Bài soạn: Giá trị khoan dung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh (HS) đạt được :

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu khoan dung là sự tha thứ, độ lượng, cởi mở và chấp nhận vẻ đẹp của những điều khác biệt, tôn trọng sự hiểu biết, điều tốt ở mỗi người.

2. Kỹ năng : Củng cố giá trị tôn trọng, yêu thương và kỹ năng giải quyết xung đột, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, lắng nghe

3. Thái độ : Giúp HS nhìn nhận cá tính và chấp nhận sự đa dạng tính cách của mỗi người nhưng vẫn biết hòa giải những mầm mống gây chia rẽ, bất hòa.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên : Kế hoạch bài học, trò chơi, clip, phiếu học tập, thẻ tình huống, trái tim hồng

2. Chuẩn bị của học sinh :

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp học và khởi động

- Mục tiêu : Định hướng chú ý của HS và tạo tâm thế vào bài học.

- Phương pháp : Thuyết trình

- Thời gian : 5 phút.

 Cách tiến hành:

2. Giáo viên : Giới thiệu bài học

3. Tiến trình bài học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn: Giá trị khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ……… : GIÁ TRỊ KHOAN DUNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh (HS) đạt được : Kiến thức : Giúp HS hiểu khoan dung là sự tha thứ, độ lượng, cởi mở và chấp nhận vẻ đẹp của những điều khác biệt, tôn trọng sự hiểu biết, điều tốt ở mỗi người. Kỹ năng : Củng cố giá trị tôn trọng, yêu thương và kỹ năng giải quyết xung đột, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, lắng nghe… Thái độ : Giúp HS nhìn nhận cá tính và chấp nhận sự đa dạng tính cách của mỗi người nhưng vẫn biết hòa giải những mầm mống gây chia rẽ, bất hòa. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của giáo viên : Kế hoạch bài học, trò chơi, clip, phiếu học tập, thẻ tình huống, trái tim hồng… Chuẩn bị của học sinh : TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ổn định lớp học và khởi động Mục tiêu : Định hướng chú ý của HS và tạo tâm thế vào bài học. Phương pháp : Thuyết trình Thời gian : 5 phút. Cách tiến hành: Giáo viên : Giới thiệu bài học Tiến trình bài học. Hoạt động 1 : Thế nào là khoan dung ? (T1) Mục tiêu : HS hiểu được thế nào là khoan dung ? Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm… Thời gian : 15 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Thế nào là khoan dung ? - GV kể câu chuyện “Một bát súp” => HS lắng nghe ? Suy nghĩ của em về câu chuyện ? ? Thế nào là khoan dung ? => HS suy nghĩ và trả lời - GV kết luận * Thế nào là khoan dung ? - Khoan dung là biết tha thứ, độ lượng. - Khoan dung là một thái độ khách quan và công bằng đối với những người mà ý kiến, hành vi, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc của họ khác mình, không hề có sự cố chấp… Đó là sự tôn trọng lẫn nhau. Hoạt động 2: Biểu hiện của lòng khoan dung Mục tiêu : HS nhận biết và hiểu về những biểu hiện của lòng khoan dung. Phương pháp : Vấn đáp, hoạt động nhóm Thời gian : 25 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Biểu hiện của lòng khoan dung ? Hãy nhớ lại, em đã từng khoan dung với ai đó hoặc em đã nhận sự khoan dung từ một người ? - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy A3 thảo luận: ? Những biểu hiện của lòng khoan dung? => HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, chốt kiến thức. * Biểu hiện của lòng khoan dung - Khoan dung: luôn tôn trọng và cảm thông với người khác. - Khoan dung: biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. - Khoan dung: Không chấp nhặt hẹp hòi; biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội. - Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt. - Khoan dung là sự độ lượng, sự tha thứ lỗi lầm của người khác gây ra cho mình. TK: (5p) => Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp. Khoan dung là món quà mang lại sự bình yên cho tâm hồn. BTRL: Em hãy tìm những câu tục ngữ, danh ngôn nói về lòng khoan dung. Hoạt động 3: Khoan dung và sự bình yên trong tâm hồn (T2) Mục tiêu : HS hiểu được mối quan hệ giữa khoan dung và sự bình yên trong tâm hồn. Phương pháp : Phân tích phim… Thời gian : 15 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Khoan dung và sự bình yên trong tâm hồn - Chia sẻ:? Trong chúng ta, ai đã một lần tổn thương và nói “Tôi không thể tha thứ được” ? => HS chia sẻ cùng GV và cả lớp - HS xem Clip “Cát và đá” ? Cảm nhận của em qua clip trên ?) => HS lắng nghe/ quan sát, cảm nhận và chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ cá nhân. - GV nhận xét và kết luận. * Khoan dung và sự bình yên trong tâm hồn - Khoan dung sẽ nhân lên lòng yêu thương, tình đoàn kết, sự gắn bó của mọi người trong tập thể… - Có lòng khoan dung, con người được sống trong bình an, yêu thương, tin cậy. Hoạt động 4 : Ý nghĩa của khoan dung Mục tiêu : Giúp HS hiểu được lợi ích của khoan dung. Phương pháp : Vấn đáp, hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy Thời gian : 25 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Ý nghĩa của khoan dung - GV mời 1 HS đeo lần lượt từng chiếc ba lô lên vai nếu như mỗi lần em có việc gì đó buồn bực mà không thể tha thứ cho người khác được. ? Cảm nhận của em khi đeo ba lô? ? Vậy có nên giữ mãi trong lòng nỗi buồn bực mà không thể tha thứ cho người khác ? => HS thực hiện và trả lời - Chia sẻ: Những câu chuyện thực tế em đã chứng kiến khi mọi người không khoan dung với nhau ? => HS chia sẻ - GV chia lớp thành 4 nhóm: (Thảo luận sơ đồ tư duy) + Y/c: Hãy thể hiện bằng sơ đồ tư duy về lợi ích của khoan dung ? => HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày + Lợi ích cho bản thân: tha thứ và cảm thông luôn làm cho tâm hồn nhẹ nhàng… + Lợi ích cho người khác: khoan dung là điều tuyệt vời để người khác biết nhìn ra cái sai và sửa chữa, biết ăn năn về lỗi lầm của mình và tạo niềm tin đối với mọi người… - GV chốt * Khoan dung và sự bình yên trong tâm hồn - Thông qua sự hiểu biết và đầu óc mới mẻ, sáng suốt, người có lòng khoan dung có khả năng thu hút nhiều người khác biệt đến với mình, tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. - Khoan dung là món quà dành cho chính chúng ta. - Khoan dung - đem đến cho mỗi người sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm hồn và mang lại niềm vui, hạnh phúc lớn lao cho người khác. TK: (5p) => Khoan dung với mọi người là khoan dung với chính mình. BTRL: Em hãy suy nghĩ câu hỏi: ? Tại sao khoan dung có lợi với tất cả mọi người nhưng lại khó để cho mình tha thứ ? Hoạt động 5 : Khoan dung với chính mình (T3) Mục tiêu : Giúp HS hiểu khoan dung là bắt đầu từ chính mình. Phương pháp : Vấn đáp, đóng vai… Thời gian : 20 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Khoan dung với chính mình - HS chia sẻ BTRL ? Có khi nào em đã từng nghĩ và không hài lòng về bản thân mình ? (ngoại hình) - GV kể câu chuyện “Con mực” ? Suy nghĩ của em khi nghe câu chuyện ? => HS lắng nghe, cảm nhận và trả lời - GV phát mỗi HS 1 phiếu học tập + Y/c: Em hãy viết một kỷ niệm mà em không tha thứ cho chính mình ? => HS viết phiếu - GV thu phiếu và chia sẻ phiếu cho cả lớp nghe. - HS xem clip “Hai viên gạch” ? Clip giúp em nhận ra điều gì ? - GV chia sẻ và kết luận * Khoan dung với chính mình - Khoan dung với chính bản thân mình là nhận ra mình sinh ra để làm việc có ích cho gia đình và cho xã hội. - Khoan dung với chính mình thì mới dễ dàng khoan dung với người khác xung quanh chúng ta. Hoạt động 6 : Làm thế nào để khoan dung với chính mình ? Mục tiêu : HS biết cách thể hiện lòng khoan dung bắt đầu với chính bản thân mình. Phương pháp :Đóng vai, thảo luận nhóm… Thời gian : 20 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Làm thế nào để khoan dung với chính mình ? - HS đóng vai theo câu chuyện “Chiếc bút bi” + Thảo luận nhóm: (Mỗi HS nhận 1 stic và dán vào giấy A3 của nhóm) ? Làm thế nào để khoan dung với chính mình ? => HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt kiến thức * Làm thế nào để khoan dung với chính mình ? - Khoan dung với chính bản thân mình là ta biết giới hạn của bản thân để không quá kỳ vọng và hụt hẫng; là dũng cảm đứng lên sau những cú ngã lớn hay nhỏ của cuộc đời. - Đừng vì những sai lầm nhỏ mà đánh mất sự tự tin của bản thân mình. Đừng vì những thất bại nhỏ mà đánh mất những cơ hội lớn của bản thân. - Vấp ngã không quan trọng bằng việc chúng ta đứng lên như thế nào. Hãy luôn biết cho mình cơ hội để lại cố gắng thêm một lần nữa…(kiên cường) - Khoan dung là khả năng đối mặt với những khó khăn. TK: (5p) => Khi chúng ta biết khoan dung là khi ấy mọi thứ quanh ta thật nhẹ nhàng , trái tim tràn ngập những yêu thương và không bao giờ có chỗ cho sự thù hận hay cáu giận. Khoan dung không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho ngay chính bản thân mình. BTRL: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về sự khoan dung. Hoạt động 7 : Nuôi dưỡng lòng khoan dung Mục tiêu : Giúp HS nuôi dưỡng lòng khoan dung trong cuộc sống bằng cách biết đặt địa vị mình vào người khác để hiểu cảm xúc của họ từ đó tránh được những điều gây tổn thương cho người khác. Phương pháp :Đóng vai, thảo luận nhóm, tưởng tượng nội suy, thư giãn… Thời gian : 35 phút Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Nuôi dưỡng lòng khoan dung - Kính thay vai: GV mời HS lên bốc thăm một chiếc kính bất kỳ, trên những chiếc kính đó có ghi cảm xúc, tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau (buồn, vui, đau khổ, mồ côi, tật nguyền…) (HS thay kính) ? Cảm nhận của em khi đặt mình vào vị trí của những cảm xúc, hoàn cảnh khác nhau ? => HS đóng vai thể hiện và cảm nhận, suy nghĩ trả lời. * Hiểu biết về lòng khoan dung: - GV chia lớp thành 2 nhóm: Thi về tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về khoan dung ? ( Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài/ Chín bỏ làm mười/…) => HS làm việc theo nhóm và thể hiện hiểu biết cá nhân. * Nuôi dưỡng lòng khoan dung - Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Hãy khen ngợi, đừng chê bai. Mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là nhỏ nhất thì trong lòng người đó có những rạn nứt không thể xóa bỏ được. - Khoan dung là sự tôn trọng thông qua hiểu biết lẫn nhau. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG THỰC HÀNH (5 phút). Tổng kết : Khoan dung là sự cởi mở và nhận thức được vẻ đẹp của những điều khác biệt. Hạt giống nảy sinh sự thiếu khoan dung là sự sợ hãi và thiếu hiểu biết. Hạt giống nảy sinh sự khoan dung là tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Ai biết đánh giá cao lòng tốt của người khác và hoàn cảnh là người có lòng khoan dung. Hãy sống với lòng vị tha để thấy cuộc đời này hạnh phúc và tươi đẹp như thế nào? Hướng dẫn vận dụng thực hành : Em hãy rèn luyện và nuôi dưỡng lòng khoan dung.

File đính kèm:

  • docgtkd.doc