Bài luyện tập số 1 - Môn Ngữ văn 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Đọc các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào trước chữ cái đúng nhất cho mỗi câu hỏi.

1. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả nào ?

A- Lê Anh Trà B- Nguyễn Khắc Viện

C- Nguyên Ngọc D- Nguyễn Đình Thi

2. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong cuốn sách nào?

A- Tuyển tập Hồ Chí Minh

B- Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam

C- Thơ văn Hồ Chí Minh

D- Hồ Chí Minh – tên người là cả một niềm thơ

3. Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh cho thấy trong cuộc đời cách mạng của mình:

A- Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ.

B- Người đã từmg sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.

C- Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp, Anh, Hoa, Nga.

D- Cả ba phương án trên đều đúng.

4. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả cho thấy: Chủ tịch Hồ Chí Minh Đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây và Người là một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại, bài viết đã sử dụng các phép lập luận nào ?

A- Chứng minh B- Giải thích

C- Suy lí D- Cả ba phương án trên đều đúng

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài luyện tập số 1 - Môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1 VĂN 9: PHẦN TRẮC NGHIỆM : Đọc các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào trước chữ cái đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả nào ? A- Lê Anh Trà B- Nguyễn Khắc Viện C- Nguyên Ngọc D- Nguyễn Đình Thi Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong cuốn sách nào? A- Tuyển tập Hồ Chí Minh B- Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam C- Thơ văn Hồ Chí Minh D- Hồ Chí Minh – tên người là cả một niềm thơ Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh cho thấy trong cuộc đời cách mạng của mình: A- Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. B- Người đã từmg sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. C- Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp, Anh, Hoa, Nga... D- Cả ba phương án trên đều đúng. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả cho thấy: Chủ tịch Hồ Chí Minh Đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây và Người là một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại, bài viết đã sử dụng các phép lập luận nào ? A- Chứng minh B- Giải thích C- Suy lí D- Cả ba phương án trên đều đúng Cuộc đời đầy truân chuyên có nghĩa là : A- Cuộc đời không gặp may mắn B- Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn C- Cuộc đời đầy những gian nan, vất vả D- Trong cuộc sống có ít niềm vui, nhiều nỗi buồn Uyên thâm văn hóa có nghĩa là: A- Tri thức văn hóa đạt đến độ sâu sắc B- Có hiểu biết về văn hóa C- Có hiểu biết về cuộc sống D- Có kiến thức Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác Hồ đã: A- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ B- Qua công việc, lao động mà học hỏi C- Học hỏi nghiêm túc , tiếp thu có định hướng D- Cả ba phương án trên đều đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa nước ngoài như thế nào ? A- Không ảnh hưởng một cách thụ động B- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực. C- Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. D- Cả ba phương án trên đều đúng. Em hiểu thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hóa quốc tế và dân tộc ở Bác: A- Văn hóa của Bác là văn hóa nhân loại. B- Văn hóa của Bác mang đậm tính dân tộc. C- Văn hóa của Bác là sự đan xen kết hợp hai nguồn văn hóa nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hóa của Bác. D- Cả ba phương án trên đều đúng. Những biện pháp nghệ làm nổi bật vẻ đẹp trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là: A- Kết hợp giữa kể và bình luận B- Chọn lọc giữa những chi tiết tiêu biểu C- Sử dụng nghệ thuật đối lập D- Cả ba phương án trên đều đúng. Trong các câu sau, câu nào không đáp ứng phương châm về lượng: A- Nó viết bằng tay trái B- Nó viết bằng tay C- Nó viết bằn tay trái nhưng chữ rất đẹp D- Nó đá bóng bằng chân trái Các thành ngữ : lắm mồm lắm miệng; câm miệng hến liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A- Phương châm về lượng B- Phương châm về chất C- Phương châm quan hệ D- Phương châm cách thức Các thành ngữ: nói có sách mách có chứng; ăn ngay nói thật; nói phải củ cải cũng phải nghe...liên quan đến phương châm hội thoại nào? A- Phương châm về lượng B- Phương châm về chất C- Phương châm quan hệ D- Phương châm cách thức Câu ca dao : Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau liên quan đến phương châm hội thoại nào? A- Phương châm về lượng B- Phương châm về chất C- Phương châm lịch sự D- Phương châm cách thức Văn thuyết minh là thể văn: A- Trình bày những hiểu biết cần thiết về các sự vật, hiện tượng...trong tự nhiên, xã hội để phục vụ cuộc sống. B- Trình bày những hiểu biết cần thiết y học C- Trình bày những hiểu biết cần thiết về khoa học D- Trình bày những hiểu biết cần thiết về kĩ thuật Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải làm gì? A- Đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, sự kiện chính của tác phẩm. B- Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững chủ đề tác phẩm, nhân vật chính, các sự kiện, biến cố chính và cách sắp xếp của tác giả. C- Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững chủ đề tác phẩm, nắm chắc sự kiện , biến cố chính của tác phẩm. D- Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững chủ đề tác phẩm, nhân vật chính của tác phẩm. Câu Tôi dám chắc không một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức tiết chế như vậy trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh nói về nhân vật nào ? A- Phan Bội Châu B- Hồ Chí Minh C- Võ Nguyên Giáp D- Phạm Văn Đồng Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu : Nhưng điều kì lạ tất cả những ảnh hưởng.....................đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. A- văn hóa B- văn minh C- quốc tế D- tiêu cực Điền tên tác giả vào tên tác phẩm sau : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Giải nghĩa từ giản dị: PHẦN TỰ LUẬN: ĐỀ : Hãy kể lại chuyện em đã gặp một người lính lái xe trong “Tiểu đội xe không kính”. BÀI THAM KHẢO: Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12 năm vừa rồi trúng vào thứ năm, ngày mà thời khóa biểu của học sinh toàn trường trống nhất. Nên Đoàn trường Nguyễn Văn Trỗi chúng tôi quyết định mời một chú bộ đội về trường nói chuyện với tất cả học sinh và thầy cô toàn trường. Sau lời giới thiệu của cô hiệu trưởng, chú Hùng bước ra chào cả trường. đó là một chú bộ đội khoảng hơn 50 tuổi nhưng khỏe mạnh trong bộ quân phục mới, lấp lánh rất nhiều huân huy chương trên ngực. Với giọng nói trầm, mạnh đôi lúc hóm hĩnh, chú Hùng bắt đầu ngay câu chuyện về những ngày còn chiến đấu đánh Mỹ trên Trường Sơn của chú … “ Trường Sơn hồi ấy không ngày nào là không có bom đạn của giặc Mỹ. Chốc chốc là những trận bom, hết bom bi công phá núi rừng, đến bom napan đốt sạch cây cối . . .” Giọng kể chuyện của chú Hùng mỗi lúc một sôi nổi hơn, khiến tất cả học sinh chúng tôi như bị hút vào câu chuyện của chú. Trước mắt chúng tôi như tái diễn sự khốc liệt của cuộc sống trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, của cuộc chiến thần thánh nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước ở thế kỉ xx vừa qua. Đôi mắt của chú Hùng sáng lên mãnh liệt, khi kể đến đoạn các đoàn xe vận tải của chúng ta vẫn ngày đêm ra trận, vượt qua mọi mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Giọng chú sảng sảng, mạnh mẽ có pha thêm một chút tinh nghịch: “ Các cháu, các thầy cô có biết không! Hồi ấy đoàn xe của tôi hổng có kính chắn gió, mui xe thì bị bẹp, méo, thùng xe không có cái nào là không trầy xước. Tôi còn nhớ với những chiếc xe không có kính, đoàn xe của chúng tôi vẫn ngày đêm nhắm hướng Nam mà chạy. Gió, bụi táp vào mặt, vào mắt cay sè. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xóa như người già, mặt lấm lem. Thế mà những người lính lái chúng tôi, vẫn phì phèo thuốc lá. Không cần rửa mặt mũi, chân tay, cứ mỗi khi có dịp dừng xe tại các trạm giao liên, bọn tôi lại xáp đến với nhau, nhìn mặt nhau rồi cùng cười ha...hả”. Kể đến chi tiết này, chú Hùng cười thật tươi, giọng nói nhanh như trẻ lại với cái thời còn tung hoành dưới cái nắng, cái gió và những ngày mưa rừng xối xả. “Trường Sơn đông nắng, tây mưa Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” Lần này, giọng chú Hùng có vẻ tình cảm nhưng vẫn ấm mạnh: “Mưa thì mặc mưa, đoàn xe của các chú có ướt đến mấy vẫn chạy . . . Cứ nguyên quần áo ướt cả đoàn xe xẻ gió lao về phía trước, hết ướt thì khô thôi mà. Tuy gian khổ như vậy nhưng trong tim chúng tôi luôn có một niềm tin: CHÚNG TA NHẤT ĐỊNH SẼ CHIẾN THẮNG” Nhìn chú Hùng say sưa kể chuyện, với khuôn mặt rạng ngời, tự dưng trong lòng em dâng tràn một một sự cảm phục những chú bộ đội như chú Hùng ngày ấy. Vì lí tưởng cao cả là giải phóng đất nước, thế hệ các chú không tiếc tuổi trẻ, coi thường cái chết, vượt qua biết bao nhiêu gian khổ cho đất nước có ngày hôm nay. Hòa cùng không khí nhộn nhịp của ngày lễ kỉ niệm : “Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam”, bầu trời như xanh hơn, cao hơn, rộng hơn, tất cả học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi chúng tôi đồng thanh hát vang bài ca : “ . . . Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây...” Chúng tôi chia tay chú Hùng bằng những tràng pháo tay vang dội cả sân trường. Trong tiếng hát, tiếng vỗ tay, hình ảnh của chú Hùng quả thật mạnh mẽ, đẹp lạ lùng. Tôi ao ước một ngày nào đó, nếu có điều kiện tôi cũng sẽ là “đồng chí” của chú. Tôi sẽ tiếp bước chú viết thêm nhiều trang sử oai hùng hơn cho lực lượng vũ trang Việt Nam. BÀI LÀM :

File đính kèm:

  • docBAI LUYEN TAP SO 1 VAN 9.doc