Bài soạn Hình học 9 Tiết 20 - Vũ Mạnh Tiến

1.1. Kiến thức: Nắm được định nghĩa đường tròn, sự xác định đường tròn, đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác. Nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng, trục đối xứng.

 1.2. Kĩ năng: Biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên , nằm trong, nằm bên ngoài đường tròn.

1.3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn, đơn giản như tìm tâm của một vật thình tròn

 

doc6 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Hình học 9 Tiết 20 - Vũ Mạnh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 06/10/2007 NG: 09/10/2007 Tiết 20 Chương II. đường tròn Bài 1 sự xác định đường tròn. tính chất đối xứng của đường tròn 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Nắm được định nghĩa đường tròn, sự xác định đường tròn, đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác. Nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng, trục đối xứng. 1.2. Kĩ năng: Biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên , nằm trong, nằm bên ngoài đường tròn. 1.3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn, đơn giản như tìm tâm của một vật thình tròn… 2. Chuẩn bị của GV - HS GV: - Đồ dùng: Thước thẳng, compa, bảng phụ, miếng bìa hình tròn - Tài liệu: SGK, SBT, SGV HS: - SGK, thước thẳng, compa, miếng bìa hình tròn. 3. Phương pháp: - GV tổ chức cho HS tiếp nhận các kiến thức thông qua thực hành vẽ hình và suy luận logic - Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, giảng giải 4. Tiến trình dạy học 4.1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 4.2. Kiểm tra bài cũ Kết hợp cùng hoạt động 1. 4.3. Bài mới *Hoạt động 1: GV vẽ hình và yêu cầu HS vẽ đường tròn tâm O bán kính R. HS vẽ hình vào vở ? Nêu định nghĩa đường tròn? HS phát biểu định nghĩa đường tròn tr97 SGK. GV đưa bảng phụ giới thiệu 3 vị trí của điểm M đối với đường tròn (O;R). ? Hãy cho biết các hệ thức liên hệ giữa độ dài đoạn OM và bán kính R của đường tròn O trong từng trường hợp? HS: - Điểm M nằm ngoài (O;R) - Điểm M nằm trên (O;R) - Điểm M nằm trong (O;R) GV ghi hệ thức dưới mỗi hình HS làm ?1 1. Nhắc lại về đường tròn O R Kí hiệu: (O;R) hoặc (O) * Định nghĩa: SGK O O O M M M R R R OM > R OM = R OM < R ?1: Điểm M nằm bên ngoài đường tròn (O) => OH > R Điểm L nằm trong (O) => OK < R. Từ đó suy ra OH > OK Trong OKH có OH > OK ( theo định lí về góc và cạnh đối diện trong tam giác ) *Hoạt động 2: ? Một đường tròn được xác định khi biết những yếu tố nào? HS: một đường tròn được xác đinh khi biết tâm và bán kính ? Hoặc biết yếu tố nào khác mà vẫn xác định được đường tròn? HS: biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn. GV: Ta sẽ xét xem, một đường tròn được xác định nếu biết bao nhiêu điểm của nó. HS thực hiện ?2 GV: như vậy, biết một hoặc hai điểm của đường tròn đều chưa xác định được duy nhất một đường tròn. Hãy thực hiện ?3 HS thực hiện ?3 ? Vẽ được bao nhiêu đường tròn? Vì sao? HS: chỉ vẽ được một đường tròn vì trong tam giác, ba trung trực cùng đi qua một điểm. ? Vậy bao nhiêu điểm xác định một đường tròn duy nhất? HS: qua ba điểm không thẳng hàng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường tròn ? Cho 3 điểm A’, B’, C’ thằng hàng. Có vẽ được một đường tròn đi qua 3 điểm này không? Vì sao? HS: không vẽ được đường tròn nào vì đường trung trực của các đoạn thẳng A’B’, B’C’, C’A’ không giao nhau. GV vẽ hình minh họa như SGK vào phần bảng phụ. GV giới thiệu: Đường tròn đi qua 3 đỉnh A, B, C của tam giác ABC gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, khi đó tam giác ABC gọi là tam giác nội tiếp đường tròn. 2. Cách xác định đường tròn A B O’ O Có vô số đường tròn đi qua A và B. Tâm các đường tròn đó nằm trên đường trung trực của AB vì có OA = OB. A B C O d d’ Qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một đường tròn. A B C O ABC nội tiếp (O) (O) ngoại tiếp ABC. *Hoạt động 3: ? Có phải đường tròn là hình có tâm đối xứng không? Hãy thực hiện ?4 rồi trả lời câu hỏi trên. HS: - Đường tròn là hình có tâm đối xứng. - Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó. 3. Tâm đối xứng A A’ O Ta có OA = OA’ mà OA = R Nên OA’ = R => A’(O) * Kết luận: SGK *Hoạt động 4: GV yêu cầu lấy miếng bìa hình tròn: + Vẽ 1 đường thẳng đi qua tâm của miếng bìa hình tròn. + Gấp miếng bìa hình tròn đó theo đường thẳng vừa vẽ. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV ? Có nhận xét gì? HS: Hai phần bìa hình tròn trùng nhau. Đường tròn là hình có trục đối xứng. ? Đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng? HS: Đường tròn có vô số trục đối xứng. GV cho HS làm ?5 Rút ra kết luận tr99 SGK 4. Trục đối xứng A B C C’ O Có C và C’ đối xứng nhau qua AB nên AB là trung trực của CC’. Có OC’ = OC = R * Kết luận: SGK 4.4. Củng cố: Luyện tập ? Tìm tâm của đường tròn? HS: Trung điểm của AC ? Hãy c/m A, B, C, D thuộc (O). OA = OB = OC = OD ? Tính OA = ? HS: trả lời GV: vẽ hình trên bảng minh họa Bài 1/sgk-99 GT: hcn ABCD; AB = 12; BC = 5 a.A, B, C, D thuộc (O). b. OA = ? giải Gọi O là giao điểm của AC, BD có: OA = OB = OC = CD (t/c hcn). = > A,B, C, D thuộc đường (O,OC) OC = 1/2 AC Mà: Bài 2/sgk-99. 1 – 5 ; 2 – 6 ; 3 - 4 4.5. Hướng dẫn về nhà - Học kĩ lí thuyết, thuộc các định lí , kết luận - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (99-SGK) 1, 3, 4, 5 (128-SBT) E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct20.doc