Bài soạn lớp 3 tuần 23

Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết: 23

Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)

I . MỤC TIÊU

- Biết được việc cần làm khi gặp đám tang.

- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

- Giáo dục HS biết thông cảm sự mất mát người thân của người khác.

II . CHUẨN BỊ

- Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1.

- Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.

- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn lớp 3 tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 ( Từ ngày 14/2/2011 đến 18/2/2011) THỨ NGÀY MÔN TIẾT PPCT BÀI Hai (ngày 14/2/2011) Đạo đức 23 Tôn trọng đám tang (T1) Toán 111 Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (TT) TN - XH 45 Lá cây Ba (ngày 15/2/2011) Tập đọc 45 Nhà ảo thuật Kể chuyện 23 Nhà ảo thuật Toán 112 Luyện tập Thủ công 23 Đan nong đôi Tư (ngày 16/2/2011) Tâp đọc 46 Chương trình xiếc đặc sắc Chính tả 45 Nghe – viết: Nghe nhạc Toán 113 Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số Thể dục 45 Nhảy dây . Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” Năm (ngày 17/2/2011) LT & Câu 23 Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? Toán 114 Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (TT) Tập viết 23 Ôn chữ hoa Q TN – XH 46 Khả năng kỳ diệu của lá cây Sáu (ngày 18/2/2011) Chính tả 46 Nghe – viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam Tập làm văn 23 Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật Toán 115 Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (TT) Thể dục 46 Nhảy dây . Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” Sinh hoạt 23 Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết: 23 Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1) I . MỤC TIÊU Biết được việc cần làm khi gặp đám tang. Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. Giáo dục HS biết thông cảm sự mất mát người thân của người khác. II . CHUẨN BỊ Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2. Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Kiểm tra C . Bài mới : Giới thiệu – Ghi tựa. Hoạt đông 1 : Kể chuyện đám tang. Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. Cách tiến hành : 1 .GV kể chuyện “Đám tang”. 2 .Đàm thoại: + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang? + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích? + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ? + Vì sao phải tông trọng đám tang ? * Kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Hoạt động 2 . Đánh giá hành vi. Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. Cách tiến hành : GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập. -Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang GV kết luận : Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tông trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c,đ, e là những việc không nên làm Hoạt động 3 : Tự liên hệ Mục tiêu :HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang . Cách tiến hành : GV nêu yêu cầu tự liên hệ HS liên hệ trong nhóm nhỏ. HS trao đổi với các bạn trong lớp. GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. Kết luận chung : Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. Hướng dẫn thực hành : Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. HS nhắc tựa. … Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dưng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang. …Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ. … À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ?” …. …Tôn trọng đám tang là cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất. HS làm việc cá nhân o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ. o b. Nhường đường. o c. Cười đùa. o d. Ngả mũ, nón. o đ. Bóp còi xe xin đường. o e. Luồn lách vượt lên trước. 3 . HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp : HS nêu . Môn: TOÁN Tiết: 111 Bài: NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I . MỤC TIÊU : Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). Vận dụng trong giải toán có lời văn. Giáo dục HS tính chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Bài cũ : - GV nhận xét – Ghi điểm C . Bài mới: -Giới thiệu bài “ Nhân số … “ - Ghi tựa. * Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 = ? - GV hướng dẫn đặt tính 1427 * 3 nhân với 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2 x 3 * 3 nhân với 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết8 4281 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. Vậy : 1427 x 3 = 4281 Bài 1 : Tính - GV nhận xét sửa sai Bài 2 : Đặt tính rồi tính + Bài 1 bài 2 củng cố cho ta gì ? Bài 3 : + Bài cho ta biết gì ? + Bài hỏi gì ? Tóm tắt 1 xe – 1425 kg gạo 3 xe - ? kg gạo GV: Muốn tính được số kg gạo 3 xe ta làm phép tính gì . Bài 4 : + Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ? D . Củng cố - Dặn dò: - Chốt lại bài học và giáo dục. -Về nhà ôn bài và làm lại các bài tập - GV nhận xét tiết học. - 1HS làm bài 3. - 2 HS làm bài tập 2 - 1 tổ nộp vở - 3 HS nhắc tựa - HS đặt tính rồi tính kết quả ra giấy nháp. - 1 HS nêu miệng kết quả - 2 HS nêu yêu cầu bài toán - 4 HS lên bảng – Cả lớp bảng con. 2318 1092 1317 1409 x 2 x 3 x 4 x 5 - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS 2 dãy làm bảng con A; 1107 x 6 ; 2319 x 4 B; 1106 x 7 ; 1218 x 5 - HS nhận xét bài làm của bạn … bài 1 và bài 2 củng cố cho ta kiến thức về nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số có nhớ 2 lần không liên tiêp. - 2 HS đọc bài toán … Mỗi xe chở 1425 kg gạo. … 3 xe chở bao nhieu kg gạo ? - 1 HS nhìn vào tóm tắt trên bảng đọc lại bài toán . … tính nhân. Giải Số kg gạo 3 xe chở là : 1425 x 3 = 4275(kg) Đáp số : 4275kg gạo - 2 HS đọc đề toán … lấy số đo một cạnh nhân với 4. - HS làm bài vào vở. Giải Chu vi hình vuông đó là : 1508 x 4 = 6032 (m) Đáp số : 6032m Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết: 45 Bài: LÁ CÂY I . MỤC TIÊU : Biết được cấu tạo ngoài của lá cây. Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây. HS khá, giỏi biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh nắng mặt trời còn quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm. II . CHUẨN BỊ : Các hình trong sách giáo khoa trang 86, 87 Phiếu bài tập và một số lá cây. III . LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Bài cũ: Rễ cây - GV nhận xét C . Bài mới : Giới thiệu bài : - Ghi tựa. * Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm Mục tiêu : Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo cặp GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát lá cây và trả lời các câu hỏi sau: + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được. + Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá ccủa một số lá cây sưu tầm được. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe bổ sung. Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá. * Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật. - Mục tiêu : Phân loại các lá cây sưu tầm được. - Cách tiến hành : GV yêu cầu các nhóm quan sát và sắp xếp các lá cây theo từng nhóm có kích thước hình dạng tương tự nhau. Các nhóm khác nhận xét chọn nhóm trình bày đẹp có nhiều lá cây. D . Củng cố - Dặn dò: GV liện hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngợi những HS học chăm, học giỏi biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm . -Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài để tiết sau. -GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : “Khả năng kì diệu của lá cây” 1 HS lên nêu cây gồm có những loại rễ nào ? Một HS nêu ích lợi của một số rễ cây? - 3HS nhắc lại tựa bài. - 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình trang 86, 87 và trả lời theo gợi ý : - HS các nhóm thảo luận - một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo lá của một cây. - Đại diện 4 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình . - HS các khác nhận xét hoàn thiện phần trình bày của nhóm Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết: 45 - 23 Bài: NHÀ ẢO THUẬT I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A . Tập đọc Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Hiểu ND: Khen ngợi 2 chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (trả lời được các CH trong sách giáo khoa). Giáo dục HS biết giúp đỡ người khác. B . Kể chuyện Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác. II . CHUẨN BỊ Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to) Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Kiểm tra - GV nhận xét – Ghi điểm C. Bài mới GT chủ điểm mới và bài đọc Trong tuần 23, 24 các em sẽ được học các bài gắn liền với chủ điểm “Nghệ thuật” qua đó các em sẽ có những hiểu biết về những người làm cọng tác nghệ thuật (nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên xiếc…) những hoạt động nghệ thuật ; các bộ môn nghệ thuật … truyện đọc đầu tuần sẽ cho các em làm quen với một nhà ảo thuật tài ba. * Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. - Luyện đọc + GV đọc diễn cảm toàn bài : Tóm tắt nội dung : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là những người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. - Hướng dẫn HS quan sát tranh . + Hỏi bức tranh vẽ gì ? * Hướng dẫn HS luyện kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng câu - GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. (quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,…) b) Đọc từng đoạn - GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc. - Từng nhóm thi đọc đoạn . - GV nhận xét cách đọc của HS + Em đặt câu với từ tình cờ . + Em đặt câu với từ chứng kiến . - Luyện đọc theo nhóm (GV đi đến từng nhóm động viên… tích cực đọc) - GV chuyển ý hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài. + Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? + Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ Nhà ảo thuật như thế nào ? + Vì sao chú Lí lại tìm đến nhà Xô-phi và Mác ? + Những chuyện gì sảy ra khi mọi người uống trà ? + Theo em chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa ? GV nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đến hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp. c) Luyện đọc lại - Hướng dẫn đọc thi đọc 3 đoạn truyện - GV hướng dẫn các em đọc đúng một số câu. * Kể chuyện - GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ ca chuyện Nhà ảo thuật, kể kại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). * Hướng dẫn kể chuyện - GV nhắc : khi nhập vai mình là Xô-phi (hay Mác) em phải tưởng tượng mình chính là bạn đó ; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó(không thể lúc là Xô-phi, lúc lại là Mác) ; dùng từ xưng hô : tôi hoặc em. - GV nhận xét . - GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất D . Củng cố – Dặn dò + các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào ? - Chốt lại bài học và giáo dục. - Về tập kể lại cho người thân nghe . - GV nhận xét tiết học - 2HS đọc bài “ Cái cầu” và trả lời CH gắn với ND. … HS trả lời về tranh - HS đọc từng câu trong bài (hai lượt) - 2HS đọc lại đoạn được hướng dẫn trước lớp. - 4 HS thi đọc 4 đoạn trước lớp - HS nhận xét - Một số HS lần lượt đọc các từ chú giải cuối bài. … Hôm qua, em tình cờ gặp lại người bạn cũ hồi còn học lớp 1. … Chúng em đã được chứng kiến cảnh nguyệt thực. - Từng cặp HS luyện đọc - các nhóm lần lượt đọc đồng thanh bài văn - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 1: … vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. - 1HS thi đọc -Cả lớp đọc thầm đoạn 2 … tình cờ gặp chú Lí ở nhà ga, hai chị em đã giúp chú mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. - 1HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4 … Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. … đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác : một cái bánh bỗng biến thành hai ; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ram ; một chú thỏ trắng hồng bỗng nằm trên chân Mác. … chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà. - 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn truyện - HS quan sát tranh, nhân ra nội dung truyện trong từng tranh. - Một HS giỏi nhập vai Xô-phi kể mẫu 1 đoạn của truyện theo tranh. -4HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác. - Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. … Yêu thương cha mẹ./ Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp mọi người. Môn: TOÁN Tiết: 112 Bài: LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU : Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần không liền nhau). Biết tìm số bị chia, giải bài toán có 2 phép tính. Giáo dục HS tính chính xác. II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ để dạy bài mới. II . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Bài cũ :Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(tt) -GV kiểm tra 1 số vở của HS. - GV nhận xét – Ghi điểm C . Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa. * Thực hành Bài 1 :HS tự đặt tínhvà tính kết quả. Bài 3 : Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? Bài 4 (cột a) :Bài toán yêu cầu tìm gì? D . Củng cố - Dặn dò: - GV chốt lại bài học và giáo dục. - BT VN 4b 4HS làm bài 2,3,4. 1 tổ nộp vở - 3 HS nhắc tựa - Cả lớp làm vào bảng con, - Bốn HS lên làm bảng lớp. 1719 x 2 x 4 6876 2308 1206 x 3 x 5 6924 6030 - 2 HS thực hiện phép tính. a) x : 3 = 1527 b) x : 4 = 1823 x = 1527 x 3 x = 1823 x 4 x = 4581 x = 7292 … Tìm số bị chia Tìm số ô vuông ở mỗi hình Môn: THỦ CÔNG Tiết: 23 BÀI : ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 1) I . MỤC TIÊU : Biết cách đan nong đôi. Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. Với HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi đẻ tạo thành hình đơn giản. Giáo dục HS biết vận dụng đan nong đôi vào cuộc sống. II . CHUẨN BỊ Mẫu Đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát. Tranh quy trình bằng giấy Đan nong đôi. Tấm đan nong mốt để so sánh. Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo bút màu, hồ dán. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét . -GV giới thiệu tấm Đan nong mốt (H1) - Đan nong đôi được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, rổ, rá, thúng… -Để Đan nong đôi người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa… Bài học hôm nay chúng ta làm quen với cách đan nong đôi bằng giấy, bìa với cách đan đơn giản nhất * Hoạt động 2 hướng dẫn mẫu : Bước 1 : Kẻ cắt các nan đan - HS kẻ dọc và ngang có các nan có chiều rộng 1ô Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8 (H2)để làm các nan dọc Cắt 7 nan ngang và 4 nan dọc để làm nẹp xung quanh tấm đan (H3) Bước 2 : Đan nong đôi. - Cách đan nhấc 2 nan,đè 2 nan và lệch nhau . + Đan nan ngang thứ nhất : đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc . + Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 và luồn nan ngang thứ 2 vào. Dồn nan ngang thứ 2 ch khít với nan ngang thứ nhất . + Đan nan ngang thứ 3 ngược với nan 1 ta nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 và luồn nan ngang thứ 3 vào, dồn nan ngang thứ 3 vào khít với nan ngang thứ 2 + Đan nan ngang thứ 4 ngược với nan 2. Ta nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư vào khít với nan ngang thứ ba -Đan nan ngang 5, 6, 7 giống như nan 1, 2, 3. - Cứ như thế cho hết nan ngang thứ 7 Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan . -Dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột - Yêu cầu HS nêu lại quy trình Đan nong đôi. - GV cho HS thực hành - GV khen những em có cố gắng 4 . Củng cố : - GV Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Dặn HS giờ sau mang giấy thủ côn, giấy bìa để hoc bài “Đan nong đôi (T2)”. - HS quan sát HS chú ý theo dõi HS thực hành Lớp theo dõi Lớp thực hành . - 1 HS HS thực hiện thao tác Đan nong đôi Thứ tư ngày 16 tháng 02 năm 2011 Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 46 Bài: CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Đọc đúng , rành mạch, biết nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, tỷ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài. Hiểu ND: Tờ quảng cáo; bước đầu biết 1 số đặc điểm về ND, hình thức trình bày và mục đích của tờ quảng cáo (trả lời được các CH trong SGK). Giáo dục biết vận dụng vào cuộc sống. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to) III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét – Ghi điểm C .Bài mới : 1.Giới thiệu bài”Chương trình xiếc đặc sắc”. 2 .Luyện đọc : a.GV đọc bài : giọng kể nhẹ nhàng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng dấu câu. GV treo tranh Đọc từng câu GV (chú giải cuối bài) Viết bảng những con số luyện đọc. 1-6 50% 5180360 b . Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : - Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghìa từ : GV chốt kết luận bài văn có thể chia thành 4 đoạn . + GV nhắc nhở HS đọc to, rõ ràng, rành mạch, vui, ngắt hơi dài sau mỗi nội dung thông tin (tiết mục xiếc, tiện nghi của rạp và mức giảm giá vé, giờ mở màn, cách liên hệ-lời mời). Đoạn 1:tên chương trình và tên rạp xiếc Đoạn 2 : tiết mục mới Đoạn 3 :tiện nghi và mức giảm giá vé. Đoạn 4 : thời gian biểu diễn, cách liên hệ và lời mời + Giúp các em hiểu một số từ ngữ chưa hiểu :19 giờ là 7 giờ tối -Đọc từng đoạn trong nhóm . GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng . * Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Rạp xiếc in tờ quảng cáo nầy để làm gì? + Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao? + Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?(về lời văn, trang trí) +Em thường thấy quảng cáo ở những đâu? GV có thể giáo dục HS những quảng cáo dán ở trên cột điện hay trên tường nhà là những chỗ không đúng, làm xấu đường phố GV giới thiệu một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp. HS có thể giới thiệu quảng cáo mà em sưu tầm được. * Luyện đọc lại : GV đọc diễn cảm đoạn văn : Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu// Xiếc thú vui nhộn,/dí dỏm.// Aûo thuật biến hoá bất ngờ/thú vị// Xiếc nhào lộn khéo léo,/dẻo dai.// Giọng đọc vui nhộn, rõ từng từ ngữ, từng câu, ngắt giọng ngắn, rành rẽ. D. Củng cố - Dặn dò : Chốt lại bài học và giáo dục. - GV nhận xét tiết học . - 3 HS đọc bài “Nhà ảo thuật” và trả lời các câu hỏi. Lớp lắng nghe Lớp quan sát tranh,nhận xét về đặc điểm, hình thức của tờ quảng cáo(vui nhộn, hấp dẫn, gây tò mò cho người đọc). - 2 HS đọc mồng một tháng sáu - năm mươi phần trăm - năm một tám không ba sáu không. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu (2 lượt) - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài - 3 HS đọc chú giải cuối bài - HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm . - 2 HS thi đọc cả bài -1 HS đọc cả bài. Cả lớp thầm - 1 HS đọc thành tiếng cả bài . … phần quảng cáo những tiết mục mới vì để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc … thích phần này cho biết chương trình biểu diễn rất đặc sắc, có cả xiếc thú và ảo thuật là những tiết mục mà em rất thích. -thích lời mời lịch sự của rạp xiếc. Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất :tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé. Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn. … Ở nhiều nơi trên đường phố, trên sân vận động, trên ti vi,trên các tạp chí, sách báo,… - 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm. 2 HS đọc thi đoạn văn 2 HS đọc cả bài - Lớp theo dõi nhận xét – bình chon cá nhân đọc hay nhất. Môn: CHÍNH TẢ (nghe – viết) Tiết: 45 Bài: NGHE NHẠC I . MỤC TIÊU : Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. Làm đúng BT 2b. Giáo dục HS tính cẩn thận, thẩm mỹ. II . CHUẨN BỊ : -Bảng lớp viết (2 lần ) nội dung bài tập 2a -Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a hoặc 3b III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định : B . Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét chung sau kiểm tra. C . Bài mới : Giới thiệu bài : - GV ghi tựa bài . * Hướng dẫn HS viết chính tả : - Đọc mẫu Lần 1 - Hướng dẫn HS nắm nội dung vá cách thức trình bày chính tả : + Bài thơ kể chuyện gì? + Trong bài những chữ nào được viết hoa? - GV đọc. Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút cho HS và cách trình bày bài đúng, đẹp. - Chấm chữa bài + Cho HS đổi vở, dùng bút chì dò lỗi chính tả. GV treo bảng phụ, đọc chậm cho HS theo dõi và dò lỗi). - Cho HS báo lỗi. NX – tuyên dương. - Thu một số vở – chấm, ghi điểm. Luyện tập : Bài 2: GV: treo bảng phụ .. GV chốt lời giải đúng : b) ông bụt-bục gỗ-chim cút-hoa cúc. D .Củng cố : - GV nhận xét – tuyên dương. - Về nhà xem sửa lại những lỗi chính tả, làm các bài tập luyện tập vào vở. Xem trước bài “Nghe viết người sáng tác Quốc ca Việt Nam”. * Nhận xét tiết học . - 2 HS viết bảng cả lớp làm giấy nháp các từ : tập dượt, dược sĩ, ướt áo, mong ước- Vài HS nhắc lại. HS nhắc tựa HS theo dõi. - 2 HS đọc lạibài – Cả lớp theo dõi SGK … Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc, tiếng nhạc cũng làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im. … Các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người - Cả lớp đọc thầm bài, tìm những chữ dễ viết sai, viết vào giấy nháp để viết đúng chính tả. - 2 HS đọc lại . Cả lớp theo dõi SGK - HS viết bảng con các từ khó: - HS viết bài - HS đổi vở, dùng bút chì dò lỗi chính tả HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân vào giấy nháp - 2 HS lên làm bảng lớp - Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm) Môn: TOÁN Tiết: 113 Bài: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I . MỤC TIÊU : Biết chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. Giáo dục HS tính chính xác. II . CHUẨN BỊ Kẻ sẵn trên bảng lớp . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A . Ổn định B . Kiểm tra bài cũ : Luyện tập -GV nhận xét – Ghi điểm C. Bài mới : -Giới thiệu bài ghi tựa . Hướng dẫn thực hiện phép chia 6369 : 3 Đây là trường hợp chia hết. GV hd HS đặt tính và tính. Thực hiện lần lượt từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ HS nêu GV ghi SGK. HD thực hiện phép chia 1276 : 4 Chia tương tự như trên lần 1 lấy 13 : 4 dược 3. * Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : HS đọc đề bài. HS tự đặt tính chia và chia. HS làm bảng con. GV nhận xét sửa sai. Bài 1 củng cố cho ta điều gì? - GV cho HS quan nhận xét. Bài 2 : yêu cầu HS đọc đề. Tóm tắt: 4 thùng - 1648 gói bánh 1 thùng - ? Góibánh Bài 3 : D . Củng cố – Dặn dò -Các em vừa học xong tiết toán bài gì ? -Chốt lại bài học và giáo dục. -Về nhà ôn lại bài và làm bài tập vào vở - 4 HS làm bài tập 2 , 3, 4. - Lớp theo dõi nhận xét . - 3HS nhắc tựa bài HS đọc ví dụ. Nêu cách đặt tính và tính. HS đọc lại cách tính như SGK. HS đọc ví dụ 2 và thực hiện tương tự 4 HS lên bảng – Cả lớp làm bảng con 2896 4 09 724 16 0 - HS nhận xét bài của bạn . Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - 2 HS đọc bài toán Giải Số gói bánh trong mỗi thùng là: 1648 : 4= 412 (gói) Đáp số : 412 gói HS đọc đề, cả lớp đọc thầm Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. a. X x 2 = 1846 b. 3 x X = 1578 X = 1846 : 2 X = 1578 : 3 X = 923 X = 236 Thể dục TRÒ CHƠI “ CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC” I, MỤC TIÊU: -

File đính kèm:

  • docGA TUAN 23.doc