TẬP ĐỌC: ÔN TẬP TIẾT 1-2
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc (lấy điểm) Các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
- Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.
- Mở rộng từ ngữ về bốn mùa. Ôn luyện cách dùng dấu chấm.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ Hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP TIẾT 1-2
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc (lấy điểm) Các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
- Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.
- Mở rộng từ ngữ về bốn mùa. Ôn luyện cách dùng dấu chấm.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (34-35 phút)
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những em chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Tiết 2
Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?(9-10 phút)
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS làm vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS cùng lên bảng ,mỗi em làm một câu
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác (7-8 phút)
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cảm ơn, 1 HS đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
Hoạt động4: Mở rộng từ ngữ về bốn mùa (7-8 phút)
Bài 1- tiết2
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- Yêu cầu từng cặp HS đứng lên 1 em đọc tên mùa , 1 em đọc kết quả bài làm về mùa đó.
- HS cả lớp cùng theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 5: Củng cố cách dùng dấu chấm ( 7-8 phút)
Bài 2- tiết2
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
TOÁN:
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu Giúp HS biết:
- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
*GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4
- GV cho HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
* GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có
2 x 1 = 2 ta có 2 : 1 = 2
3 x 1 = 3 ta có 3 : 1 = 3
- HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1)
- Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:
1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
1 x 3 = 3 ta có 3 : 1 = 3
1 x 4 = 4 ta có 4 : 1 = 4
- GV cho HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:Tính nhẩm kết quả phép nhân với 1 và chia cho 1
- HS tính nhẩm (theo từng cột)và ghi kết quả vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2: Dựa vào bài học, HS tìmsố thích hợp điền vào ô trống (ghi vào vở).
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3
2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4
Bài 3: Thứ tự thực hiện các phép tíng trong một dãy tính
- HS tự nhẩm từ trái sang phải và điền kết quả vào vở
- GV chấm một số bài và nhận xét.
*Bài 4: Củng cố phép nhân , phép chia
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
ĐẠO ĐỨC:
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. Mục tiêu
- Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống , chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
- Nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, sẽ vui hơn.
- Thông cảm với người khuyết tật.Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật.
- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.
- Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hành vi giúp đỡ người khuyết tật (10-11 phút)
Cho HS làm bài tập 1:
- HS quan sát tranh thảo luận về việc làm của các bạn trong tranh
- HS thảo luận theo cặp
- Đại diện các nhóm trình bầy , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Kết luận :Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Hoạt động 2: Một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật ( 10-11 phút).
Cho HS làm bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài .
- HS thảo luận theo cặp
- Đại diện các nhóm trình bầy , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp như đẩy xe lăn cho người khuyết tật , quyên góp giúp nạn nhân chất độc da cam... Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
Hoạt đông3: Bày tỏ ý kiến ( 9-10 phút)
Cho HS làm BT3
- GV nêu từng ý kiến , HS bày tỏ thái độ đồng tình bằng cách giơ cao tay hoặc không đồng tình không giơ tay.
- GV kết luận : Các ý a ,c ,d là đúng.
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
CHÍNH TẢ:
ÔN TẬP TIẾT 3
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
- On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?”
- On luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15-16 phút)
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những em chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Hoạt động 2: On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?(8-9 phút)
Bài 1-2: GV hướng dẫn HS làm từng bài.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu và làm vào vở. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 3: On luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác(7-8 phút)
Bài3: HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu các em đáp lời xin lỗi của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đáp lại lời xin lỗi. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét và cho điểm từng HS.
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
GV nhận xét và dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Ở đâu?” và cách đáp lời xin lỗi của người khác.
KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP TIẾT4
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi. Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến 26.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15-16 phút)
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. GV cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những em chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về chim chóc ( 8-9 phút)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi mở rộng vốn từ .
- HS nêu câu hỏi hoặc làm động tácđể đố nhau về tên hoặc hoạt động của con vật .
+ Chim gì màu lông sặc sỡ , bắt trước tiếng người rất giỏi. ( Vẹt)
+ Vẫy 2 cánh sau đó đưa 2 tay chụm lên miệng . ( Gà trống gáy)
- HS cả lớp theo dõi đoán và trả lời.
Hoạt động 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 2 đến 3 câu) về một loài chim hay gia cầm mà em biết( 9-10 phút)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Em định viết về con chim gì?Hình dáng của con chim đó thế nào? (Lông nó màu gì? Nó to hay nhỏ? Cánh của nó thế nào…)
- Em biết những hoạt động nào của con chim đó? (Nó bay thế nào? Nó có giúp gì cho con người không…)
- Yêu cầu 1 đến 2 HS nói trước lớp về loài chim mà em định kể.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập sau đó gọi một số em đọc bài làm . lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Thứ Ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
TOÁN:
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
*Giúp HS biết:
Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.
Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
Không có phép chia cho 0.
*Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 0.
- Dựa vào ý nghĩa phép nhân, GV hướng dẫn HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
0 x 2 = 0 + 0 = 0, vậy 0 x 2 = 0
Ta công nhận: 2 x 0 = 0
- Cho HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0 vậy 0 x 3 = 3
Ta công nhận: 3 x 0 = 0
- Cho HS nêu lên nhận xét để có:
+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
- Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau:
Mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0
0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0
0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0
- Cho HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
- GV nhấn mạnh: Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0.
- GV nêu chú ý quan trọng: Không có phép chia cho 0.
Chẳng hạn: Nếu có phép chia 5 : 0 = ? không thể tìm được số nào nhân với 0 để được 5 (điều này không nhất thiết phải giải thích cho HS).
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm ghi kết quả vào vở sau đó đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Chẳng hạn:
0 x 4 = 0
4 x 0 = 0
Bài 2: HS tính nhẩm ghi kết quả vào vở sau đó đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Chẳng hạn:
0 : 4 = 0
Bài 3: Dựa vào bài học. HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số bị chia, tìm thừa số chưa biết.
Bài 4: HS tính nhẩm từ trái sang phải và làm vào vở .
- GV chấm một số bài và nhận xét.
*Bài 5: GV nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP TIẾT 5
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
- On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
- On luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15-16 phút)
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. GV cho điểm trực tiếp từng HS.
Hoạt động 2: On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
Bài 1-2 : GV hướng dẫn HS làm từng bài
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
+ Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
+ Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: On luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
Bài3: Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời khẳng định hoặc phủ định của ngườikhác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời khẳng định (a,b) và phủ định (c), 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS tự làm bài vào vở.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Như thế nào?” và cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
Thứ Tư ngày 16 tháng 3 năm 2009
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính nhẩm về phép nhân có thừa số 1 và 0; phép chia có số bị chia là 0.
- Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố số 1 trong phép nhân và phép chia( 7-8 phút)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu
- HS làm bài vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động2: Củng cố số 1, 0 trong phép nhân và phép chia ( 7-8 phút)
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài .
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
- Cho HS nêu nhận xét về kết quả của phép nhân có thừa số 1 và 0 , phép chia có số bị chai là 0
Hoạt động 3: Củng cố phép trừ, phép nhân, phép chia( 7-8 phút)
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu
- HS làm bài vào vở
- Yêu cầu một số HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố phép nhân, phép chia( 7-8 phút)
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài
- 2HS cùng lên bảng , mỗi em làm một bài .
- HS dưới lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
TẬP VIẾT :
ÔN TẬP TIẾT 6
I. Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Mở rộng vốn từ về muông thú qua trò chơi.
- Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài HTL. HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. GV cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những em chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về muông thú
Bài 1:Chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu
- Lớp được chia thành 2 nhóm A và B
- Đại diện nhóm A nói tên con vật , các thành viên trong nhóm B phải xướng lên những từ chỉ hoạt động hay đặc điểm con vật đó . Sau đó đổi lại
- 2 nhóm phải nói được về 5-6 con vật . GV chép ý kiến của HS lên bảng
- Cho 2-3 HS đọc lại.
Hoạt động 3: Kể về một con vật mà em biết
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó dành thời gian cho HS suy nghĩ về con vật mà em định kể. Chú ý: HS có thể kể lại một câu chuyện em biết về một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết.
- HS làm vào vở .
- HS kể trước lớp , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV tuyên dương những HS kể tốt.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Ôn tập tiết 7.
Thứ ngày tháng năm 200……
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP TIẾT 7
I. Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
- On luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài HTL. HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. GV cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những em chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Hoạt động 2: On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
Bài 1:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- HS làm vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 3: On luyện cách đáp lời đồng ý của người khác
Bài 3: Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS tự hoàn thiện bài vào vở.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Vì sao?” và cách đáp lời đồng ý của người khác.
Thứ ngày tháng năm 200……
CHÍNH TẢ: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( ĐỌC )
Thay bằng : ÔN TẬP TIẾT 8
I. Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi Đố chữ.
II. Chuẩn bị
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài HTL. HS chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc bài đã bốc thăm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. GV cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những em chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc thuộc để hôm sau kiểm tra
Hoạt động 2: Củng cố về vốn từ
- HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc thầm , quan sát ô chữ và chữ mẫu
- Dựa theo lời gợi ý các em phải đoán từ đó là gì
- Ghi từ vào các ô hàng ngang
- Sau khi điền đủ các từ các em nhìn vào đó đọc từ mới xuất hiện
- HS làm vào vở
- Gọi một số em đọc kết quả, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- GV tuyên dương những em làm đúng.
Hoạt động 3:Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP LÀM VĂM: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( VIẾT )
Thay bằng : ÔN TẬP TIẾT 9
I.Mục tiêu
Củng cố các dạng câu hỏi : như thế nào, ở đâu , con gì, vì sao
Củng cố viết đoạn văn ngắn nói về một con vật mà em yêu thích
II.Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố các dạng câu hỏi : như thế nào , ở đâu , con gì , vì sao
- Yêu cầu HS đọc bài “ Cá rô lội nước” trong VBT trang 42
- 1-2 HS đọc bài
- 1 HS đọc yêu cầu của phần B
- HS làm vào vở
- Yêu cầu từng cặp HS : 1 em đọc câu hỏi , 1 em đọc phần trả lời cho câu hỏi đó
- Sau mỗi lần đọc câu hỏi- trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Củng cố viết đoạn văn ngắn nói về một con vật
Cho HS làm BTtrang 43
- HS đọc yêu cầu của bài và các câu gợi ý
- GV hướng dẫn để HS nắm được cách viết một đoạn văn nói về một con vật
- HS dựa vào các gợi ý để viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu nói về con vật mà em thích
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét
- HS bình chon bạn viết hay
- GV tuyên dương HS viết hay.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Ngày tháng năm
TẬP VIẾT: ÔN TẬP
I.Mục tiêu
Củng cố cách viết chữ hoa P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X viết đúng mẫu chữ , cỡ chữ và viết đẹp.
II.Đồ dùng dạy học
Các chữ mẫu từ P đến X
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa ( 14-15 phút)
- GV gắn các chữ mẫu lên bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết từng chữ
- Cho HS viết bảng con các chữ hoa từ P đến X
- Sau mỗi lần viết , GV cùng HS nhận xét sữa chữa
Hoạt động 2: Tập viết vào vở ( 19-20 phút)
- Yêu cầu HS lấy vở tập viết
- GV nêu yêu cầu cho HS viết theo yêu cầu trong vở tập viết
- HS viết bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn cho các em đẻ các em viết đúng và đẹp.
- Chấm chữa bài : GV chấm 7-8 bài và nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò ( 1-2 phút)
Gv nhận xét tiết học và dặn dò.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
- Học thuộc bảng nhân, chia.
- Tìm thừa số, tìm số bị chia.
- Giải bài toán có phép chia.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố về phép nhân , phép chia( 5-6 phút)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu 4 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- Yêu cầu 1-2 Hs nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chiảtong bài tập.
Hoạt động 2: Củng cố tìm thừa số chưa biết ( 6-7 phút)
Bài 2:HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
Hoạt động 3: Củng cố tìm số bị chia.(6-7 phút)
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
Hoạt động4 : Củng cố về giải toán(6-7 phút)
Bài 3: HS đọc đề bài.
- Lớp làm vào vở sau đó lên bảng chữa bài
- GV và HS cùng nhận xét bổ sung
Hoạt động5 : Củng cố về 1/5; 1/2(6-7 phút)
Bài 5: HS đọc đề bài.
- Lớp làm vào vở sau đo2 HS cùng lên bảng chữa bài
- GV và HS cùng nhận xét bổ sung
- Cho HS nêu lại cách tìm 1/5 số ô vuông trong hình và nêu cách tìm 1/2 số hình tam giác trong hình.
Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
- Học thuộc bảng nhân, chia; vận dụng vào việc tính toán.
- Giải bài toán có phép chia.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố về bảng nhân , bảng chia( 8-9 phút)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS lần lượt lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính(8-9 phút)
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- HS nhắc lại cách thực hiện tính các biểu thức.
Hoạt động 3:Củng cố về giải toán( 7-8 phút)
Bài 3:HS đọc đề bài
- HS làm bài vào vở
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Hoạt động 4 : Củng cố về 1/3; 1/2(6-7 phút)
Bài 4: HS đọc đề bài.
- Lớp làm vào vở sau đo2 HS cùng lên bảng chữa bài
- GV và HS cùng nhận xét bổ sung
- Cho HS nêu lại cách tìm 1/3 số tam giác trong hình và nêu cách tìm 1/2 số hình tam giác trong hình.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động5:Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn tập chuẩn bị chi kiểm tra.
Thứ ngày tháng năm 200……
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?
I. Mục tiêu
- Loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
- Biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
File đính kèm:
- TUAN 27.doc