 6.
- Công thức oxit cao nhất : SO3
- Hoá trị với hidro là :2
- Hợp chất khí với hidro: H2S, H2SO4 là axit mạnh .
III. SO SÁNH TÍNH CHẤT VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN
* Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các trong bảng tuần hoàn, ta có thể so sánh tính chất với các nguyên tố lân cận.
* Quy luật biến đổi tính chất :
- Trong chu kỳ, theo điện tích hạt nhân tăng: tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần .
Oxit và hidroxit có tính baz yếu dần, tính axit tăng dần.
- So sánh tính chất hoá học của P (Z= 15) với Si (Z=14) và S (Z=16) với N(Z=7) và As (Z=33) Trong bảng tuấn hoàn, các nguyên tố Si, P, S thuộc cùng chu kỳ. Dựa vào quy luật sự biến đổi tính phi kim trong chu kỳ, nên P có tính phi kim yếu hơn S và mạnh hơn Si.
H3PO4 có tính axit yếu hơn HNO3 và H2SO4.
V. Củng cố – Rút kinh nghiệm
1. Củng cố: bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 sgk 51
2. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- y nghia bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc.doc