Bài soạn lớp 2 tuần 31

TẬP ĐỌC: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I. Mục tiêu

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư.Đọc phân biệt lời của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

II. Chuẩn bị

Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP ĐỌC: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu - Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư.Đọc phân biệt lời của các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. - Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố bài “ Cháu nhớ Bác Hồ”(4-5 phút) - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét cho điểm HS. Hoạt động 2: Luyện đọc(29-30 phút) - GV dùng tranh minh họa kết hợp lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài. Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. - Luyện đọc câu: HS nối tiếp nối nhau đọc từng câu - Chú ý cho HS các từ khó đọc sau: ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, … - Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Hướng dẫn HS đọc một số câu dài Nói rồi ,/ Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn / và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai chiếc cọc, / sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài ( 18-19 phút) Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Gọi 1 HS đọc đoạn 1.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1 - Gọi 1 HS đọc đoạn 2.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2 - Gọi 1 HS đọc đoạn 3.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3-4 - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 5 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm ( 9-10 phút) - Cho 2-3 nhóm HS ( mỗi nhóm 3 em )tự phân vai ( người dẫn chuyện , Bác Hồ, chú cần vụ ) thi đọc chuyện - HS cả lớp theo dõi bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay. - GV tuyên dương nhóm , cá nhân đọc hay. Hoạt động 5:Củng cố Dặn dò (4-5’) - Qua bài học này em rút ra được bài học gì về Bác Hồ ? Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác. - Về nhà luyện đọc chuẩn bị cho tiết kể chuyện Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Giúp HS: - Luyện kĩ năng tính cộng các số 3 chữ số (không nhớ). - On tập về 1/4.- On tập về chu vi của hình tam giác. - Ong tập về giải bài toán về nhiều hơn. - Tính đúng, nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1:Củng cố làm phép cộng các số có ba chữ số( 12-13 phút) Bài 1-2:HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Gọi 1 số HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . - GV nhận xét và cho điểm HS. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số. Hoạt động 2: Củng cố về 1/5( 5-6 phút) Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở - HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Yêu cầu HS nêu cách tìm 1/5 số bông hoa ở mỗi hình . Hoạt động 3: Củng cố về giải toán ( 5-6 phút) Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài. - Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ: - Yêu cầu HS viết lời giải bài toán vào vở. - GV chấm 6-7 bài và nhận xét. Hoạt động4:Củng cố chu vi hình tam giác ( 6-7 phút) Bài 5:Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác? - HS giải vào vở sau đó lên chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Hoạt động5: Củng cố – Dặn dò (2-3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. Ngày tháng năm ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( Tiết 2) I.Mục tiêu - Củng cố cho HS về ích lợi của một số lòa vật có ích , biết bảo vệ loài vật có ích để giữ môi trường trong lành . - HS phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với loài vật có ích , đồng tình với những người có hành vi đúng biết bảo vệ loài vật có ích ... II.Đồ dùng dạy học Tranh trong VBT III.Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng , sai (9-10 phút) - HS quan sát tranh trong VBTtrang45-46 trả lời những việc nào làm đúng , lớp theo dõi nhận xét bổ sung . *Cho HS làm BT3 + HS thảo luận nhóm đôi +Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả , các nhóm khác nhận xét bổ sung Kết luận : Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích . Hoạt động 2: Lựa chọn cách ứng xử ( 9-10 phút) *Cho HS làm BT4 - GV nêu tình huống - HS lắng nghe - HS thảo luận theo bàn để tìm ra cách ứng xử phù hợp - Đại diện các nhóm trình bầy , lớp theo dõi nhận xét bổ sung Kết luận : Trong tình huống đó An không nên chèo lên phá tổ chimvì nguy hiểm , dễ bị ngã, chim non sống xa mẹ dễ bị chết Hoạt động 3: Liên hệ thực tế( 10-12 phút) - GV nêu yêy cầu : Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. - HS tự liên hệ và trả lời , lớp theo dõi nhận xét - GV khen những em đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở Hs trong lớp còn chưa thực hiện tốt thì học tập các bạn ... Hoạt độg 4: Củng cố dặn dò ( 4-5 phút) GV nhận xét tiết học và dặn dò Thứ ngày tháng năm 200…… CHÍNH TẢ:( NV) VIỆT NAM CÓ BÁC I. Mục tiêu - Nghe và viết lại chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam có Bác. -Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát. - Biết cách viết hoa các danh từ riêng. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch/tr( 4-5 phút) - Cho HS viết bảng con : chói chang , trập trùng, chân thật.. - GV cùng HS nhận xét sửa sai Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả ( 17-18 phút) - GV đọc toàn bài thơ.Gọi 2 HS đọc lại bài. - Bài thơ nói về ai? - Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ ntn? - Đây là thể thơ gì? Vì sao em biết? - Các chữ đầu dòng được viết ntn? - Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào? - Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con: Bác, Việt Nam, Trường Sơn... - GV đọc bài cho HS viết- GV theo dõi uốn cho HS. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi - GV chấm 7-8 bài và nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (11-12 phút) Bài 1- 2: Phân biệt r/d/gi ; thanh hỏi/ thanh ngã GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu. - HS làm vào vở - Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. Chuẩn bị: Cây và hoa bên lăng Bác. Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP ĐỌC: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. Mục tiêu - HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ. - Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. -Hiểu ý nghĩa các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính. - Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố bài “ Chiếc rễ đa tròn”4-5 phút) - Gọi HS đọc bài “ Chiếc rễ đa tròn” và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét cho điểm HS. Hoạt động 2: Luyện đọc(9-10 phút) - GV dùng tranh minh họa kết hợp lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài. - Luyện đọc câu: HS nối tiếp nối nhau đọc từng câu - Chú ý cho HS các từ khó đọc sau: nở lứa đầu, tượng trưng, quảng trường, khỏe khoắn … - Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Hướng dẫn HS đọc một số câu dài Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/ nhưng hoa nhài trắng mịn,/ hoa mộc, /hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.// - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (10-11phút) Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Gọi 1 HS đọc đoạn 1-2-3.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1-2 - Gọi 1 HS đọc đoạn 4.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm ( 8-9 phút) - Cho 2-3 HS thi đọc toàn bài - HS cả lớp theo dõi bình chọn HS đọc hay. - GV tuyên dương HS đọc hay. Hoạt động 5:Củng cố Dặn dò (2-3’) - Qua bài học này em rút ra được bài học gì? - Về nhà luyện đọc lại bài . Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số(không nhớ) theo cột dọc. - On tập về giải bài toán về ít hơn. II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) * Giới thiệu phép trừ: - GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK. - Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học. - Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép trừ và hỏi: - Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông? - 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông? Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu? * Đặt tính và thực hiện tính: - Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 3 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính trừ 635 – 214. - Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính trừ và cho HS học thuộc: + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. + Tính: Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1:Thực hành trừ các số trong phạm vi 1000 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Nhận xét và chữa bài. Bài 2:Đặt tính và tính kết quả phép trừ các số có ba chữ số - HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài. - HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Gọi 1 số HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình. Bài 3:Trừ nhẩm các số tròn trăm - Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện 1 con tính. - Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số ntn? Bài 4:Giải toán có phép trừ -Gọi 1 HS đọc đề bài. - HS làm vào vở sau đó lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung Hoạt động3:Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Luyện tập. Thứ ngày tháng năm 200…… LUYỆN TỪVÀ CÂU:TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. I. Mục tiêu - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ. - Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố : Từ ngữ về Bác Hồ. - Gọi 3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần 30. - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 2. - GV nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ : từ ngữ về Bác Hồ Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng Hoạt động3: Từ ngữ ca ngợi Bác Hồ Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét Hoạt động 4: Luyện tập cách dùng dấu chấm , dấu phẩy Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm. - HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Yêu cầu HS giải thích : +Vì sao ô trống thứ nhất các em điền dấu phẩy? +Vì sao ô trống thứ hai các em điền dấu chấm? +Vậy còn ô trống thứ 3 em điền dấu gì? Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở BT 2. Gọi HS nhận xét câu của bạn. Hoạt động5:Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này. - Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy. Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu Giúp HS: - Luyện kĩ năng thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc. - Ôn luyện về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. - Ôn luyện cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu. - Ôn luyện về giải bài toán về ít hơn. - Củng cố biểu tượng, kĩ năng nhận dạng hình tứ giác. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động Hoạt động 1: Củng cố: Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000.(7-8 phút) - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: - Đặt tính và tính: a) 456 – 124 ; 673 – 212 b) 542 – 100 ; 264 – 135 c) 698 – 104 ; 789 – 163 - GV nhận xét cho điểm Hoạt động2 : Hướng dẫn luyện tập( 24-25 phút) Bài 1:Củng cố kĩ năng làm tính trừ - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán. - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Bài 2:Củng cố kĩ năng đặt tính và tính trừ - HS đọc yêu cầu của bài -1 số HS lên bảng làm , mỗi em làm một bài - Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số. Bài 3:Củng cố tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ - Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài. - 2 HS lên bảng làm , mỗi em làm hai bài - Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số bị trừ, tìm số trừ Bài 4:Củng cố kĩ năng nhận dạng hình -Gọi HS đọc đề bài. - HS làm vào vở - HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (2-3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Luyện tập chung. Thứ ngày tháng năm 200…… KỂ CHUYỆN: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu - Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện. - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. - Biết nhận xét, lắng nghe bạn kể. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ trong bài SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng.( 5-6 phút) - Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng. - Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ? GVnhận xét cho điểm HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện(27-28 phút) *Sắp xếp lại các tranh theo trật tự - Cho HS quan sát các tranh trong SGK - Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu HS không nêu được thì GV nói). - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện.( 3-1-2 ) * Kể lại từng đoạn truyện Bước 1: Kể trong nhóm - GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Khi một HS kể, các HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý. Bước 2: Kể trước lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. -Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét. - Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng. *Kể lại toàn bộ truyện - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét. - Yêu cầu kể lại chuyện theo vai. - Gọi HS nhận xét. - Cho điểm từng HS. Hoạt động3: Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét cho điểm HS. - Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Chuyện quả bầu. Thứ ngày tháng năm 200…… LUYỆN TẬP ĐỌC: BẢO VỆ NHƯ THẾ LÀ RẤT TỐT I. Mục tiêu - Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.Đọc phân biệt lời của từng nhân vật. - Hiểu ý nghĩa của các từ mới: chiến khu, vọng gác, quan sát, rảo bước đại đội trưởng,… - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất nhân hậu và rất tôn trọng nội quy. Đó là những phẩm chất đáng quí của Người. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố bài “Cây và hoa bên lăng Bác”4-5 phút) - Gọi HS đọc bài “Cây và hoa bên lăng Bác” và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét cho điểm HS. Hoạt động 2: Luyện đọc(9-10 phút) - GV dùng tranh minh họa kết hợp lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài. - Luyện đọc câu: HS nối tiếp nối nhau đọc từng câu - Chú ý cho HS các từ khó đọc sau: Lý Phú Nha, rảo bước, hoảng hốt... - Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Hướng dẫn HS đọc một số câu dài Đang quan sát ,/ bỗng anh thấy từ xa/ một cụ già cao gầy/chân đi dép cao su/ rảo bước về phía mình.// - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (10-11phút) Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Gọi 1 HS đọc đoạn 1-2.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1 - Gọi 1 HS đọc đoạn 3.Lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2-3 - HS theo dõi toàn bài trả lời câu hỏi 4 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm ( 8-9 phút) - Cho 2-3 HS thi đọc toàn bài - GV giúp HS để các em đọc thể hiện đúng goịng của bài. - HS cả lớp theo dõi bình chọn HS đọc hay. - GV tuyên dương HS đọc hay. Hoạt động 5:Củng cố Dặn dò (2-3’) - Qua bài học này em rút ra được bài học gì? - Về nhà luyện đọc lại bài . Thứ ngày tháng năm 200…… CHÍNH TẢ:( NV) CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. Mục tiêu - Nghe đọc viết lại đúng, đẹp đoạn Sau lăng … toả hương ngào ngạt. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố phân biệt r/d/gi( 4-5 phút) - Cho 2 HS lên bảng tự viết các từ chứa tiếng bắt đầu r/d/gi.. - GV cùng HS nhận xét sửa sai Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả ( 17-18 phút) - GV đọc toàn bài chính tả 1 lần.Gọi 2 HS đọc lại bài. - Đoạn chính tả nói về gì? Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loại hoa ỏa khắp miền đất nước được trồng sau lăng Bác. - Các chữ đầu dòng, đầu đoạn được viết ntn? - Ngoài các chữ đầu dòng , đầu đoạn, trong bài chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào? - Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con: Sơn La, Nam Bộ, khỏe khoắn, vươn lên... - GV đọc bài cho HS viết- GV theo dõi uốn cho HS. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi - GV chấm 7-8 bài và nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (11-12 phút) *Phân biệt r/d/gi ; thanh hỏi/ thanh ngã GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng câu - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu. - HS làm vào vở - Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Giúp HS: - On luyện kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số. - On luyện kĩ năng tính nhẩm. - Luyện vẽ hình theo mẫu. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố cộng các số có 2 chữ số ( 5-6 phút) Bài 1:HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách tính kết quả của phép cộng các số có 2 chữ số. Hoạt động2: Củng cố trừ các số có 2 chữ số ( 5-6 phút). Bài 2:HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu 3 HS cùng lên bảng chữa bài , mỗi em làm một câu - Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách tính kết quả của phép trừ các số có 2 chữ số. Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng làm tính nhẩm ( 6-7 phút) Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. -Yêu cầu HS nêu lại cách cộng ,trừ nhẩm các số tròn trăm. Hoạt động 4: Củng cố cộng , trừ các số có 2 chữ số( 67- phút) Bài 4:HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chấm một số bài và nhậm xét. Hoạt động 5: Luyện vẽ hình ( 7-8 phút) Bài 5:Tổ chức cho HS thi vẽ hình. - Hướng dẫn HS nối các điểm nốc trước, sau đó mới vẽ hình theo mẫu. - Tổ nào có nhiều bạn vẽ đúng, nhanh nhất là tổ thắng cuộc. Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò (1-2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tiền Việt Nam. Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP VIẾT: Chữ hoa N (kiểu 2.) I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết chữ. - Viết N kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. - Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. - Góp phần rèn luyện tính cẩn thận II. Chuẩn bị: Chữ mẫu N kiểu 2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa M kiểu 2 ( 4-5 phút) - Cho HS viết bảng con: M , Mắt - Gv và HS cùng nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa ( 8-9 phút) * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Gắn mẫu chữ N kiểu 2 +Chữ N kiểu 2 cao mấy li? Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả: + Gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2. - GV viết bảng lớp.GV hướng dẫn cách viết: +Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2. +Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con: N viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. * Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giới thiệu câu: Người ta là hoa đất. -Quan sát và nhận xét:Nêu độ cao các chữ cái, Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ:Người lưu ý nối nét Ng và ươi. -HS viết bảng con: Người - GV nhận xét và uốn nắn. Hoạt động 3: Viết vở ( 19-20 phút) - GV nêu yêu cầu viết- HS viết bài vào vở ,GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - GV chấm 7-8 bài và nhận xét chung. Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (2-3’) - GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Chuẩn bị: Chữ hoa Q ( kiểu 2). Thứ ngày tháng năm 200…… TẬP LÀM VĂN:ĐÁP LỜI KHEN NGỢI- TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ. I. Mục tiêu - Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi một cách khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn. - Quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời đúng câu hỏi. - Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh Bác Hồ. II. Chuẩn bị Anh Bác Hồ. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động1: Củng cố: Nghe – Trả lời câu hỏi. - Gọi 3 HS kể lại câu chuyện Qua suối. - Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về Bác Hồ. - Nhận xét cho điểm HS. Hoạt động 2: Nói câu đáp lại lời khen ngợi( 8-9 phút) Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1. - Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./ … Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ ntn? - Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. Hoạt động3:Trả lời câu hỏi về anhe Bác Hồ( 9-10 phút) Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ. - Anh Bác được treo ở đâu? - Trông Bác ntn? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…) - Em muốn hứa với Bác điều gì? - Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời. - Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày. - Chọn ra nhóm nói hay nhất. Hoạt dộng4: Viết đoạn văn ngắn( 8-9 phút) Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài vào vở - GV lưu ý cho HS viết gắn kết thành đoạn .... - Gọi HS trình bày (5 HS). - Nhận xét, cho điểm. Hoạt động5: Củng cố – Dặn dò (2-3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc. Thứ ngày tháng năm 200…… TOÁN: TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu Giúp HS nhận biết: - Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. - Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng) - Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó. - Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. II. Chuẩn bị Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. - Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. -Hỏi: Vì sao em biết là tờ giấy bạc 100 đồng? - Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1:Thực hành làm các phép tính cộng với đơn vị đo là đồng - HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn để HS hiểu bài làm mẫu - HS làm vào vở sau đó đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Bài 2:So sánh tổng các số với đơn vị đo là đồng - HS nêu yêu cầu của bài - HS làm vào vở sau đó lên bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung Bài 3:Cộng , trừ các số có đơn vị đo là dồng - HS nêu yêu cầu của bài -2 HS lên bảng bài làm , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung Bài 4: Cộng nhẩm - HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn để HS hiểu bài làm mẫu - HS làm vào vở sau đó đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Hoạt động 3:Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền. Thứ ngày tháng năm 200…… TỰ NHIÊN XÃ HỘI: MẶT TRỜI I. Mục tiêu - Biết được những điều cơ bản về Mặt Trời: Có dạng những dạng khối cầu, ở rất xa Trái Đất, phát ra ánh sáng và sức nóng, chiếu sáng Trái Đất. - HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để tránh là

File đính kèm:

  • docTUAN 31.doc
Giáo án liên quan