TẬP ĐỌC: BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
- HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trong bài tập đọc SGK.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP ĐỌC: BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
- HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trong bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố bài “ Quyển sổ liên lạc” (4-5 phút)
- Gọi 2 HS đọc bài “Quyển sổ liên lạc” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện đọc (29-30 phút)
- GV dùng tranh minh họa kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu
- Gvchú ý giọng đọc cho HS.
+ Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp:
+ Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc:
+ Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn.
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn; : tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,…
- Yêu cầu HS đọc từng câu: HS nối tiếp đọc từng câu
- Luyện đọc theo đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng:
Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gácngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.//
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
Tiết 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (19-20 phút)
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+ 1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2-3
+ 1 HS đọc đoạn 3, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4-5
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(9-10 phút)
- Cho 2-3 nhóm HS ( mỗi nhóm 3 em) tự phân vai ( người dẫn chuyện , vua , Trần Quốc Toản) đọc lại chuyện , cả lớp theo dõi bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt.
- GV tuyên dương nhóm , cá nhân đọc tốt
Hoạt động 5:Củng cố – Dặn dò (4-5’)
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Người thiếu niên anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản có chí lớn , giàu lòng yêu nước ,căm thù giặc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- On luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
- Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố đọc viết các só có ba chữ số ( 12-13 phút)
Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a.
+ Điền số nào vào ô trống thứ nhất?Vì sao?
- Yêu cầu HS điền tiếp vào các ô trống còn lại của phần a, sau đó cho HS đọc tiếp các dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài.
Hoạt động 2: Củng cố các số tròn trăm(5-6 phút)
Bài 3:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Những số ntn thì được gọi là số tròn trăm?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố so sánh các số có ba chữ số (7-8 phút)
Bài 4:Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lên bảng làm và giải thích cách so sánh:
- Chữa bài và cho điểm HS.
Hoạt động 4: Củng cố số liền trước , số liền sau( 6-7 phút)
Bài 5:Đọc yêu cầu của bài và yêu cầu HS làm vào vở
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- Nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Tổng kết tiết học.
- Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt.
- Chuẩn bị: On tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo).
Ngày tháng năm
ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu
Giúp HS hiểu được:
- Tác hại của việc ô nhiễm môi trường
- Các biện pháp bảo vệ môi trường
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi tường
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tác hại của việc ô nhiễm môi trường
- Các nhóm thảo luận theo bàn các câu hỏi sau , sau đó đại diện các nhóm trình bày kết quả lớp nhận xét bổ sung
+ Ô nhiễm môi trường có hại gì đến sức khỏe của con người ?
+ Kể những việc làm gây ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, thức ăn?
- HS trảlời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
GV chốt: Ô nhiễm môi trường có hại cho sưca khỏe con người , nếu con người không biết bảo vệ môi trường sống của mình . Nhhững việc làm gây ô nhiễm môi trường đó là: chất thải các nhà máy , vứt rác bừa bãi, phun thuốc trừ sâu , chất hóa học , khói nhà máy, ló vôi , lò gạch ...
Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ môi trường
- GV yêu cầu HS nêu các biện pháp bảo vệ môi trường
- HS phát biểu tự do
GV chốt ý đúng: Các biện pháp bảo vệ môi trường
+ Không vứt rác thải bừa bãi , đi vệ sinh đúng nơi quy định
+ Sử lí chất thải , nước thải ở các nhà máy
+ Sử dụng hóa chất , thuốc trừ cỏ, trừ sâu hợp lí
+ Trồng cây xanh .....
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- HS liên hệ những việc làm của bản thân tham gia bảo vệ môi trường
GV chốt : Môi trường sung quanh có ích lợi rất lớn đối với con người . Bởi vậy chúng ta cần tham gia các hoạt động cùng mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp .
Thứ ngày tháng năm 200……
CHÍNH TẢ:(NV) BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; iê/i.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt độngdạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt l/n ; it/ich( 4-5 phút)
- Cho HS viết bảng con : lặng ngắt, núi non , chích chòe, quay tít
- GV và HS cùng nhận xét sửa sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả (16-17 phút)
- GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
-Gọi HS đọc lại.
- Đoạn văn nói về ai?Đoạn văn kể về chuyện gì?
- Trần Quốc Toản là người ntn?
- Hướng dẫn cách trình bày: Đoạn văn có mấy câu?
-Tìm những chữ được viết hoa trong bài?Vì sao phải viết hoa?
- Hướng dẫn viết từ khó: âm mưu, Quốc Toản, liều chết....
-Chỉnh sửa lỗi cho HS.
-Viết chính tả: GV đọc cho HS viết - GV theo dõi uốn nắn cho các em
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- Chấm7-8 bài và nhận xét
Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập phân biệt s/x; iê/i( 9-10 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu 2 nhóm thi điền âm, vần nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống. Nhóm nào xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại bài làm.
- Chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả
- Chuẩn bị bài sau: Lượm.
Thứ ngày tháng năm 200……
LUYỆN TẬP ĐỌC: LÁ CỜ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.Đọc diễn cảm với giọng vui sướng, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: bót, ngỡ ngàng, san sát, bập bềnh, Cách mạng tháng Tám…
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng, tự hào của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng Tháng Tám thành công.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trong bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố bài “Lượm” (4-5 phút)
- Gọi 3-4 HS đọc thuộc bài “Lượm” và trả lời câu hỏi : Em thích những câu thơ nào ? Vì sao? .
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện đọc (9-10 phút)
- GV dùng tranh minh họa kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu
- Gv chú ý giọng đọc cho HS.
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: ngỡ ngàng, lũ lượt, bập bềnh,…
- Yêu cầu HS đọc từng câu: HS nối tiếp đọc từng câu
- Luyện đọc theo đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (11-12 phút)
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1 -2
+ 1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3-4
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(8-9 phút)
- Cho 3-4 HS thi đọc lại bài văn
- GV chú ý cho HS cách đọc hay.
- HS theo dõi nhận xét nhóm , cá nhân đọc hay.
-GV tuyên dương nhóm , cá nhân đọc tốt
Hoạt động 5:Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM 1000 (TT)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- On luyện về đọc, viết số, so sánh các số, thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Củng cố đọc viết các số có ba chữ số(5-6 phút)
Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm 1 cột
- GV và HS cùng nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động2:Củng cố phân tích các số có ba chữ số thành tổng các trăm , chục , đơn vị( 6-7 phút)
Bài 2:1 HS nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét
Hoạt động 3: Sắp sếp các số theo thứ tự( 6-7 phút)
Bài 3:Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp, chữa bài và cho điểm HS.
Hoạt động 4:Tìm đặc điểm của một dãy số( 6-7 phút)
Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét
Hoạt động 5: Củng cố về số bé nhất có 1,2,3 chữ số (6-7 phút)
Bài 5: 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Hoạt động 6:Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: On tập về phép cộng và trừ.
Thứ ngày tháng năm 200……
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP.
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam.
- Đặt câu với những từ tìm được.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố: Từ tráinghĩa( 4-5 phút)
- Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp , phẩm chất ( 19-20 phút)
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tránh SGKvà yêu cầu HS suy nghĩ.
- Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì?
- Vì sao con biết?
- Gọi HS nhận xét.
- Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia HS thành 4 nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó ghi các từ tìm được lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc.
Bài 3:Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tìm từ.
- Gọi HS đọc các từ tìmđược, GV ghi bảng.
- Từ cao lớn nói lên điều gì?
- Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất.
Hoạt động3: Rèn kĩ năng đặt câu( 9-10 phút)
Bài 4:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
- GV chấm một số bài và nhận xét .
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập đặt câu.
- Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ TRỪ
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- On luyện phép cộng và trừ có nhớ trong phạm 1000 (tính nhẩm và tính viết)
- On luyện phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm 1000 (tính nhẩm và tính viết).
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc trừ.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố về cộng , trừ nhẩm(5-6 phút).
Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Hoạt động2 : Củng cố về cộng , trừ viết (7-8 phút).
Bài 2:Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- 4 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột . Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
Hoạt động3 : Củng cố về giải toán( 9-10 phút)
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
-HS cùng lên bảng . Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm một số bài và nhận xét
Hoạt động4 : Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng( 6-7 phút)
Bài 5: Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột . Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
-Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng
Hoạt động5:Củng cố – Dặn dò (3’)
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: On tập phép cộng, trừ (TT)
Thứ ngày tháng năm 200……
KỂ CHUYỆN: BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
- Dựa vào nội dung câu chuyện, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự.
- Dựa vào tranh và gợi ý của GV, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi lời kể cho phù hợp với từng nhân vật.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố :Chuyện quả bầu(5-6 phút)
- Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện (27-28 phút)
*Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự nội dung truyện.
- Gọi 1 HS đọc cách sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
- Gọi 1 HS nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
* Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo tranh.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Chú ý trong khi HS kể nếu còn lúng túng. GV có thể gợi ý.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể theo vai.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Gọi 2 HS kể toàn truyện.
- Gọi HS nhận xét.
- Cho điểm HS.
Hoạt động3: Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện về các danh nhân, sự kiện lịch sử.
- Chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi.
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP ĐỌC: LƯỢM
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ.Giọng đọc vui tươi, nhí nhảnh.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng.
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trong bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố bài “Bóp nát quả cam” (4-5 phút)
- Gọi 3-4 HS đọc thuộc bài “Bóp nát quả cam” và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện đọc (9-10 phút)
- GV dùng tranh minh họa kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu
- Gv chú ý giọng đọc cho HS.
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: loắt choắt, thoăn thoắt , huýt,…
- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ: HS nối tiếp đọc từng dòng thơ
- Luyện đọc theo từng khổ thơ: HS tiếp nối nhau đọc từngkhổ thơ.
- Chú ý hướng dẫn đọc ngắt nhịp thơ và nhấn giọng.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (11-12 phút)
Cho HS đọc từng khổ thơ, cả bài , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Cho HS kết hợp nêu các từ ngữ được giải nghĩa ở phần chú giải .
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ(8-9 phút)
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn , cả bài.
- HS thi học thuộc lòng .
-GV tuyên dương những em thuộc bài
Hoạt động 5:Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ.
Thứ ngày tháng năm 200…
CHÍNH TẢ:(NV) LƯỢM
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng, đẹp hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt s/x(4-5 phút)
- Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc: lao xao , làm sao, xòe cành, đi sau..
- Nhận xét HS viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả (17-18 phút)
- GV đọc đoạn thơ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
+Đoạn thơ nói về ai?
+Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
- Hướng dẫn cách trình bày:+Đoạn thơ có mấy khổ thơ?Giữa các khổ thơ viết ntn?
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
- Hướng dẫn viết từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Viết chính tả: GV đọc cho HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn cho HS
- GV đọc cho HS soát lỗi
- Chấm 7-8 bài và nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập (12-13 phút)
Bài 1-2: phân biệt s/x; i/ iê
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- HS lên bảng chữa bài
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
- GV kết luận về lời giải đúng.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập 3.
- Chuẩn bị: Người làm đồ chơi.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ TRỪ (TT)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- On luyện phép cộng và trừ có nhớ trong phạm 1000 (tính nhẩm và tính viết)
- On luyện phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm 1000 (tính nhẩm và tính viết).
- On tập về bài toán tìm số hạng, tìm số bị trừ.
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc trừ.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố cộng , trừ nhẩm(5-6 phút)
Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm .
- GV và HS cùng nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 2: Củng cố cộng , trừ viết(6-7 phút)
Bài 2:Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Hoạt động 3: Củng cố tìm thành phần chưa biết của cộng , trừ ( 7-8 phút)
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 3 HS cùng lên bảng làm bài.Mỗi em làm 1 bài .
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
- Chữa bài và cho điểm HS.
Hoạt động 4: Củng cố về giải toán (6-7 phút)
Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng chữa bài , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 5: Củng cố về lập tháp số (6-7 phút)
Bài 5:Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình.
- GV và HS cùng nhận xét bổ sung.
Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: On tập về phép nhân và chia.
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP VIẾT: Chữ hoa V kiểu 2.
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết chữ.
- Viết V kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
II. Chuẩn bị:
Chữ mẫu V kiểu 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Củng cố cách viết chữ Q kiểu 2
Yêu cầu viết bảng con : Chữ Q hoa kiểu 2 ; Quân
GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gắn mẫu chữ V kiểu 2
+Chữ V kiểu 2 cao mấy li? Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ V kiểu 2 và miêu tả:
+ Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản –1 nét móc hai đầu (trái – phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
- GV viết bảng lớp.GV hướng dẫn cách viết:
+ Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2).
+ Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở ĐK6.
+ Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ, dừng bút ở đường kẽ 6.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con : V GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu: Việt Nam thân yêu.
- Quan sát và nhận xét:
+ Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
+ Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Việt lưu ý nối nét V và iệt.
- HS viết bảng con : Việt
- GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 4: Viết vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm 7-8 bài và nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động5:Củng cố – Dặn dò (3’)
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
-Chuẩn bị: Ôn cách viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V (kiểu 2).
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP LÀM VĂN:ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. Mục tiêu
- Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
- Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài của bạn.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Củng cố : Đáp lời từ chối (4-5phút)
- Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
- Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
- Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
Hoạt động 2: Đáp lời an ủi (17-18 phút)
Bài 1 :Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranhminh họa SGK và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
- Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
-Khen những HS nói tốt.
Bài 2:Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
- Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
- Hãy tưởng tượng em là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, em sẽ đáp lại lời cô thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
- Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
- Nhận xét các em nói tốt.
Hoạt động 3: Viết một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt ( 12-13 phút)
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hằng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút … Bây giờ các em hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn.
- Gọi HS trình bày, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
- Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
- Nhận biết một phần ba số lượng thông qua hình minh hoạ.
- Giải bài toán bằng một phép tính nhân.
- Tìm số bị chia, thừa số.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Cho HS sửa bài 4, 5 của tiết trước.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố các bảng nhân , chia.
Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính.
- Nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 3: Củng cố thứ tự thực hiện phép tính
Bài 2:Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- 3 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Hoạt động 4: Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép nhân , phép chia
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một bài . Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Hoạt động 5: Củng cố về giải toán
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở
- HS lên bảng. Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
Hoạt động 5: Củng cố về 1/4
Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một hình , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: On tập về phép nhân và phép chia (TT).
Thứ ngày tháng năm 200……
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
- HS có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh: phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng.
II. Chuẩn bị
Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khái quát hình dạng , đặc điểm của mặt trăng
-Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bức ảnh chụp về cảnh gì?
+ Em thấy Mặt Trăng hình gì?
+ Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
+ Anh sáng c
File đính kèm:
- TUAN 33.doc