Đị khảo sát môn Ngữ văn lớp 9

Phần I:Trắc nghiệm

Hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau:

1.Nói “Một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng Tiếng Việt?

A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.

B. Hiện tượng đồng âm của từ.

C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ.

D. Hiện tượng trái nghĩa của từ.

2.Nội dung tư tưởng mà Nguyễn Duy gửi gắm trong tác phẩm Anh trăng là:

A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên thì không thể quên.

B. Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.

C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.

D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ hết, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đị khảo sát môn Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút . Phần I:Trắc nghiệm Hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau: 1.Nói “Một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng Tiếng Việt? A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. B. Hiện tượng đồng âm của từ. C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. D. Hiện tượng trái nghĩa của từ. 2.Nội dung tư tưởng mà Nguyễn Duy gửi gắm trong tác phẩm Anh trăng là: A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên thì không thể quên. B. Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ. C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người. D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ hết, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt. 3.Người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp nếu: “Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực”? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C.Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ. 4.Nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là: A. Ông hoạ sĩ. B. Anh thanh niên. C.Bác lái xe. D.Cả A,B,C. 5.Điểm giống nhau của hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là: A. Cùng sử dụng bút pháp hiện thực. B.Cùng viết về hình ảnh người lính. C.Cùng thời điểm sáng tác, cùng sử dụng bút pháp hiện thực. D. Cùng viết về hình ảnh người lính và sử dụng bút pháp hiện thực. 6.Câu thơ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” được sáng tạo từ một câu thành ngữ. Thành ngữ đó là: A. Đóng cửa cài then. B.Cửa đóng then cài. C.Cài then đóng cửa. D.Then cài cửa đóng. Phần II: Tự luận Đoạn kết một bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 có câu: “ Không có kính, rồi xe không có đèn” a,Chép tiếp những câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ cuối bài thơ. b,Cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đề khảo sát Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút .. Phần I:Trắc nghiệm Hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau: 1.Tác giả của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là ai? A,Lê Ngọc Trà. B.Trần Văn Trà. C.Lê Anh Trà. D.Trần Ngọc Trà. 2.Văn bản Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh thuộc thể loại nào? A.Truyền kì. B.Tuỳ bút. C.Truyện thơ. D.Phóng sự. 3.Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác-Viễn Phương) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được dùng theo phép tu từ nào? A.Hoán dụ. B.Nhân hoá. C.so sánh. D.ẩn dụ. 4. “Khi giao tiếp,cần nói đúng vào dề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề”.Đó là đặc điểm của phương châm hội thoại nào? A. quan hệ. B.Lịch sự. C. Cách thức. D.Về chất. 5.Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được sáng tác năm nào? A.1946 B.1947 C,1948 D.1950 6.Nhuận Thổ là một trong những nhân vật chính trong truyện nào? A.Chiếc lược ngà. B.Lặng lẽ Sa Pa C.Làng. D.Cố hương 7.Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm xuất sắc của: A.Nguyễn Dữ B.Nguyễn Du C.Nguyễn Đình Chiểu D.Nguyễn Bỉnh Khiêm. 8.Trong những tổ hợp từ sau đây,tổ hợp nào không phải là thành ngữ? A.Chó treo mèo đậy. B.Đánh trống bỏ dùi. C.Lá lành đùm lá rách. D.Được voi đòi tiên Phần II Tự luận Chép lại nguyên văn 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Em hãy phân tích để làm rõ. Đáp án chấm .. Phần I Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A C D C C Phần II Tự luận 1.Chép đúng hoàn toàn đoạn thơ: 1,5 điểm. 2.Bài văn:(6,5 điểm) A, Mở bài(0,5 điểm) -Giới thiệu tác giả,tác phẩm, nhân vật. B.Thân bài(5,5 điểm) a,Phân tích hoàn cảnh của ông Hai :Rất yêu làng,tự hào,hay khoe về làng,nhưng lại phải xa làng để đi tản cư(1 điểm) b,Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: -Thoạt đầu nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông lão bàng hoàng,sững sờ,nghi ngờ,không thể tin được.(0,5 điểm) -Khi cái tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông lão buộc phải tin.Tâm trạng của ông bị ám ảnh,day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.(0,5 điểm) -Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên trốn biệt trong nhà(0,5 điểm) -Ông tủi thân, thương con,thương dân làng chợ Dầu và thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian(0,5 điểm) -Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi nghe mụ chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ra khỏi nơi sơ tán(0,5 điểm) -Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội, nhưng lòng yêu làng, tin những người cùng làng khiến ông lão bán tín, bán nghi(0,5 điểm) -Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến, ông tự nhủ “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”(0,5 điểm) -Ông giữ được tình cảm trung thành với cách mạng,kháng chiến, Cụ Hồ.(0.5 điểm) c,Tâm trạng nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua diễn biến nội tâm,ý nghĩ,hành vi, ngôn ngữ nên rất sinh động.(0.5 điểm) C.Kết bài Nêu suy nghĩ về nhân vật (0,5 điểm) ************************************************************* Đáp án chấm bài khảo sát ngữ văn Lớp 9 . Phần I Trắc nghiệm(2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B B B D B Các câu 1,4,5,6 mỗi câu 0,25 điểm. Các câu2,3 mỗi câu 0,5 điểm Phần II Tự luận 1.Câu 1(2 điểm) a,Chép đúng ,đủ khổ thơ (1 điểm) b,Khổ thơ trích trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (1 điểm) 2. Bài văn (4 điểm) A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương (0,5 điểm) B.Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp:(2,5 điểm-mỗi ý 0,5 điểm) -Là người con gái thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp, được mọi người quý mến. -Là người vợ giữ gìn khuôn phép,tình nghĩa thuỷ chung. -Là người con dâu hiếu thảo. -Là người mẹ hiền, đảm đang. -Khi bị chồng nghi oan hết lòng tìm cách hàn gắn gia dình, việc trẫm mình là để bảo toàn danh dự. C.Một người có phẩm chất tốt đẹp như vậy lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng Vũ Nương lại gặp oan nghiệt và có cuộc đời bất hạnh (1 điểm) Đề khảo sát Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút ... Phần I:Trắc nghiệm Hãy chọn phương án đúng cho mỗi câu sau: 1.Tác giả của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là ai? A,Lê Ngọc Trà. B.Trần Văn Trà. C.Lê Anh Trà. D.Trần Ngọc Trà. 2.Văn bản Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh thuộc thể loại nào? A.Truyền kì. B.Tuỳ bút. C.Truyện thơ. D.Phóng sự. 3.Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác-Viễn Phương) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được dùng theo phép tu từ nào? A.Hoán dụ. B.Nhân hoá. C.so sánh. D.ẩn dụ. 4. “Khi giao tiếp,cần nói đúng vào dề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề”.Đó là đặc điểm của phương châm hội thoại nào? A. quan hệ. B.Lịch sự. C. Cách thức. D.Về chất. 5.Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được sáng tác năm nào? A.1946 B.1947 C,1948 D.1950 6.Nhuận Thổ là một trong những nhân vật chính trong truyện nào? A.Chiếc lược ngà. B.Lặng lẽ Sa Pa C.Làng. D.Cố hương 7.Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm xuất sắc của: A.Nguyễn Dữ B.Nguyễn Du C.Nguyễn Đình Chiểu D.Nguyễn Bỉnh Khiêm. 8.Trong những tổ hợp từ sau đây,tổ hợp nào không phải là thành ngữ? A.Chó treo mèo đậy. B.Đánh trống bỏ dùi. C.Lá lành đùm lá rách. D.Được voi đòi tiên Phần II Tự luận Phân tích vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Đáp án chấm ... Phần I Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A C D C C Phần II Tự luận 1.Mở bài:(1 điểm) -Giới thiệu tác gỉa, tác phẩm, nhân vật anh thanh niên. 2.Thân bài:(6 điểm) a,Anh là người biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống,lao động thiếu thốn gian khổ, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống, đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sồng có ý nghĩa hữu ích và tốt đẹp.(1 điểm) -Anh tự nguyện sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất,phục vụ chiến đấu.(1 điểm) -Biết chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoa học,nề nếp, một đời sống tinh thần,vật chất tốt đẹp.(1 điểm) b,Anh có tâm hồn rộng mở,yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.(1 điểm) -Yêu thiên nhiên,cuộc sống, cởi mở.chân tình,biết quý trọng tình cảm của mọi người.(1 điểm) -Trung thực với công việc, với mình,với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn rất đáng được quý trọng.(1 điểm) 3.Kết bài:(1 điểm) Hình tượng nhân vật anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của anh và cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghã xã hội.

File đính kèm:

  • docDe khao sat Ngu van 9 HK1.doc